Điều khoản giá cả và thanh toán

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ điều kiện giao dịch chung trong hoạt động kinh doanh quốc tế và khả năng áp dụng tại việt nam (Trang 30 - 33)

Đồng tiền của hợp đồng

Thông thƣờng sự lựa chọn đồng tiền thuộc quyền của bên soạn thảo hợp đồng. Chính vì thế bên soạn thảo hợp đồng thƣờng muốn tranh thủ điều

kiện có lợi cho mình. Nếu đó là ngƣời bán thì đồng tiền sử dụng sẽ là đồng tiền ổn định hoặc đang lên giá. Còn nếu là ngƣời mua thì ngƣợc lại muốn chuyển đổi nhanh chóng giá trị hợp đồng thành tài sản do đó họ muốn sử dụng đồng tiền mất giá, không ổn định.

Điều khoản bảo đảm hối đoái (Exchange Provide clause) đôi khi đƣợc các doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng trong hợp đồng để bảo vệ lợi ích của họ. Hiện nay, theo những tài liệu thu thập đƣợc thì chƣa có doanh nghiệp nào lựa chọn điều khoản này đƣa vào Điều kiện giao dịch chung. Điều này có thể đƣợc giải thích là do sự biến động của tỷ giá hối đoái ngày nay rất nhanh chóng mà Điều kiện giao dịch chung lại đƣợc sử dụng trong một thời gian dài nên không phải lúc nào cũng đem lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Giá cả của hợp đồng

Điều khoản về giá cả trong bản điều kiện giao dịch chung không phải để ghi mức giá cố định của hợp đồng mà là điều khoản quy định về đặc điểm của giá, những yếu tố tác động tới giá chính thức của hợp đồng.

Bên soạn thảo hợp đồng có rất nhiều lợi thế trong việc quy định những nguyên tắc làm thay đổi mức giá đặc biệt là trong một số ngành hàng đặc trƣng. Ví dụ nhƣ một số mặt hàng (nhƣ quặng, kim loại, lƣơng thực, thực phẩm…) giá cả đƣợc xác định theo hàm lƣợng của chất hữu ích trong hàng hoá mua bán. Nếu hàm lƣợng chất đó càng giàu thì giá cả càng cao, ngƣợc lại chất hữu ích giảm thì giá cả giảm. Trong không ít hợp đồng, giá cả lại đƣợc xác định ngay khi ký kết, nhƣng kèm theo giá đó có điều khoản về mức tăng giá khi hàng đƣợc giao có hàm lƣợng chất hữu ích cao hơn quy định của hợp đồng. Mức tăng giá đó gọi là tăng giá về chất lƣợng hàng (bonification). Ngƣợc lại, khi hàm lƣợng chất hữu ích trong hàng đƣợc giao thấp hơn so với quy định mức giảm giá tƣơng ứng gọi là giảm giá về chất lƣợng hàng (refaction). Trong một số hợp đồng mẫu về quặng, ngƣời mua còn đề ra những quy định bất lợi cho ngƣời bán nhƣ: Nếu hàm lượng chất hữu ích thấp

hơn quy định, người bán chẳng những phải hạ giá mà còn phải hoàn lại một phần tiền cước mà người bán đã phải trả cho người vận tải. Phần cước phải hoàn lại này tương ứng với phần tạp chất vô ích đã có trong khối lượng chuyên chở.

Thanh toán

Nếu giao hàng là nghĩa vụ quan trọng của ngƣời bán thì thanh toán là nghĩa vụ không kém phần quan trọng của ngƣời mua. Bên cạnh điều khoản giao hàng, các bên rất chú trọng tới điều khoản thanh toán và đây cũng là điều khoản điển hình của Điều kiện giao dịch chung.

Nội dung của điều khoản này khá phong phú theo từng đối tƣợng của hợp đồng hoặc nghiệp vụ giao dịch kinh doanh quốc tế.

Trong nghiệp vụ xuất khẩu hàng ngũ cốc, các hợp đồng thƣờng buộc ngƣời mua trả tiền sớm, thậm chí trả tiền trƣớc khi giao hàng (CBD – cash before delivery) hoặc trả tiền ngay khi ký hợp đồng (CWO – cash with order) hoặc trả tiền trƣớc với ý nghĩa đặt cọc (down payment). Hay nhƣ trong lĩnh vực da sống, có hợp đồng quy định là trả ngày nhƣng điều khoản trả tiền vẫn bất lợi cho ngƣời bán, ví dụ: "trả ngay vào lúc giao hàng ở cảng đến" (cash on delivery at port of destination).

Trong không ít trƣờng hợp, hợp đồng nhập khẩu cho bên mua đƣợc quyền chọn thời hạn trả tiền trong phạm vi thời hạn quy định. Nếu trả tiền sớm, trƣớc hạn thì ngƣời mua đƣợc hƣởng một khoản giảm giá, gọi là "giảm giá trả tiền sớm" (cash discount). Cũng có những hợp đồng chỉ đề chung chung về thời hạn trả tiền: trả tiền trong thời hạn thích đáng (in due course hoặc due days) hay trả gấp (promt)… mà hợp đồng không giải thích gì thêm về thuật ngữ này. Cách quy định này dễ gây tranh cãi trong việc giải thích hợp đồng, do vậy các doanh nghiệp nên thận trọng trong việc lựa chọn cách thức này để quy định về thời hạn trả tiền.

Cơ sở của việc thanh toán đƣợc quy định trên cơ sở chứng từ. Chứng từ hàng hoá làm cơ sở để thanh toán tiền hàng là vận đơn, chứng chỉ lƣu kho, giấy chứng nhận phẩm chất, giấy chứng nhận số lƣợng, giấy chứng nhận kiểm dịch.

Phƣơng thức thanh toán đƣợc quy định trong điều kiện giao dịch chung phổ biến nhất vẫn là phƣơng thức tín dụng chứng từ. Một số hợp đồng quy định tiền hàng trả bằng phƣơng thức nhờ thu, hối phiếu dùng trong phƣơng thức này có thể không kèm chứng từ hoặc có kèm chứng từ. Phƣơng thức ghi sổ cũng đƣợc sử dụng trong trƣờng hợp về buôn bán đối lƣu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ điều kiện giao dịch chung trong hoạt động kinh doanh quốc tế và khả năng áp dụng tại việt nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)