So sánh với một số nguồn luật khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ điều kiện giao dịch chung trong hoạt động kinh doanh quốc tế và khả năng áp dụng tại việt nam (Trang 55 - 58)

Các quy định điều chỉnh điều kiện giao dịch chung đã đƣợc đề cập đến ở Chƣơng I, PICC đƣợc xem nhƣ văn bản đề cập đến điều kiện giao dịch chung hoàn thiện nhất. Do vậy, phần này xem xét những điểm tƣơng thích và chƣa tƣơng thích giữa quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể là Bộ luật Dân sự Việt Nam, với quy định của quốc tế, cụ thể là PICC.

(1). Về khái niệm Điều kiện giao dịch chung

Qua quan sát thực tiễn, do điều kiện giao dịch chung là một bộ phận của hợp đồng nên chịu những điều chỉnh của pháp luật về hợp đồng.

Điều 407 Bộ luật dân sự Việt Nam quy định về Hợp đồng gồm những điều khoản do một bên đƣa ra theo mẫu để bên kia trả lời trong thời gian hợp lý. Theo cách quy định này, hợp đồng mẫu bao gồm cả điều kiện giao dịch chung hay chính xác hơn điều kiện giao dịch chung là một bộ phận không tách rời của hợp đồng mẫu.

Điều 2.19 PICC đƣa ra khái niệm về Hợp đồng soạn sẵn là những hợp đồng có những điều khoản đƣợc chuẩn bị từ trƣớc cho việc sử dụng lại nhiều lần và nhìn chung đƣợc tiến hành không qua đàm phán với phía bên kia. Theo cách quy định này, điều kiện giao dịch chung đƣợc coi là một bộ phận độc lập tách rời với hợp đồng mẫu. Lúc này, hợp đồng gồm hai bộ phận chính: nhóm những điều khoản soạn sẵn và nhóm những điều khoản thoả thuận riêng theo từng thƣơng vụ. Điều kiện giao dịch chung trong trƣờng hợp này chính là nhóm các điều khoản soạn sẵn mang tính bắt buộc về nội dung cho bên đƣợc đề nghị chấp nhận. Cũng với cách quy định này, hợp đồng mẫu có hai dạng: một là, hợp đồng do các tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp soạn thảo gồm những điều khoản đƣợc soạn sẵn dùng để các bên tham khảo trong quá trình thƣơng thảo; hai là, giống với cách hiểu của pháp luật Việt Nam, hợp đồng mẫu là hợp đồng gồm những điều khoản theo mẫu do một bên của hợp đồng đƣa ra đề nghị bên kia của hợp đồng chấp nhận và sẽ không có sự thay đổi toàn bộ

nội dung nếu đã chấp nhận. Có thể nói với cách quy định của PICC sẽ có nhiều không gian hơn dành cho việc áp dụng GTC đối với các doanh nghiệp mà vẫn có thể dẫn chiếu tới những quy định của PICC.

Công ƣớc Viên 1980 về mua bán hàng hoá quốc tế đƣợc xem là Công ƣớc quan trọng trong mua bán quốc tế hàng hóa. Công ƣớc Viên có ảnh hƣởng lớn tới quy định pháp luật hợp đồng của nhiều quốc gia. Tuy vậy, Công ƣớc Viên 1980 vẫn chƣa có điều khoản quy định về điều kiện giao dịch chung. Điều này sẽ ảnh hƣởng rất nhiều tới hoạt động ngoại thƣơng nếu các bên của hợp đồng thuộc các nƣớc thành viên của Công ƣớc Viên 1980 nhƣng lại có quy định khác nhau về điều kiện giao dịch chung.

Tuy có sự không tƣơng thích giữa quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế, nhƣng trong phạm vi luận văn này, các quy định trích dẫn từ pháp luật Việt Nam và quốc tế là những quy định dành cho những khái niệm tƣơng tự hoặc bao trùm điều kiện giao dịch chung, ví dụ nhƣ quy định về hợp đồng mẫu trong pháp luật Việt Nam.

(2). Về những nội dung không rõ ràng trong điều kiện giao dịch chung

Đối với quy định về những điều khoản không rõ ràng trong điều kiện giao dịch chung, Khoản 2 Điều 407 Bộ luật dân sự nêu: „Trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản không rõ ràng thì bên đưa ra hợp đồng theo mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó‟.

Khoản 1 Điều 2.20 PICC cũng nêu: „Một điều khoản bất ngờ trong hợp đồng soạn sẵn, không được phía bên kia lường trước trong giới hạn hiểu biết của mình, sẽ không có hiệu lực, trừ khi chúng đã được phía bên kia chấp nhận một cách rõ ràng‟.

Cả cách quy định của pháp luật Việt Nam và quy tắc quốc tế đều cùng chung một quan điểm: nếu xuất hiện những điều khoản gây bất lợi hoặc gây bất ngờ về nội dung cho bên chấp nhận thì điều khoản đó sẽ vô hiệu hoặc sẽ

đƣợc giải thích theo hƣớng bất lợi cho bên soạn thảo. Với cách quy định này đòi hỏi ngƣời soạn thảo hợp đồng không chỉ đƣợc nghĩ tới lợi ích của mình mà soạn thảo những điều khoản có nội dung vô lý, hoặc hình thức trình bày cẩu thả cố tình làm cho phía đối tác rơi vào thế bất cẩn.

Cùng một mục đích trong hai quy định trên, nhƣng cách quy định của PICC chặt chẽ hơn khi đƣa thêm vào câu „trừ khi chúng đã đƣợc phía bên kia chấp nhận một cách rõ ràng‟. Điều này sẽ hạn chế những tranh chấp kéo dài nếu một bên đã chấp nhận những điều khoản bất thƣờng đó. Cách quy định của pháp luật Việt Nam có thể tạo cơ hội xảy ra những tranh chấp kéo dài vì kể cả khi phía bất lợi đang chấp nhận những điều khoản đó một cách rõ ràng vẫn có thể thay đổi quyết định của mình và khởi kiện phía bên kia.

(3). Về quy định khi xuất hiện mâu thuẫn về quyền lợi giữa các bên

Khi xuất hiện những mẫu thuẫn do điều khoản làm tăng giảm trách nhiệm giữa các bên, khoản 3 Điều 407 Bộ luật Dân sự quy định "Trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản miễn trách nhiệm của bên đưa ra hợp đồng theo mẫu, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thoả

thuận khác". PICC không quy định dành riêng cho các điều khoản làm tăng

giảm trách nhiệm nhƣ pháp luật Việt Nam, nhƣng với trƣờng hợp này có thể vận dụng khoản 1 Điều 2.22 về điều khoản bất thƣờng trong điều kiện giao dịch chung.

Các quy định trên nhằm mục đích hạn chế việc lợi dụng những điều khoản soạn sẵn (dù bên đƣợc đề nghị đã chấp nhận toàn bộ nội dung) để gây bất lợi về kinh tế, bất lợi về mặt pháp lý nếu xảy ra tranh chấp của bên soạn thảo hợp đồng. Tách riêng quy định này thành một điều khoản độc lập với khoản 2 Điều 407 là một bƣớc tiến của pháp luật Việt Nam so với PICC.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ điều kiện giao dịch chung trong hoạt động kinh doanh quốc tế và khả năng áp dụng tại việt nam (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)