Đây là những nguồn luật chỉ có tính tham khảo hoặc chỉ đƣợc các bên lựa chọn để điều chỉnh quan hệ hợp đồng của họ hoặc đƣa trực tiếp vào nội dung của hợp đồng. Điển hình nhất cho nguồn luật này chính là Bộ Nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế (Unidroit)
Năm 1994, Viện Thống nhất Tƣ pháp Quốc tế, viết tắt theo Tiếng Pháp là UNIDROIT (insitute International pour l`Unification des Droits Privé) đã cho ra đời cuốn sách "Bộ Nguyên tắc về Hợp đồng Thương mại Quốc tế", viết tắt theo tiếng Anh là PICC (Principles of International Commercial Contracts). Cùng với và bổ sung cho Công Ƣớc Viên 1980 về Buôn bán Hàng hoá Quốc tế (CISG), PICC là tài liệu tham khảo đƣợc nhắc đến nhiều nhất trong luật thƣơng mại quốc tế ở Châu Âu. Nó đã đƣợc dịch và phổ biến ở nhiều nƣớc trên thế giới, trong đó có các nƣớc đang phát triển.
Phần lớn các điều trong PICC phản ánh những khái niệm đã đƣợc công nhận ở phần lớn hệ thống luật trên thế giới. Mặt khác, PICC cũng đƣợc soạn thảo nhằm mục đích phục vụ một cách có hiệu quả cho các hoạt động thƣơng mại quốc tế, vì vậy chúng cũng phải đề ra những cách giải quyết tốt nhất, mặc dầu các cách giải quyết này chƣa đƣợc công nhận một cách rộng rãi.
Mục đích của PICC là hƣớng tới một cách giải quyết công bằng chung cho một vấn đề, dù đƣợc nhìn dƣới một góc độ của bất cứ hệ thống luật pháp, kinh tế hay chính trị của bất cứ nƣớc nào trên thế giới. Mục đích này đƣợc thể hiện ở cả hai mặt: hình thức và nội dung.
Về hình thức, PICC tránh dùng những từ ngữ chỉ thích hợp cho một hệ thống luật. Tính chất quốc tế của PICC còn thể hiện ở các lời bình luận của các điều khoản đã tránh liên hệ tới luật quốc gia hoặc nêu xuất xứ của chúng. Chỉ những điểm tƣơng đồng với Công Ƣớc Viên về mua bán quốc tế hàng hoá (United Nationsconvention on cotracts for the International Sale of
Good-CISG) mới đƣợc nêu xuất xứ.
Về nội dung, PICC đƣợc soạn thảo với một sự linh động vừa đủ để thích ứng với những đổi thay với tập quán giao dịch thƣơng mại giữa các quốc gia từ sự phát triển của kỹ thuật, công nghệ và kinh tế, bằng cách quy định rõ những nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, theo nguyên tắc thiện chí và trung thực và theo những tiêu chuẩn của cƣ xử đúng mực (reasonable behavior).
Trong hoàn cảnh nƣớc ta, PICC có thể đƣợc dùng làm tài liệu tham khảo cho bên Việt Nam xem xét và bổ sung kịp thời những điểm cần thiết trong các bản hợp đồng thƣơng mại quốc tế do bên nƣớc ngoài soạn thảo. Ngoài ra, PICC còn có thể đƣợc dùng làm sách nghiên cứu về tƣ pháp quốc tế và luật dân sự, coi nhƣ một ví dụ về các điều khoản của luật hợp đồng.
Từ điều khoản 2.19 đến điều khoản 2.22 của PICC là các điều khoản điều chỉnh riêng dành cho các hợp đồng sử dụng điều khoản soạn sẵn, nghĩa là bao trùm cả việc điều chỉnh bản điều kiện giao dịch chung.
Với bốn điều này, PICC đƣa ra khái niệm rõ ràng cùng những bình luận làm rõ hơn các điều khoản về:
- Khái niệm hợp đồng sử dụng điều khoản đã đƣợc soạn sẵn (Điều 2.19)
- Các điều khoản bất thƣờng xuất hiện trong điều khoản soạn sẵn (Điều 2.20)
- Mâu thuẫn giữa điều khoản soạn sẵn và không soạn sẵn (Điều 2.21)
- Hai bên đều sử dụng điều khoản soạn sẵn (Điều 2.22)
Các quy định liên quan đến Điều kiện giao dịch chung đã đƣợc dẫn chiếu khá nhiều trong Chƣơng I và sẽ đƣợc phân tích sâu hơn về những điểm tƣơng thích và chƣa tƣơng thích với pháp luật Việt Nam trong phần 2.1.2.