Luật điều chỉnh hợp đồng
Hợp đồng dù soạn thảo đầy đủ tới đâu cũng không bao trùm đƣợc tất cả các tình tiết xảy ra, không thể quy định đƣợc tất cả những cách xử trí cụ thể cho từng trƣờng hợp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. Vì vậy, hợp đồng thƣờng dẫn chiếu đến một nguồn luật nào đó có thể đƣợc áp dụng vào quan hệ hợp đồng.
Đa số các điều khoản luật điều chỉnh soạn sẵn là luật của nƣớc ngƣời bán hoặc của nƣớc ngƣời mua, cũng có trƣờng hợp ngƣời ta quy định luật áp dụng luật của nơi ký kết hợp đồng. Nhƣng nhìn chung bên soạn thảo Điều kiện chung luôn luôn muốn áp dụng luật của nƣớc mình vào hợp đồng. Ví dụ, tại Khoản "Những điều khoản chung" của hợp đồng mua/bán của tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) quy định: "Về mọi khía cạnh hợp đồng này phải đƣợc điều chỉnh và giải thích phù hợp với luật của nƣớc Nhật Bản" (This contract shall be, in all respects, governed by and construed in accordance with the laws of Japan)
Trường hợp bất khả kháng (Force majeure)
Trong khi thực hiện hợp đồng, một trong hai bên ký kết có thể gặp những hiện tƣợng khách quan khác thƣờng, không lƣờng trƣớc đƣợc và không
thể khắc phục đƣợc, cản trở việc thi hành nghĩa vụ hợp đồng. Những trƣờng hợp xảy ra nhƣ thế, trong thƣơng mại, vẫn thƣờng gọi là trƣờng hợp bất khả kháng (Force majeure). Ghi điều khoản trƣờng hợp bất khả kháng vào hợp đồng, các bên ký kết có mục đích cho phép đƣơng sự lâm vào trƣờng hợp đó có quyền miễn hoặc hoãn thi hành nghĩa vụ hợp đồng trong một thời gian, tƣơng ứng với thời gian xảy ra bất khả kháng, cộng với thời gian khắc phục hiện tƣợng đó.
Ví dụ điển hình của việc hạn chế rủi ro cũng nhƣ giành lợi thế nhờ việc đƣa nội dung này vào phần điều kiện giao dịch chung là tập đoàn Sumitomo:
Với hợp đồng bán, điều khoản Bất khả kháng đƣợc quy định chi tiết: "Nếu khi thực hiện nghĩa vụ của mình, Bên Mua trực tiếp hay gián tiếp bị ảnh hưởng hoặc bị cản bởi trường hợp bất khả kháng, kể cả nhưng không bị giới hạn bởi thiên tai, lũ lụt, bão, động đất, sóng thần, sạt lở đất, hoả hoạn, bệnh dịch, hạn chế về kiểm dịch, mối nguy hiểm trên biển, chiến tranh có tuyên bố hoặc không tuyên bố, bạo động dân sự, bế quan, sự bắt giữ hay ngăn cấm của chính phủ, nhà cầm quyền hoặc nhân dân, trưng dụng tàu biển hoặc máy bay, đình công, ngăn không cho vào, sự phá hoại hoặc các tranh chấp lao động khác, sự nổ, tai nạn hoặc sự phá huỷ toàn bộ hay một phần máy móc, nhà xưởng, phương tiện vận chuyển bốc dỡ, yêu cầu, chỉ dẫn, lệnh hoặc quy định của chính phủ, sự không sẵn có của phương tiện vận chuyển bốc dỡ, phá sản hoặc mất khả năng thanh toán của nhà sản xuất hoặc người cung cấp hàng hoá, hoặc bất kể nguyên nhân hay tình trạng nào khác nằm ngoài sự kiểm soát hợp lý của Bên Bán hoặc người sản xuất hoặc người cung cấp Hàng hoá, thì Bên Bán sẽ không chịu trách nhiệm đối với những mất mát hoặc tổn thất hoặc sự không thực hiện hay thực hiện chậm trễ các nghĩa vụ của mình trong Hợp đồng này và có thể, theo sự lựa chọn của mình gia hạn cho việc giao Hàng hoá hoặc chấm dứt vô điều kiện và không chịu trách nhiệm đối với phần chưa hoàn thành của Hợp đồng trong chừng mực bị ảnh hưởng hoặc cản trở như vậy" (Điều khoản bằng tiếng Anh xem tại Phụ lục 1: Sumitomo Corporation – Sales Contract)
Tuy nhiên, tại hợp đồng mua lại chỉ quy định rất ngắn gọn: "Nếu việc thực hiện các nghĩa vụ của Bên Bán trực tiếp hay gián tiếp bị ảnh hưởng hoặc bị cản trở bởi trường hợp bất khả kháng, kể cả nhưng không bị giới hạn bởi thiên tai, hoả hoạn, chiến tranh có tuyên bố hoặc không tuyên bố hoặc sự đe doạ nghiêm trọng tương tự, bạo động dân sự, đình công hoặc các tranh chấp lao động, lệnh hoặc quy định của chính phủ hay các nguyên nhân nằm bên ngoài tầm kiểm soát hợp lý của Bên Bán hoặc một (hay nhiều) khách hàng của Bên Bán thì Bên Bán sẽ không có trách nhiệm pháp lý về những mất mát hoặc tổn thất hoặc không thực hiện hoặc chậm trễ trong việc thực hiện những nghĩa vụ đã nêu trong Hợp đồng này và có thể, hoàn toàn tuỳ thuộc theo sự quyết định của mình, chấm dứt toàn bộ hay một phần nào đó của Hợp đồng
này" (Điều khoản bằng tiếng Anh xem tại Phụ lục 2: Sumitomo Corporation –
Purchase Contract).
Việc soạn thảo và sử dụng điều kiện giao dịch chung đã tạo ra lợi thế nhất định cho Sumitomo trong các thƣơng vụ. Đây là một điều khoản phức tạp và khó lƣờng những rủi ro có thể xảy ra khi áp dụng những điều khoản này. Đó chính là lý do mà các doanh nghiệp ngần ngại trong việc đƣa vào soạn thảo điều khoản này, còn các doanh nghiệp khi là đối tác của Sumitomo thì lại càng khó kiểm soát đƣợc những rủi ro từ nội dung soạn thảo trên.
Chế tài
Nghiên cứu về Điều kiện giao dịch chung thƣờng gặp các loại chế tài về việc không thực hiện hợp đồng. Đó là phạt, giảm giá và bồi thƣờng thiệt hại.
Chế tài phạt đƣợc ghi ở các hợp đồng mẫu của Lục địa Châu Âu là "Phạt bội ƣớc" (penalty) và ở các hợp dồng của Anh-Mỹ là "tiền bồi thƣờng định trƣớc" (liquidated damages). Mức phạt đƣợc quy định ở mỗi một hợp đồng một khác tuỳ theo mặt hàng, ngƣời soạn thảo hợp đồng mẫu và tình hình thị trƣờng.
Chế tài giảm giá hàng đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp ngƣời bán giao hàng có phẩm chất kém hơn phẩm chất quy định trong hợp đồng hoặc giao
hàng chậm trễ… Mức phần trăm giảm giá đƣợc quy định mỗi lúc một khác. Hợp đồng mẫu cũng có khi quy định việc bồi thƣờng thiệt hại nếu một bên thực hiện không nghiêm chỉnh nghĩa vụ của mình, gây nên thiệt hại cho đối phƣơng, chẳng hạn nhƣ chậm hoặc không giao hàng, chậm hoặc không trả tiền hàng …
Giải quyết tranh chấp
Đối với những tranh chấp hoặc bất đồng ý kiến, các hợp đồng có cách nhiều cách giải quyết khác nhau.
Có hợp đồng quy định việc hai bên trƣớc hết phải thƣơng lƣợng với nhau, nếu thƣơng lƣợng không thành công thì tranh chấp mới đƣợc đƣa ra trọng tài hoặc toà án. Ví dụ điều khoản này có thể quy định: "Mọi tranh chấp và bất đồng có thể xảy ra từ hợp đồng này hoặc có liên quan đến hợp đồng này phải được giải quyết bằng cách hữu nghị, nếu có thể. Nếu không thể giải quyết bằng cách hữu nghị, hai bên sẽ đưa ra Trọng tài tại Phòng Thương mại quốc tế tại Paris". Có hợp đồng quy định việc giải quyết tranh chấp bằng toà án. Ví dụ điều khoản này có thể quy định: "Mọi tranh chấp và bất đồng có thể xảy ra từ hợp đồng này hoặc có liên quan đến hợp đồng này sẽ phải đưa ra và xác định bởi Toà án Anh quốc và các bên phải tuân theo quyền tài phán duy nhất của các toà án Anh" 1.
Nhƣ phân tích ở trên, việc lựa chọn luật điều chỉnh rất quan trọng đối với các bên tham gia hoạt động thƣơng mại quốc tế, do vậy việc lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp thuộc quốc gia nào cũng có vai trò quan trọng tƣơng tự. Nghiên cứu Điều kiện giao dịch chung trong hợp đồng của các tập đoàn lớn cho thấy: hầu hết bên soạn thảo hợp đồng lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp là Trọng tài hoặc Toà án của nƣớc mình. Ví dụ: phần điều kiện giao dịch chung của Hợp đồng bán và mua Tập đoàn Sumitomo, Nhật
1
Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng, PGS.Vũ Hữu Tửu 1995 Chuyên đề Những hợp đồng mẫu trong buôn bán quốc tế về hàng có khối lƣợng lớn.
Bản đều quy định rằng: "Mọi tranh chấp, mâu thuẫn hoặc sự khác biệt nảy sinh từ hoặc liên quan đến Hợp đồng này hoặc sự vi phạm Hợp đồng này nếu không thể được giải quyết bởi sự nhất trí giữa các bên mà không gây nên sự chậm trễ quá mức thì sẽ được giải quyết bởi trọng tài tại Tokyo, Nhật Bản phù hợp với các quy tắc tố tụng của Hiệp hội Trọng tài Thương mại Nhật Bản…". Hoặc phần điều kiện giao dịch chung trong hợp đồng bán của Tập đoàn Misubishi, Nhật Bản quy định: "Mọi đơn kiện do Bên Mua chống lại Bên Bán đều được đưa ra thụ lý tại một Toà án Nhật Bản có thẩm quyền xét xử Bên Bán, tuy nhiên, Bên Mua có thể đưa việc tranh chấp giữa mình và Bên Bán ra một cơ quan trọng tài ở Nhật Bản theo quy tắc tố tụng của Hiệp hội Trọng tài Thương mại Nhật Bản…"
Có thể thấy, khi đứng ở vị trí soạn thảo hợp đồng, doanh nghiệp sẽ lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp của nƣớc mình. Điều này sẽ đem lại thuận lợi về ngôn ngữ trong xét xử và giải thích những luận điểm tranh chấp, thuận lợi về địa điểm, không phải tốn những chi phí sang nƣớc khác để giải quyết tranh chấp...
CHƢƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH CHUNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH