KIẾN NGHỊ VỚI CHÍNH PHỦ VÀ CÁC CƠ QUAN CÓ LIÊN QUAN

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong (Trang 87 - 100)

Để nâng cao chất lượng thẩm định dự án trong hoạt động cho vay, bên cạnh những nỗ lực của bản thân Ngân hàng còn cần đến sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý Nhà nước.

3.2.1. Kiến nghị với Chính phủ, bộ ngành và chính quyền địa phương

Vai trò của ngành Ngân hàng nói chung và của công tác thẩm định dự án nói riêng là rất quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt là khi xã hội ngày càng phát triển. Tuy nhiên đây cũng là hoạt động chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các biến động của môi trường kinh tế, xã hội, của các chính sách, các văn bản pháp luật…Vì vậy, Chính phủ và các Bộ ngành cần phải có đường lối chính sách đúng đắn, có tầm nhìn lâu dài để hỗ trợ cho sự phát triển lành mạnh của hoạt động đầu tư nói chung, công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại các ngân hàng nói riêng.

Đảm bảo nền kinh tế vĩ mô phát triển ổn định và lành mạnh

Trong những năm gần đây, tỷ lệ lạm phát thường duy trì ở mức cao đã ảnh hưởng rất lớn tới việc dự báo cũng như tính toán và đánh giá các hiệu quả tài chính. Chính phủ cần có các chính sách bình ổn thị trường, xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. cũng như phát triển đồng bộ các loại thị trường nhằm hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh làm cho thị trường phát đi những thông tin sai lệch gây khó khăn trong dự báo về cung – cầu và giá bán trên thị trường. Ngoài ra Chính phủ cần tạo điều kiện thúc đẩy, hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường tài chính, tạo cơ sở để xác định chính xác giá trị doannh nghiệp, tính toán chi phí vốn chủ sở hữu, từ đó dự tính một cách hợp lý tỷ lệ chiết khấu của dự án.

Có quy hoạch tổng thể và định hướng phát triển phù hợp với từng ngành, từng địa phương

Việc quy hoạch cũng như xây dựng các định hướng phát triển cần dựa trên thực trạng phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương và cả nước, hạn chế tình trạng đầu tư tràn lan, không hiệu quả. Nếu Nhà nước thực hiện tốt công tác xây dựng quy hoạch tổng thể và định hướng phát triển của từng ngành, từng địa phương thì bản thân nhà đầu tư sẽ có hướng đầu tư vào các ngành nghề hiệu quả, có tiềm năng phát triển. Bên cạnh đó, các NHTM cũng sẽ có định hướng trong việc lựa chọn tài trợ vốn cho các dự án phù hợp theo từng ngành nghề, địa phương.

88

Đảm bảo sự ổn định của môi trường pháp luật, sự đầy đủ và thống nhất của hệ thống các văn bản pháp quy

Chính Phủ cần nhanh chóng hoàn thiện môi trường pháp lý, đảm bảo tính đầy đủ, thống nhất cũng như nâng cao hiệu lực trong việc điều chỉnh pháp luật đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính – ngân hàng:

+ Kịp thời ban hành và thực thi các văn bản hướng dẫn cụ thể hóa các nghị định, nghị quyết trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, ngân hàng cũng như nâng cao tính thống nhất giữa các văn bản này. Ngoài ra cần có quy định rõ hơn trách nhiệm của các bên liên quan đối với kết quả thẩm định dự án, nâng cao trách nhiệm của cơ quan phê duyệt đầu tư trong việc đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư.

+ Thường xuyên rà soát lại các văn bản chế độ đã ban hành để có sửa đổi, bổ sung và khắc phục những thiếu sót, bất cập cho phù hợp với thực tiễn.

Nhà nước cần đẩy mạnh công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia, nhất là các thủ tục liên quan đến cấp phép dự án đầu tư, các thủ tục đăng ký tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trong đó quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng cơ quan, tổ chức có liên quan trong cấp phép đầu tư, quy định rõ thời gian giải quyết các thủ tục để tránh tình trạng quan liêu, nhũng nhiễu, chức năng chồng chéo, thủ tục rườm rà gây phiền hà cho người thực hiện dự án cũng như các NHTM.

Các bộ, ngành địa phương cần phối hợp chặt chẽ trong việc phê duyệt và thẩm định các dự án vì nội dung dự án gồm nhiều khía cạnh có quan hệ chặt chẽ với nhau, các Bộ, ngành địa phương tham gia thẩm định dự án trên các khía cạnh khác nhau. Sự phân phối này nhằm nâng cao trách nhiệm của từng bộ phận thẩm định dự án. Cụ thể:

+ Bộ kế hoạch và đầu tư cần có văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa về trình tự xây dựng và tổng hợp kế hoạch đầu tư, dự báo chính xác về khả năng nguồn vốn trong kỳ kế hoạch, hướng dẫn đầu tư vào các chương trình, các dự án trọng điểm, các lĩnh vực then chốt, ưu tiên của nền kinh tế. Trong đó cần đẩy mạnh bám sát các mục tiêu ưu tiên của nền kinh tế, các lĩnh vực sản xuất đang được nhà nước khuyến khích và khả năng thực tế của Bộ, ngành địa phương

+ Cơ quan chủ quản tại địa phương cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát từ khâu xây dựng và thẩm định các dự án cho đến khi các dự án hoàn thành đưa vào sử dụng.

89

Hoàn thiện hệ thống quy định liên quan tới chế độ kế toán, kiểm toán

Chính Phủ tạo một khung pháp lý bắt buộc các doanh nghiệp phải công khai tình hình tài chính của mình với ngân hàng khi xin vay. Để làm được điều này phải tiến hành kiểm toán các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước nhằm có được các báo cáo tài chính có độ tin cậy cao. Các công ty kiểm toán phải chịu trách nhiệm trước đánh giá của mình.

Bộ Tài chính cần có biện pháp đảm bảo các doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán thống nhất, công khai, minh bạch tình hình tài chính và tăng các biện pháp quản lý kinh doanh đối với doanh nghiệp theo đúng chức năng, quy mô hoạt động phù hợp với vốn điệu lệ và năng lực. Bộ cần phối hợp thường xuyên với các cơ quan Thanh tra Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan chức năng thường xuyên, định kỳ tiến hành kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp, dự án đầu tư lớn…nhằm có được thông tin tin cậy về tình hình tài chính và tuân thủ các quy định về tài chính của Nhà nước.

Hoàn thiện hoạt động thống kê, cung cấp thông tin

Nhà nước cần hoàn thiện hoạt động thống kê, cung cấp thông tin của các bộ ngành, tổng cục thống kê nhằm đáp ứng được nhu cầu về thông tin phục vụ không chỉ cho công tác thẩm định tài chính dự án mà còn phục vụ nhiều hoạt động khác của xã hội.

Các Bộ, ngành cần hệ thống hoá các thông tin liên quan đến lĩnh vực mình quản lý. Hàng năm, trên báo cáo tổng kết cần công khai tình hình hoạt động, đưa ra những chỉ số chung phản ánh tốc độ tăng trưởng và các chỉ số liên quan của ngành thông qua tài liệu chuyên ngành hay thông qua trung tâm thông tin của ngành. Các Bộ, ngành địa phương cần phối hợp chặt chẽ hơn trong việc trao đổi và cung cấp thông tin cần thiết và phát triển một mạng thông tin trong toàn quốc với sự tham gia của các cơ quan trong việc cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động đầu tư và công tác thẩm định.

Các bộ, ngành cần xây dựng hệ thống các chỉ tiêu, định mức kinh tế kỹ thuật của ngành do mình quản lý, đặc biệt là hệ thống tiêu chuẩn trung bình ngành. Hệ thống này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng trong công tác thẩm định dự án bởi có các chỉ tiêu để đánh giá và so sánh các chỉ tiêu của dự án với mặt bằng chung toàn ngành.

90

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Hoạt động kinh doanh của các NHTM nói chung, NHTMCP Tiên Phong nói riêng không thể thiếu sự chỉ đạo, quản lý của Ngân hàng Nhà nước. Đối với hoạt động đầu tư dự án thì vai trò chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước được thể hiện thông qua việc ban hành quyết định về quy chế cho vay đối với khách hàng, tham gia thẩm định các dự án với tư cách là thành viên Hội đồng thẩm định cấp Nhà nước và theo dõi thực hiện nghiệp vụ này trong hệ thống NHTM. Với vai trò là cơ quan quản lý, điều tiết toàn bộ hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam, trong thời gian qua, NHNN đã thực hiện nhiều biện pháp chấn chỉnh như: Ban hành các công văn, văn bản hướng dẫn nhằm tạo hành lang pháp lý mới để các NHTM hoạt động đúng hướng, thành lập các đoàn đi kiểm tra, thanh tra, phát hiện và xử lý các sai phạm tại các NHTM. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, định hướng của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động ngành ngân hàng nói chung, góp phần nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án nói riêng, một số chính sách được kiến nghị như sau:

- Đề nghị Ngân hàng Nhà nước đảm bảo tính thống nhất và đầy đủ của các văn bản hướng dẫn hoạt động của các NHTM, tạo cơ sở vững chắc cho việc thi hành và áp dụng trong hoạt động tín dụng nói chung, thẩm định tài chính dự án nói riêng.

- Đề nghị Ngân hàng Nhà nước có biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) để thực hiện tốt nhất vai trò thu thập, xử lý, phân tích thông tin của khách hàng trong và ngoài nước: Cần đưa ra mức độ rủi ro về từng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp để làm căn cứ cho các ngân hàng phân loại, xếp hạng doanh nghiệp, nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư. Hiện nay, nguồn thông tin tại CIC chủ yếu do các NHTM báo cáo, thông tin tại CIC thường không được cập nhật, chất lượng không cao, chủ yếu do việc thực hiện chế độ báo cáo của các NHTM không nghiêm chỉnh. Vì vậy, để nâng cao chất lượng thông tin tại CIC, Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao vai trò điều phối, chủ động trong việc thu thập thông tin từ các nguồn, hỗ trợ cung cấp thông tin cho các NHTM.

- Đề nghị ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng cường hỗ trợ cho việc nâng cao trình độ thẩm định, phát triển đội ngũ nhân viên, trợ giúp thông tin, kinh nghiệm cho các ngân hàng, hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về thẩm định dự

91 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

án, mở rộng phạm vi thông tin tín dụng về các doanh nghiệp, giúp cho các tổ chức tín dụng nhận định đúng và có những cơ sở thẩm định trước khi đầu tư vốn cho doanh nghiệp. Cụ thể: Ngân hàng Nhà nước cần tổ chức những chương trình đào tạo, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm trong toàn nghành để tăng cường hợp tác giữa các ngân hàng thương mại, đồng thời nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ. Cần chính thức hoá tài liệu nghiệp vụ ngân hàng Nhà nước về thẩm định dự án đầu tư để các cấp cơ sở thực hiện. Với chủ trương cải cách hành chính hiện nay của Đảng và Nhà nước, tài liệu này cần được rút gọn vào một số điểm và có sự phân công giữa các Bộ, ngành, các cấp.

- Tiếp tục tăng cường các hoạt động giám sát và thanh tra đối với các NHTM. Tập trung trọng điểm vào các địa bàn thành phố lớn và các chi nhánh có biểu hiện yếu kém trong hoạt động tín dụng. Xử lý nghiêm khắc những sai phạm của các NHTM.

- Cần giữ mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan quản lý Nhà nước quan trọng như Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ Công nghiệp, Bộ Giao thông vận tải, Bộ công an, Tổng cục thống kê… để trao đổi, thu thập thông tin về cơ chế, chính sách có liên quan đến lĩnh vực thẩm định dự án.

- Yêu cầu các thành viên trong Hiệp hội Ngân hàng trên các địa bàn phải thực hiện đúng cam kết đã ký như các vấn đề về đồng tài trợ, cạnh tranh lành mạnh… tránh tình trạng ngân hàng tìm mọi biện pháp lôi kéo khách hàng dẫn đến việc đầu tư tràn lan, kém hiệu quả. Định hướng hoạt động đầu tư của các NHTM như cần tập trung vào ngành nào, thành phần kinh tế nào, khu vực nào.

92

KẾT LUẬN

Để đáp ứng nhu cầu đầu tư ngày càng gia tăng của nền kinh tế hiện nay, cũng như để thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả của các NHTM nói chung và của NHTMCP Tiên Phong nói riêng, nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án được coi là yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, đây cũng là một vấn đề phức tạp với nhiều ảnh hưởng đan xen và liên quan đến nhiều đối tượng, đòi hỏi phải có sự đầu tư nghiên cứu và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau. Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, trong phạm vi của đề tài, luận văn đã trình bày một số nội dung:

Thứ nhất, hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về thẩm định tài chính dự

án, trên cơ sở đó làm rõ vai trò quan trọng của chất lượng thẩm định tài chính dự án đối với ngân hàng, tổng hợp một hệ thống các tiêu chí phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án tại NHTM và phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động này.

Thứ hai, phân tích thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt

động cho vay của NHTMCP Tiên Phong. Từ đó, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế đồng thời lý giải nguyên nhân của những hạn chế đó tại Ngân hàng.

Cuối cùng, trên cơ sở phân tích thực trạng, những hạn chế còn tồn tại trong

công tác thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng, gắn với những lý luận và kinh nghiệm tại một số ngân hàng, luận văn đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại NHTMCP Tiên Phong.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do trình độ và thời gian có hạn, luận văn không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự góp ý của các nhà khoa học, các chuyên gia, bạn bè và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

93

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Chính Phủ (1999), Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08-07-1999 về việc

ban hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.

2. Chính Phủ (2009), Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 về quản

lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

3. PGS.TS. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị Ngân Hàng Thương Mại, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.

4. PGS.TS. Lưu Thị Hương (2009), Thẩm định Tài chính dự án, NXB Tài Chính, Hà Nội.

5. ThS Đinh Thế Hiển (2002), Lập, thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư, NXB Giáo dục, Hà Nội.

6. Fredric S. Mishkin (1999), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội

7. Ngân hàng TMCP Tiên Phong (2008), Quy trình 01-QT/CB/TPB ngày

13/10/2008về thẩm định và xét duyệt tín dụng doanh nghiệp.

8. Ngân hàng TMCP Tiên Phong (2010), Tài liệu nội bộ phòng thẩm định tín

dụng hướng dẫn thẩm định dự án.

9. Ngân hàng TMCP Tiên Phong (2010), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

doanh các năm 2008-2010.

10. GS.TS Nguyễn Đình Phan, (2005) Giáo trình Quản lý chất lượng trong các

tổ chức, NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội.

11. TS. Từ Quang Phương (2005), Giáo trình Quản lý Dự án đầu tư, NXB Thống kê, Hà Nội.

12. Quốc Hội Khóa XII (2010), Luật các tổ chức tín dụng luật số 47/2010/QH12

ngày 16/06/2010, Hà Nội

Trang Web

1. Website của Bộ kế hoạch và đầu tư: www.mpi.gov.vn

2. Website của Chính phủ Việt Nam: www.chinhphu.vn

3. Website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong (Trang 87 - 100)