Một số tranh chấp phát sinh điển hình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ điều kiện giao dịch chung trong hoạt động kinh doanh quốc tế và khả năng áp dụng tại việt nam (Trang 61 - 71)

(1). Nhóm nguyên nhân do hạn chế về nghiệp vụ mua bán quốc tế

Điều kiện giao dịch chung là một sản phẩm tiến bộ trong nghiệp vụ mua bán quốc tế. Soạn thảo, ứng dụng điều kiện giao dịch chung đòi hỏi sự chú trọng đầu tƣ nâng cao kỹ thuật lập hợp đồng nói riêng và kỹ thuật về mua bán quốc tế nói chung. Đây lại chính là một trong những hạn chế đối với các doanh nghiệp Việt Nam , dƣới đây là một ví dụ:

Ví dụ: Tranh chấp trong hợp đồng mua bán phân bón urê (Hồng Kông - Việt Nam) ký bằng tiếng Anh8.

Tóm tắt vụ việc:

Nguyên đơn, một công ty Hồng Kông, đàm phán ký kết hợp đồng với Bị đơn, một doanh nghiệp Việt Nam. Sau khi thống nhất đƣợc với nhau hàng hoá và giá cả, Bị đơn đã chuyển cho Nguyên đơn một hợp đồng mẫu mà Bị đơn đã ký với bạn hàng nƣớc ngoài trƣớc đây để Nguyên đơn tham khảo soạn thảo các điều khoản của hợp đồng.

Sau đó, Nguyên đơn và Bị đơn đã chính thức ký hợp đồng mua bán (ngày 6 tháng 12 năm 1992), theo đó Nguyên đơn bán cho Bị đơn 1000MT + 5% phân bón urê với giá 215USD/MT CFR cảng Quy Nhơn, L/C phải đƣợc mở chậm nhất ngày 15 tháng 12 năm 1996, quá hạn này mà chƣa mở bên mua phải nộp phạt 3% trị giá hợp đồng, tiền phạt này phải đƣợc trả trong vòng 3 ngày kể từ ngày hết hạn mở L/C, ngƣời bán phải giao hàng trong vòng 30 ngày kể từ ngày mở L/C.

Ngày 10 tháng 12 năm 1996, Nguyên đơn gửi trả Bị đơn bản dự thảo giấy yêu cầu mở L/C, trong đó chỉ đồng ý ba điểm sửa đổi, từ chối việc sửa đổi bốn điểm khác. Bị đơn lại tiếp tục đàm phán đề nghị Nguyên đơn chấp thuận bốn điểm sửa đổi còn lại. Đến ngày 14/12/1996, Nguyên đơn trả lời dứt khoát là không đồng ý với bốn điểm sửa đổi đó.

Đến ngày 20/12/21996, Bị đơn vẫn chƣa mở L/C nên Nguyên đơn điện khiếu nại đòi Bị đơn nộp phạt 3% trị giá hợp đồng với số tiền 64.500USD theo đúng quy định của hợp đồng.

Bị đơn từ chối yêu cầu này của Nguyên đơn với lý do là Nguyên đơn không đƣa vào hợp đồng những điều khoản giống nhƣ trong hợp đồng mẫu mà Bị đơn đã chuyển cho Nguyên đơn trƣớc khi chính thức ký kết hợp đồng và không thiện chí trong việc đàm phán để tiếp tục hợp đồng.

8

“50 phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc” – Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) bên cạnh Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam

Sau nhiều lần thƣơng lƣợng (trong đó Nguyên đơn đã đồng ý giảm một phần tiền bồi thƣờng) nhƣng không đạt kết quả, Nguyên đơn kiện Bị đơn ra trọng tài đòi nộp phạt 64.500USD.

Phán quyết của Trọng tài

Trong bản giải trình, Bị đơn trình bày rằng Bị đơn chỉ đồng ý ký kết hợp đồng với điều kiện hợp đồng đó tuân thủ hợp đồng mẫu mà Bị đơn chuyển cho Nguyên đơn. Việc trên thực tế Bị đơn đã ký vào hợp đồng với những điều khoản khác là do Bị đơn không thạo tiếng Anh (mà hợp đồng lại đƣợc ký bằng tiếng Anh).

Uỷ ban trọng tài cho rằng các điều khoản trong hợp đồng là do các bên thoả thuận với nhau. Trong vụ việc này, việc Nguyên đơn đƣa hay không đƣa vào hợp đồng những điều khoản giống nhƣ trong hợp đồng mẫu do Bị đơn chuyển là quyền của Nguyên đơn. Bị đơn có quyền chấp nhận hoặc từ chối Hợp đồng do Nguyên đơn soạn thảo. Trƣớc khi ký hợp đồng cần phải đọc kỹ nội dung hợp đồng, nếu không đồng ý thì Bị đơn có quyền không ký. Một khi đã ký vào bản hợp đồng thì các bên phải có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng đó. Vì thế lý do “không thạo tiếng Anh” không phải là căn cứ xác đáng cho việc không mở L/C (không thực hiện hợp đồng).

Sau khi ký hợp đồng, mọi bổ sung, thay đổi hợp đồng phải đƣợc làm bằng văn bản, có chữ ký của hai bên. Một bên không thể bằng đề nghị của đơn phƣơng của mình mà sửa đổi hợp đồng ban đầu. Do đó, Bị đơn không thể viện dẫn lý do nêu trên để từ chối mở L/C. Trên thực tế Bị đơn không mở L/C đúng hạn thì phải có nghĩa vụ mở L/C đúng hạn theo quy định của hợp đồng. Không mở L/C đúng hạn, Bị đơn phải nộp phạt theo đúng quy định của hợp đồng.

Từ những điều phân tích trên, trọng tài ra phán quyết buộc Bị đơn phải nộp phạt cho công ty Hồng Kông 64.500USD tiền phạt (3% giá trị hợp đồng) theo yêu cầu của Nguyên đơn.

Bình luận

Bên Bị đơn là doanh nghiệp Việt Nam, phía doanh nghiệp này đã có ý định áp dụng điều kiện giao dịch chung đã đƣợc soạn thảo sẵn. Tuy nhiên, doanh nghiệp này lại không tự soạn thảo hợp đồng mà lại chỉ đƣa cho phía doanh nghiệp của Hồng Kông tham khảo và để phía họ tự soạn thảo hợp đồng. Điều này cho thấy kỹ năng soạn thảo hợp đồng của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, họ chƣa đủ tự tin để tự soạn thảo lấy hợp đồng sử dụng điều khoản mẫu đã có của mình.

Bên cạnh đó, vụ kiện trên còn cho thấy một vấn đề khá phổ biến đối với các doanh nghiệp của Việt Nam là trình độ ngoại ngữ. Chính vì trình độ tiếng Anh của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế nên doanh nghiệp mới ký hợp đồng khi chƣa phát hiện ngay những lỗi còn tồn tại trong hợp đồng.

(2). Nhóm nguyên nhân do lạm dụng thế mạnh của doanh nghiệp

Trong thời gian gần đây, việc sử dụng điều kiện giao dịch chung có xu hƣớng phổ biến trong một số lĩnh vực kinh doanh đặc thù nhƣ trong các lĩnh vực dịch vụ xây dựng, ngân hàng, bảo hiểm, bƣu chính viễn thông… Đặc biệt, những loại điều kiện giao dịch chung này thƣờng đƣợc các cơ quan chủ quản phê duyệt. Tuy nhiên, việc sử dụng những điều kiện giao dịch này còn chƣa đảm bảo đƣợc quyền lợi của bên khách hàng. Dƣới đây là ví dụ điển hình:

của công ty FPT FPT – Telec . : của pháp luật

côn : , Thƣơng năm . : “ .

Hợp đồng mở tài khoản và sử dụng dịch vụ thẻ rút tiền tự động (ATM)

Tóm tắt sự việc9

Một trong ngành có đối tƣợng khách hàng nhỏ, lẻ nhiều là ngành ngân hàng. Hiện nay, với chính sách hạn chế giao dịch tiền mặt, khuyến khích sử dụng giao dịch qua tài khoản ngân hàng, ngày càng nhiều ngƣời dân đã tham gia sử dụng dịch vụ thẻ rút tiền tự động (ATM) của các ngân hàng.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây số vụ khiếu nại mất tiền từ ATM đã tăng lên rất nhiều, điều đáng nói là phần thiệt luôn rơi vào khách hàng. Gây xôn xao nhất là vụ chị Trần Thị Thanh Thủy (Hà Nội) cho rằng đã bị mất 30

9

triệu đồng, khởi kiện Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Kỹ thƣơng (Techcombank) ra tòa. Thẻ của chị Thủy sử dụng do Techcombank phát hành trên cơ sở liên kết với Vietcombank. Tòa xử thua và chị Thủy đã kháng cáo. Mới đây, ông Huỳnh Đức Tích (Quận Thanh Khê, Đà Nẵng) cũng đã khiếu nại Vietcombank Đà Nẵng vì tài khoản của ông bỗng nhiên bị mất 8 triệu đồng. Phổ biến và ít gây xôn xao hơn là các trƣờng hợp chủ thẻ khiếu nại ATM chi thiếu tiền. Bà Phạm Thị Chi (Quận 1, TP.HCM), khách hàng của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV), cho biết đã mất 500.000 đồng vì máy chi tiền thiếu. BIDV trả lời rằng qua kiểm tra, đối chiếu file, kết quả cho thấy “giao dịch thành công” - đặt dấu chấm hết cho các nỗ lực khiếu nại của chủ thẻ ATM bị mất tiền. Khá nhiều chủ thẻ cũng gặp tình trạng tài khoản vẫn bị trừ dù không rút đƣợc tiền, khiếu nại thì ngân hàng phục hồi tài khoản. Một cán bộ chuyên về ATM cho biết sự cố này là do mất điện. Khách hàng ra lệnh rút tiền, lệnh đó đƣa về ghi lại ở trung tâm điều khiển và trừ tiền trên tài khoản. Khi lệnh chi tiền đƣợc truyền trở lại đến máy ATM, ở nơi đặt máy có sự cố nhƣ mất điện, khi điện đƣợc tái lập thì ATM không còn lƣu lệnh chi…

Bình luận

Theo điều kiện giao dịch chung do phía Ngân hàng sử dụng để giao kết hợp đồng sử dụng dịch vụ với khách hàng quy định, chủ thẻ đƣợc quyền khiếu nại khi xảy ra sai sót trong giao dịch. Nhƣng thực tế thì câu trả lời của ngân hàng thƣờng không đƣợc chủ thẻ chấp nhận.

Liên quan đến vấn đề này, một số điều khoản của Bản điều kiện giao dịch chung của các ngân hàng có nêu:

Khoản 4 Điều 3 về Quyền và trách nhiệm của ngân hàng tại Bản điều kiện giao dịch chung của hợp đồng đăng ký mở tài khoản sử dụng giao dịch thẻ của Vietcombank áp dụng cho khách hàng là cá nhân có nêu “Chịu trách nhiệm những thiệt hại, vi phạm, lợi dụng trên tài khoản của khách hàng do lỗi của mình”.

Điều 2.2 về Trách nhiệm của Chủ thẻ trong Bản điều kiện giao dịch chung của hợp đồng đăng ký mở tài khoản sử dụng giao dịch thẻ của Techcombank áp dụng cho khách hàng là cá nhân có nêu: “Công nhận và chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với các Giao dịch thẻ”. Trong khi đó, tại điều 3.1 về Quyền của Ngân hàng có nêu: “Đƣợc miễn trách nhiệm trong trƣờng hợp hệ thống xử lý, hệ thống truyền tin… bị trục trặc ngoài khả năng kiểm soát của Ngân hàng”.

Rõ ràng, phía ngân hàng – bên soạn thảo hợp đồng – đã cố tình bỏ đi cái phần liên quan tới trách nhiệm của mình nếu khách hàng gặp những sự cố tƣơng tự nhƣ trên. Khi đã ký vào những bản điều kiện giao dịch chung trên, khách hàng đã mặc nhiên phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu phía ngân hàng kết luận rằng máy tính cho kết quả “giao dịch đã thành công”. Nhẹ nhàng hơn, Vietcombank tỏ ra sẵn sàng chấp nhận đền bù thiệt hại nếu “do lỗi của mình”, nhƣng trên thực tế thì không ngân hàng nào chịu nhận là do lỗi của mình mà đổ lỗi cho mất điện, do máy móc...Tuy nhiên, máy và việc kiểm tra giao dịch có thành công hay không lại do chính ngân hàng tiến hành, khách hàng không có biện pháp nào để kiểm chứng việc này.

Vấn đề đáng nói ở đây là khi gặp sự cố, khách hàng không có cơ quan nhà nƣớc nào đứng ra bảo vệ quyền lợi cho mình. Ngân hàng Nhà nƣớc đƣa ra quy chế phát hành thẻ cách đây sáu năm, trong đó không có điều khoản nào ràng buộc các ngân hàng phải đảm bảo chất lƣợng dịch vụ. Quả là mâu thuẫn khi Ngân hàng Nhà nƣớc muốn khuyến khích ngƣời dân thanh toán không dùng tiền mặt nhƣng lại không có một cơ chế bảo vệ quyền lợi của chủ thẻ và cơ chế ràng buộc chất lƣợng dịch vụ của ngân hàng.

(3). Nhóm nguyên nhân do quyền đàm phán bị hạn chế

Hiện nay, nhà nƣớc ta vẫn giữ độc quyền kinh doanh một số ngành hàng nhƣ: cung cấp điện, nƣớc,... Việc kinh doanh những ngành hàng này đƣợc giao cho các Tổng công ty. Đối tƣợng khách hàng của các ngành hàng

này là các hộ dân, các doanh nghiệp trên toàn quốc. Với số lƣợng khách hàng lớn lại có nội dung giao dịch trong hoạt động mua bán nên các Tổng công ty này đã áp dụng điều kiện giao dịch chung từ rất sớm. Điều kiện giao dịch chung trong các bản hợp đồng do chính các tông công ty soạn thảo ra và đƣợc các cơ quan chủ quản phê duyệt. Tuy nhiên, vấn đề tồn tại ở đây là tính chất độc quyền của ngành đã tạo ra những bất cập khi những xung đột về lợi ích giữa các bên xảy ra. Ngƣời dân và doanh nghiệp muốn sử dụng điện, nƣớc,… thì buộc phải ký vào bản hợp đồng do Tổng công ty đƣa ra, không có quyền đàm phán thêm hay sử dụng các biện pháp nhằm hạn chế tính rủi ro từ hợp đồng. Chính vì thế, trong giai đoạn gần đây, khi hệ thống điện nƣớc cũ đã quá tải với nhu cầu sử dụng tăng cao, sự cố đã xảy ra và ngƣời tiêu dùng luôn phải chịu thiệt thòi trong giải quyết tranh chấp. Dƣới đây là một ví dụ điển hình về sự cố trong ngành điện lực.

Tóm tắt vụ việc:

Năm 2005, ngành điện lực Việt Nam quyết định thay điện kế cơ bằng điện kế điện tử. Lô hàng điện kế điện tử do Công ty điện lực TP.Hồ Chí Minh nhà thầu Linkton Singapore cung cấp. Phía công ty của Singapore đã lợi dụng sơ hở của Công ty điện lực TP. Hồ Chí Minh trong khâu kiểm định chất lƣợng để cung cấp những mặt hàng điện kế điện tử kém chất lƣợng. Sau khi lắp đặt, tính đến tháng 5 năm 2005 đã có tới 12000 đơn khiếu nại đƣợc tới Sở Công nghiệp về việc điện kế điện tử đo lƣợng điện cao hơn mức thực tế sử dụng của các tổ chức, hộ gia đình…

Sau khi Sở Công nghiệp đề nghị Tổng Công ty điện lực xem xét kiểm tra lại điện kế điện tử đã lắp đặt tại TP.Hồ Chí Minh đã phát hiện ra hàng loạt sai phạm của ngành điện: quy trình mua bán điện kế điện tử đã không tiến hành đúng theo luật định; quá trình giao nhận hàng cũng không chú trọng tới chất lƣợng,… Công ty điện lực TP.Hồ Chí Minh đã chấp nhận thay lại điện kế và bồi hoàn số tiền thu thừa cho các hộ dân bị thiệt hại.

Tuy nhiên, với lý do số lƣợng cán bộ hạn chế và khối lƣợng công việc lớn nên cuối cùng Công ty điện lực TP.Hồ Chí Minh đã tạm tính theo phƣơng thức bằng phƣơng pháp nội suy với lý do “đảm bảo chủ trƣơng tăng giá điện từ ngày 1/1/2007”10.

Bình luận

-

điều kiện đƣợc quy

định , chặt chẽ

.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng điện, có nhiều vấn đề phát sinh gây thiệt hại cho ngƣời tiêu dùng nhƣng những chế tài đối với các sự việc này lại không đƣợc đề cập đến trong hợp đồng mua bán điện. Liên quan đến sự việc nêu trên, tại Điểm 9 Điều 6 về hợp đồng mua bán điện về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại của Bên bán điện quy định „Nếu Bên bán điện ghi sai địa chỉ số công tơ dẫn đến thu tiền điện nhiều hơn thực tế sử dụng của Bên mua điện

thì Bên bán điện hoàn trả số tiền điện thu thừa cho Bên mua điện‟. Với quy

định nhƣ vậy, khi loạt điện kế điện tử chất lƣợng kém do Công ty điện lực TP. Hồ Chí Minh lắp đặt cho khách hàng chỉ có trách nhiệm hoàn trả phần tiền thu thừa. Và trên thực tế, phần tiền thu thừa này cũng chỉ đƣợc phía Công ty điện lực tạm tính bằng phƣơng pháp nội suy với lý do “đảm bảo chủ trƣơng tăng giá điện từ ngày 1/1/2007”. Có thể thấy rằng, khách hàng không những không đƣợc phía nhà cung cấp điện hoàn trả đúng số tiền điện bị thiệt hại mà

10

còn không đƣợc bồi hoàn những chi phí phát sinh do việc tính sai điện gây ra nhƣ việc phải tham gia khiếu nại, niềm tin đối với nhà cung cấp bị ảnh hƣởng, quyền đƣợc lựa chọn thiết bị điện lắp đặt tốt…

Nhƣ vậy, bên cạnh việc áp dụng điều kiện giao dịch chung một cách chuyên nghiệp và lâu đời của doanh nghiệp các nƣớc trên thế giới thì ở Việt Nam điều kiện giao dịch chung đã bƣớc đầu đƣợc áp dụng trong hoạt động kinh doanh thƣơng mại trong nƣớc và quốc tế. Sự du nhập này đã khiến cho những khiếm khuyết trong các chế định về điều kiện giao dịch chung, những khiếm khuyết trong kỹ năng soạn thảo hợp đồng của các bên khi tham gia vào hợp đồng sử dụng điều kiện giao dịch chung, …dẫn đến những tranh chấp không đáng có trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng rõ ràng hơn, đòi hỏi cần phải sự điều chỉnh từ phía chính phủ cũng nhƣ từ phía doanh nghiệp.

CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG SỬ DỤNG ĐIỀU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ điều kiện giao dịch chung trong hoạt động kinh doanh quốc tế và khả năng áp dụng tại việt nam (Trang 61 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)