THIẾT KẾ PHÂN XƯỞNG SỮA CHỮA CƠ KHÍ (PHÂN XƯỞNG CƠ ĐIỆN)

Một phần của tài liệu Thiết kế dây chuyền sản xuất (Trang 72 - 85)

(PHÂN XƯỞNG CƠ - ĐIỆN)

1. Nhiệm vụ phân xưởng sửa chữa trong nhà máy cơ khí

Phân xưởng sửa chữa cơ khí là một phân xưởng phuû trong nhà máy cơ khí, nhưng có vai trò rất quan trọng nhằm đảm bảo cho nhà máy sản xuất liên tục và đạt năng suất cao. Ngoài ra phân xưởng còn góp phần cải tiến, hiện đại hoá các thiết bị.

Nhiệm vụ của phân xưởng sửa chữa cơ khí là:

1/ Quản lý, theo dõi, kiểm tra, phát hiện các sai hỏng của các thiết bị trong toàn nhà máy nhằm ngăn ngừa và sửa chữa các hư hỏng có thể xảy ra.

2/ Sửa chữa các thiết bị chính và phụtheo kế hoạch dự phòng.

3/ Cải tiến các trang thiết bị máy móc, góp phần tự trang tự chế thêm các máy mới cho nhà máy.

4/ Nhiều trường hợp còn làm nhiệm vụ chế thử sản phẩm mới.

5/ Ở những nhà máy cơ khí cỡ nhỏ và vừa phân xưởng còn đảm nhận tất cả khâu sửa chữa cơ điện của nhà máy - do đó gọi là phân xưởng cơ điện.

2. Các dạng và các hình thức sửa chữa thiết bị 2.1 Kế hoạch sửa chữa dự phòng

Ở những nhà máy cơ khí, công việc sửa chữa thiết bị thường dược tiến hành theo kế hoạch vạch sẵn gọi là kế hoạch sửa chữa dự phòng. Đó là kế hoạch sửa chữa tân tiến nhất, khoa học và chủ động nhất. Sửa chữa theo kế hoạch dự phòng có những ưu điểm cơ bản sau:

- Tránh tình trạng thiết bị bị mài mòn quá mức, kéo dài được tuổi thọ thiết bị. - Việc sửa chữa tiến hành nhanh, chóïng giải phóng thiết bị để sản xuất. 2.2 Các dạng sửa chữa, chu kỳ sửa chữa và bậc phức tạp sửa chữa

2.2.1 Dạng sửa chữa:

Sửa chữa theo kế hoạch dự phòng bao gồm các dạng sau: - Lau chùi thay dầu mỡ,

- Kiểm tra độ chính xác, - Xem xét,

- Tiểu tu (sửa chữa nhỏ), - Trung tu (sửa chữa vừa), - Đại tu (sửa chữa lớn).

2.2.2 Chu kỳ sửa chữa (xem giáo trình “ máy cắt kim loại”)

Sửa chữa theo kế hoạch dự phòng được tiến hành theo chu kỳ sửa chữa nhất định. Chu kỳ sửa chữalà thời gian giữa hai lần sửa chữa ở dạng đại tu - còn gọi là thời hạn giữa các đợt sửa chữa.

Tương tự như trên, thời hạn giữa các đợt xem xét là thời gian làm việc của thiết bị giữa hai lần xem xét định kỳ.

Căn cứ vào đặc tính, trọng lượng, độ phức tạp, chế độ làm việc (số ca trong ngày, điều kiện sử dụng thiết bị và dạng sản xuất để qui định chu kỳ sửa chữa và thời hạn giữa các đợt xem xét.

Nếu ta ký hiệu: Đ là đại tu. Đại tu lần 1: Đ1

T là trùng tu, chỉ số sau là lần trùng tu thứ mấy, ví dụ T2 t là tiểu tu, chỉ số sau chỉ thứ tự lần tiểu tu

x là xem xét.

♦Đối với máy cắt kim loại bé và trung bình (G < 10 tấn) làm việc hai ca thì có dạng sửa chữa và chu kỳ sửa chữa như sau (hình 5.1) :

Hình 5.1 Kết cấu chu kỳ sửa chữa của máy cắt kim loại bé và trung bình (tS là thời hạn giữa 2 lần sửa chữa, tX là thời hạn giữa 2 lần xem xét) Chu kỳ sửa chữa của loại máy này được viết dưới dạng:

x / t / T / Đ = 9 / 6 / 2 / 1

Tức là trong một chu kỳ sửa chữa có 9 lần xem xét, 6 lần tiểu tu, 2 lần trung tu và một lần đại tu.

♦Đối với máy lớn và hạng nặng (G = 10 - 100 tấn) có chu kỳ sưaó chữa như sau: Đ1 - 3x - t1 - 3x - t2 - 3x - T1 - 3x - t3 - 3x - t4 - 3x - T2 - 3x - t5 - 3x - t6 - 3x - Đ2

(trong đó 3x tức là 3 lần xem xét). Chu kỳ sửa chữa của các loại máy được viết dưới dạng:

x / t / T / Đ = 27 / 6 /2 / 1. ♦Đối với máy gia công gỗ: 18 / 6 / 2 / 1

♦Đối với máy rèn, máy rèn ép tự động, máy búa, máy ép ma sát: 12 / 3 / 2 / 1 ♦Đối với máy ép cơ khí, máy ép thuỷ lực, máy cắt đột, máy lốc uốn: 27 / 6 / 2 / 1. ♦Đối với thiết bị nâng chuyển: 36 / 6 / 2 / 1.

2.2.2.2 Tính thời gian chu kỳ và các thời hạn xem xét, sửa chữa

Sau khi có được kết cấu của chu kỳ sửa chữa, ta căn cứ vào thời hạn sử dụng của các chi tiết cơ bản, kết cấu chủ yếu trong thiết bị, tính chất và điều kiện sản xuất, số bậc phức tạp

7-8 tháng 3-5 tháng

tX

tS 5 - 6 năm

24 tháng

sửa chữa để xác định thời gian chu kỳ và thời gian sửa chữa. Các thời gian này ta có thể tra bảng hoặc tính toán như sau:

τ = 26000.K1.K2.K3.K4.K5 + 8.R.m (PL +PV.XP +PN. YP), [giờ] (5.1) Thời hạn xem xét : 1 + + + = p P P X Z Y X t τ , [giờ] (5.2) Thời hạn sửa chữa :

1 + + = P P S Y X t τ , [giờ] (5.3) Trong các công thức trên:

K1: hệ số xét đến sự ảnh hưởng của dạng sản : loạt lớn và khối K1 = 1, loạt vừa K1 = 1,3, sản xuất loạt nhỏ và đơn chiếc K1 = 1,5

K2: hệ số xét đến sự ảnh hưởng của vật liệu gia công: Thép K2 = 0,9 ÷1; gang và kim loại màu K2 = 0,8 ÷ 0,9.

K3: hệ số xét đến sự ảnh hưởng về điều kiện sử dụng thiết bị : bình thường K3 = 1; mài khô K3 = 0,7; thiết bị đặt trong phòng cách ly đặc biệt K3 = 1,4; có than bụi ẩm ướt K3 = 0,8.

K4: hệ số xét đến sự ảnh hưởng của trọng lượng thiết bị: thiết bị trọng lượng < 10T, K4 = 1; 10T ÷100T, K4 = 1,35 ; > 100T, K4 = 1,7

K5: hệ số xét đến sự ảnh hưởng về chất lượng chế tạo thiết bị: chất lượng xấu K5 = 0,9; tốt K5 = 1; rất tốt K5 = 1,2

PL: số ngày ngừng máy để sửa chữa lớn tính cho1 đơn vị bậc phức tạp sửa chữa, khi có bậc phức tạp sửa chữa R ≤ 5, PL = 1, R > 5, PL = 1,25

PV : số ngày ngừng máy để sửa chữa vừa tính cho 1 đơn vị bậc phức tạp PV = 0,6 PN : số ngày ngừng máy để sửa chữa nhỏ tính cho 1 đơn vị bậc phức tạp PN = 0,25 m : số ca làm việc của một thiết bị trong một ngày đêm

R : số đơn vị bậc phức tạp sửa chữa của thiết bị (xem phần sau) XP : số lần sửa chữa vừa (trung tu) trong một chu kỳ sửa chữa YP : số lần sửa chữa nhỏ (tiểu tu) trong một chu kỳ sửa chữa ZP : số lần xem xét trong một chu kỳ sửa chữa.

Công thức xác định thời gian chu kỳ (5.1) chỉ áp dụng cho những thiết bị làm việc dưới 20 năm, nếu thiết bị làm việc trên 20 năm thì thay hằng số 26000 bằng 23000

Tính toán như vậy có thể phức tạp và mất thời gian nên có thể tra bảng để chọn thời gian chu kỳ theo máy.

2.2.3 Bậc phức tạp sửa chữa 2.2.3.1 Khái niệm

Mỗi thiết bị đều có kích thước, trọng lượng, tính năng và kết cấu kỹ thuật riêng, nên việc sửa chữa mỗi loại thiết bị cũng có sự phức tạp khác nhau. Để đặc trưng cho sự phức tạp đó. Người ta sử dụng << đơn vị bậc phức tạp sửa chữa>> thường ký hiệu là R. R càng lớn thì công việc sửa chữa và khối lượng lao động tiêu tốn cho việc sửa chữa càng lớn.

Có thể sử dụng các phương pháp sau để xác định số bậc phức tạp sửa chữa R

1/ Phương pháp tính toán : mỗi loại thiết bị sử dụng một công thức thực nghiệm riêng để xác định R của thiết bị đó, ví dụ đối với máy tiện ren vít, ta có :

R = ∝ (0,025h + 0,001L + 0,2n) + C (5.4) Trong đó :

∝ : hệ số xét đến sự ảnh hưởng của việc sử dụng thiết bị (sử dụng bình thường ∝ =1, gia công vật nặng ∝ = 1,15)

h : chiều cao tâm máy đến bàn máy

L : khoảng cách lớn nhất giữa hai đầu mũi tâm (L ≤ 5000 dùng hằng số 0,001 trong công thức (5.4), còn khi L > 5000 thì thay bằng hằng số 0,002)

n : số cấp tốc đọ của trục chính (máy có hộp tốc độ dùng hằng số 0,2 trong công thức; máy dùng bánh đai bậc thay bằng hằng số 0,1)

C : đặc điểm cấu tạo của máy C = 0,5X + C1 + C2 X : số lượng bàn dao.

C1 : số đơn vị bậc phức tạp sửa chữa cơ cấu điều chỉnh vô cấp của trục chính (khi đó sẽ không có số hạn 0,2 n trong công thức 5.4 nữa); đối với máy có h ≤ 200 thì C1 = 2, còn khi h > 200 thì C1 = 4

C2 : số đơn vị bậc phức tạp sửa chữa bàn dao chép hình bằng thuỷ lực C2 = 2 2/ Phương pháp so sánh

a)

thời gian tiêu hao thực tế để sửa chữa trong 1 chu kỳ

R = --- định mức thời gian sửa chữa cho 1 đơn vị bậc phức tạp trong 1 chu kỳ

b) So sánh một máy nào đó với một máy chuẩn, đối với thiết bị công nghệ thì thường dùng máy chuẩn là máy tiện ren vít 1K62 (đường kính vật gia công lớn nhất là 400mm, khoảng cách 2 múi tâm = 1000mm). Máy này có R =11.

3/ Tra bảng : Trong các sổ tay về sửa chữa cơ khí thường có các bảng để tra trịû số bậc phức tạp cho các loại máy. Có thể xem bảng 5.1.

Bảng 5.1 Bậc phức tạp của một số máy cắt kim loại Loại máy Ký hiệu Bậc phức tạp

Máy tiện Máy tiện Máy tiện Máy tiện Máy tiện Máy khoan Máy bào Máy phay T616 1A62 T630 165 153R K125 B665 P82 R = 7 R = 11 R = 14 R = 23 R = 50 R = 6 R = 9 R = 12 2.3 Các hình thức tổ chức sửa chữa

Tuỳ thuộc vào qui mô và dạng sản xuất của nhà máy, có thể tổ chức sửa chữa theo các hình thức sau:

- Tổ chức sửa chữa tập trung, - Tổ chức sửa chữa phân tán, - Tổ chức sửa chữa tổng hợp.

2.3.1 Hình thức tổ chức sửa chữa tập trung

Ở hình thức tổ chức sửa chữa này, tất cả các dạng sửa chữa từ xem xét đến đại tu đều do phân xưởng sửa chữa cơ khí đảm nhận.

Hình thức tổ chức sửa chữa tập trung được áp dạng cho các nhà máy cỡ nhỏ và trung bình, sản xuất hàng loạt nhỏ hay đơn chiếc (không có bộ phận sửa chữa cơ điện ở các phân xưởng)

2.3.2 Hình thức sửa chữa phân tán

Trong hình thức này tất cả các công việc sửa chữa từ xem xét đến đại tu đều do các bộ phận cơ - điện của các phân xưởng đảm nhận. Phân xưởng cơ điện chung của nhà máy

chỉ có nhiệm vuû sản xuất các chi tiết phụ tùng thay thế, dự trữ; phục hồi các chi tiết hỏng, mòn và đại tu một số loại máy đặc biệt.

Dạng tổ chức sửa chữa này phù hợp với các nhà máy cỡ lớn sản xuất loạt lớn và hàng khối

2.3.3 DạÛng tổ chức sửa chữa hổn hợp

Đặc trưng của dạng tổ chức sửa chữa hỗn hợp là:

- Đại tu các máy móc, thiết bị do phân xưởng sửa chữa cơ khí đảm nhận

- Các dạng sửa chữa từ xem xét đến trung tu do các bộ phận cơ - điện ở các phân xưởng khác đảm nhận

Dạng tổ chức sửa chữa này thường áp dụng cho các nhà máy hạng nặng và các nhà máy có qui mô sản xuất trung bình.

3. Thành phần của phân xưởng sửa chữa cơ khí

Phân xưởng sửa chữa cơ khí thường có các bộ phận sau: 3.1 Bộ phận sản xuất bao gồm:

- Các bộ phận tháo rửa chẩn bị phôi, - Bộ phận gia công cơ khí nguội lắp ráp, - Bộ phận rèn, hàn, nhiệt luyện,

- Bộ phận sửa chữa đường ống, nồi hơi

- Bộ phận phục hồi các chi tiết (như mạ, phun đắt kim loại...) - Bộ phận thử, sơn, sửa chữa thiết bị điện...

Tuỳ theo qui mô sản xuất và dạng tổ chức sửa chữa mà các bộ phận trên có thể sáp nhập lại, hoặc tách riêng ra. Ví dụ:

+ Ở các nhà máy cơ khí cỡ lớn thì các bộ phận hàn, nồi hơi, sửa chữa điện, sửa chữa nhà cửa được tách thành các phân xưởng riêng.

+ Ở các phân xưởng cơ điện lớn có thể có riêng bộ phận hàn, nhiệt luyện hoặc 2 phân xưởng cơ điện.

+ Ở các phân xưởng cơ điện nhỏ các công việc nhiệt luyện, hàn do các phân xưởng nhiệt luyện và rèn của nhà máy đảm nhiệm.

3.2 Bộ phận phụ

Bộ phận phụ bao gồm hệ thống kho (kho nguyên vật liệu, kho bán thàn phẩm, kho chi tiết dự trữ, kho dụng cụ); chỗ để mài dao và một số bộ phận khác.

3.3 Bộ phận phục vụ và sinh hoạt

Bộ phận này tương tự như ở phân xưởng cơ khí và phân xưởng lắp ráp 4. Chương trình sửa chữa của phân xưởng

4.1 Những tài liệu ban đầu để lập chương trinh sửa chữa

Chương trình sửa chữa của phân xưởng cơ - điện được xác lập trên những cơ sở sau: + Khối lượng công việc mà phân xưởng phục vụ sửa chữa cho các phân xưởng

của nhà máy.

+ Khối lượng dự trữ công việc chế thử, thí nghiệm,

Muốn lập chương trình sửa chữa cần có những tài liệu ban đầu sau:

1/ Tên các phân xưởng, các bộ phận trong nhà máy mà phân xưởng cơ điện phải phục vụ sửa chũa.

2/ Bản thống kê toàn bộ các thiết bị trong toàn nhà máy. Trong bản thống kê cần ghi rõ và đầy đủ: kiểu, số lượng, tính năng kỹ thuật, các kích thước có bản, công suất, bậc phức tạp sửa chữa, độ chính xác...

4.2 Chương trình sửa chữa của phân xưởng 4.2.1 Nội dung của chương trình sửa chữa

Trên cơ sở 2 tài liệu kể trên ta sẽ lập được chương trình sửa chữa của phân xưởng biểu thị bằng khối lượng công việc sửa chữa (giờ máy và giờ công của công nhân)

Lượng lao động cần thiết để sửa chữa tất cả các thiết bị là tài liệu quan trọng và chủ yếu nhất trong chương trình sửa chữa của phân xưởng nó được biểu thị bằng :

1/ Số giờ cần thiết để gia công cơ trên các máy cắt, gia công nguội, lắp ráp và các công việc khác để hoàn thành toàn bộ công việc sửa chữa, hoặc:

2/ Đơn vị độ phức tạp sửa chữa cho một thiết bị

Bậc phức tạp sửa chữa R phụ thuộc vào kích thước đặc điểm độ phức tạp về kết cấu tính chất của thiết bị. Thiết bị có kết cấu càng phưc tạp R càng lớn. Chính vì vậy mỗi loại máy có bậc phức tạp khác nhau, ta có thể tham khảo bảng 5.1

4.2.2 Lượng lao động của công việc gia công cơ, nguội, lắp ráp và các công việc khác:

Lượng lao động của công việc gia công cơ, nguội, lắp ráp và các công việc khác:của một đơn vị bậc phức tạp sửa chữa đối với mỗi dạng sửa chữa khác nhau có thể tham khảo ở bảng 5.2

Bảng 5.2 Lượng lao động của công việc gia công cơ, nguội, lắp ráp và các công việc khác:

Lượng lao động của 1 đơn vị phức tạp sửa chữa

Th ứ tự

(1)

Dạng công việc sửa chữa

(2) Số Số lần sửa chữa trong 1 chu kỳ (3) Thời gian của chu kỳ sửa chữa (năm) (4) Hệ số chu kỳ Kc (5) Giờ máy phục vụ sửa chữa (6) Giờ công nguội (7) Giờ công các việc khác (8) Tổng thời gian phục vụ cho sửa chữa (9) 1

Một phần của tài liệu Thiết kế dây chuyền sản xuất (Trang 72 - 85)