0
Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Khái quát tình hình hoạt động của NHTMCP Tiên Phong (2008 – 2010)

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG (Trang 35 -39 )

Với tầm nhìn và chiến lược đúng đắn trong đầu tư công nghệ và nguồn lực, nhạy bén trong điều hành và tinh thần đoàn kết nội bộ, Ngân hàng Tiên Phong đã có những bước phát triển nhanh, ổn định, an toàn và hiệu quả trong giai đoạn đầu hoạt động. Nhìn chung, tổng tài sản của Ngân hàng tăng trưởng đều đặn qua từng thời kỳ, đến cuối năm 2010 đạt mức 20,889 tỷ đồng, tăng trưởng 94.7% so với mức 10,728,532 năm 2009. Kết quả kinh doanh qua các năm cũng cho thấy Ngân hàng đang trong quá trình phát triển:

Bảng 2.2 - Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng năm 2009-2010 (Đơn vị: Nghìn đồng)

Chỉ tiêu 2010 2009 Tăng trưởng

Tuyệt đối %

Chênh lệch thu chi lãi 216,469,815 212,706,040 3,763,775 1.77

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 262,398,839 185,412,861 76,985,978 41.52

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 48,905,260 20,700,055 28,205,205 57.67

Tổng lợi nhuận trước thuế 213,493,579 164,712,806 48,780,773 29.61

Lợi nhuận sau thuế 161,677,617 128,205,076 33,472,541 26.11

Lãi cơ bản trên cổ phiếu 830 1,020 -18.63

(Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của Ngân hàng Tiên Phong)

Kết thúc năm 2010, lợi nhuận trước thuế sau khi trích lập dự phòng đầy đủ là 213.5 tỷ đồng, tăng trưởng xấp xỉ 30% so với năm 2009.

Kết quả một số hoạt động chính tại Ngân hàng như sau:

Hoạt động huy động vốn

Ngay từ khi đi vào hoạt động, Ngân hàng đã nỗ lực triển khai các sản phẩm huy động vốn như tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, phát hành giấy tờ có giá, mở thẻ ATM. Tính đến 31/12/2010 tổng vốn huy động của Ngân hàng Tiên Phong đạt 16,544 tỷ đồng, với mức tăng trưởng so với năm 2009 đạt 107%. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động của Ngân hàng có thể thấy rõ qua biểu đồ sau:

36

Biểu đồ 2.1 – Tổng vốn huy động Ngân hàng Tiên Phong 2008-2010 (Nguồn: Báo cáo huy động vốn Ngân hàng Tiên Phong 2008 – 2010)

Xét về cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng, nguồn huy động trên thị trường liên ngân hàng chiếm tỷ trọng tương đối lớn song đã có xu hướng giảm từ mức 47% năm 2009 xuống 42% năm 2010. Nguồn vốn huy động từ dân cư nhìn chung chiếm tỷ trọng khá thấp so với khu vực tổ chức kinh tế, nhưng đang có xu hướng tăng lên qua các năm và đạt tỷ trọng 23% tính đến cuối năm 2010. Như vậy, cơ cấu của nguồn vốn theo đối tượng khách hàng đã chuyển dịch theo chiều hướng thuận. Xét về kỳ hạn, vốn huy động tập trung chủ yếu vào nguồn ngắn hạn (luôn chiếm trên 70% qua các năm), điều này có thể gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc cân đối giữa kỳ hạn huy động và cho vay vốn, tuy nhiên đây là xu hướng không tránh khỏi trong giai đoạn thị trường ngân hàng gặp nhiều biến động về lãi suất huy động như hiện nay. Tăng trưởng vốn qua các năm là kết quả tích cực của sự nỗ lực của Ngân hàng Tiên Phong qua 3 năm hoạt động thể hiện trên một số khía cạnh sau: đa dạng hoá sản phẩm, tận dụng ưu thế về công nghệ; mở rộng mạng lưới, nhất là hệ thống các phòng giao dịch, ATM trên nền tảng công nghệ hiện đại.

Hoạt động cho vay

Tốc độ tăng trưởng của hoạt động cho vay nhanh chóng và song song với tốc độ tăng trưởng vốn huy động qua các thời kỳ. Ngân hàng đã thực hiện hàng loạt danh mục đầu tư, cho vay theo đúng tính chất của một ngân hàng hiện đại, đáp ứng được phần nào các nhu cầu về vốn của người dân, các doanh nghiệp cũng như toàn

37

bộ nền kinh tế, bước đầu tạo dựng vị thế của Ngân hàng trên thị trường tài chính tiền tệ.

Bảng 2.3- Kết quả hoạt động cho vay giai đoạn 2008 – 2010 (Đơn vị: Triệu đồng)

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008

(05/05 -31/12) I Tổng dư nợ cho vay 5,224,779 3,192,582 375,341

Tăng trưởng 64% 751% -

II Cơ cấu dư nợ

1 Phân theo mục đích vay vốn

- Cho vay thương mại 2,737,784 2,071,986 250,352

Tỷ trọng 52% 65% 67%

- Cho vay tiêu dùng 1,400,241 737,486 105,846

Tỷ trọng 27% 23% 28%

- Tài trợ cho dự án 1,086,754 383,110 19,142

Tỷ trọng 21% 12% 5%

2 Phân theo thời hạn vay

- Cho vay ngắn hạn 3,064,333 2,362,868 271,495

Tỷ trọng 59% 64% 72%

- Cho vay trung hạn 1,253,268 853,377 103,857

Tỷ trọng 24% 27% 28%

- Cho vay dài hạn 907,178 295,595 -

Tỷ trọng 17% 9% - III Nợ quá hạn Dư nợ quá hạn 15,270 6,195 50 Tỷ lệ nợ quá hạn 0.3% 0.19% 0.01% IV Nợ xấu Dư nợ xấu 40,000 - - Tỷ lệ nợ xấu 0.77% - -

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo công tác cho vay các năm 2008 -2010 của Ngân hàng Tiên Phong)

Tính đến 31/12/2010, tổng dư nợ cho vay trong toàn hệ thống đạt 5,224 tỷ đồng, so với năm 2009 tăng 2,032 tỷ VND (64.8%), trong đó dư nợ cho vay dự án cũng tăng lên đáng kể cả về số tuyệt đối và tỷ trọng. Sự gia tăng mạnh mẽ trong

38

tổng dư nợ cho vay nói chung và dư nợ cho vay dự án nói riêng có thể thấy rõ qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.2 – Tổng dư nợ cho vay và dư nợ cho vay dự án giai đoạn 2008-2010

Xét cơ cấu dư nợ theo mục đích vay vốn, các khoản cho vay thương mại, phục vụ sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất, luôn chiếm trên 50% tổng dư nợ cho vay. Cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân thay đổi theo xu hướng tích cực với sự gia tăng tỷ trọng đạt 27% năm 2010 so với mức 23% năm 2009. Có được điều này là do Ngân hàng đã đa dạng thêm nhiều hình thức cho vay đối với cá nhân: Cho vay thấu chi, cho vay mua nhà trả góp, cho vay du học…Tài trợ cho các dự án cũng theo chiều hướng được mở rộng. Dư nợ cho vay dự án đầu tư trong năm 2010 đạt mức 1.086 tỷ đồng, chiếm 21% tổng dư nợ cho vay. Xét theo thời hạn vay, cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn, từ 34% năm 2009 lên mức 41% trong năm 2010.

Chất lượng tín dụng nhìn chung được đảm bảo, các tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu ở mức thấp. Tỷ lệ nợ quá hạn có chiều hướng tăng lên qua các năm nhưng vẫn duy trì ở mức an toàn, sự gia tăng này do Ngân hàng đang trong giai đoạn đầu đi vào hoạt động với chiến lược mở rộng khả năng cho vay, tăng dư nợ trên tất cả các đối tượng khách hàng. Năm 2010 bắt đầu xuất hiện khoản nợ xấu, cho thấy những hạn chế trong công tác quản lý chất lượng tín dụng đang dần lộ ra.

Hoạt động dịch vụ

Trong các Ngân hàng hiện đại ngày nay, hoạt động dịch vụ đóng vai trò ngày một quan trọng. Nhận thức được điều này, bên cạnh các dịch vụ truyền thống như

39

các dịch vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, dịch vụ bảo lãnh… Ngân hàng Tiên Phong đã cung cấp nhiều sản phẩm ngân hàng mới ngày càng đa dạng về chủng loại và ưu việt về chất lượng, tận dụng ưu thế về công nghệ, đặc biệt dịch vụ thanh toán điện tử của Ngân hàng được khách hàng ưa chuộng. Trong năm 2010, Ngân hàng đã triển khai thành công một số dịch vụ mới mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng: Dịch vụ SMS banking, dịch vụ thanh toán cước điện thoại, topup điện thoại…Bên cạnh đó các phòng, ban đã có sự phối hợp tích cực để đưa ra giải pháp sản phẩm tổng thể cho nhiều khách hàng lớn, tận dụng nguồn thu phí dịch vụ ngân hàng. Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ ngân hàng chiếm khoảng 10% tổng thu nhập trước thuế của Ngân hàng.

Mặc dù còn tồn tại một số hạn chế, nhưng nhìn chung hoạt động của Ngân hàng Tiên Phong trong thời gian qua đã có những thành tựu đáng ghi nhận. Với mục tiêu đến năm 2015 phấn đấu trở thành một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam trên cả 2 phương diện quy mô và chất lượng, Ngân hàng cần phải phát huy những kết quả đạt được, khắc phục các hạn chế tồn tại.

2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG (Trang 35 -39 )

×