Trước yêu cầu ngày càng cao về tính chuyên nghiệp trong hoạt động ngân hàng và tính đa dạng, phức tạp ngày càng lớn của các hồ sơ tín dụng, đầu tư và định
77
giá, số lượng cũng như chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định tại Ngân hàng cần phải tiếp tục được tăng cường. Để thực hiện điều này, Ngân hàng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp từ khâu tuyển dụng, bố trí nhân sự, tới việc đào tạo và kiểm tra và đánh giá thường xuyên trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp cán bộ thẩm định như sau:
- Bổ sung thêm nhân sự có đào tạo tốt, bố trí cán bộ một cách phù hợp: Ngân hàng phải thực hiện công tác bổ sung, tuyển mới một cách nghiêm túc, thường xuyên nhằm tuyển dụng những người có trình độ năng lực thực sự vào làm việc. Mỗi cán bộ thẩm định cần đạt được những tiêu chuẩn nhất định về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, năng lực làm việc và phẩm chất đạo đức, cụ thể: các cán bộ thẩm định phải có trình độ đại học trở lên, có kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường, hoạt động ngân hàng, kiến thức về lĩnh vực tài chính, kinh tế - xã hội, pháp luật nói chung; phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, trung thực, có tinh thần trách nhiệm, kỷ luật nghề nghiệp cao. Về kinh nghiệm công tác, phần lớn cán bộ ngân hàng đều rất trẻ, đặc biệt là cán bộ phòng thẩm định. Vì vậy Ngân hàng cần sắp xếp có sự xen kẽ giữa những cán bộ trẻ năng động, nhiệt tình với những cán bộ lâu năm giàu kinh nghiệm để có sự học hỏi trao đổi và bổ sung cho nhau. Từ đó, luôn đào tạo được đội ngũ cán bộ kế cận giỏi vừa có sự hoạt bát, nhanh nhẹn, sáng tạo của tuổi trẻ, vừa được tiếp thu, lĩnh hội những kinh nghiệm quý báu của thế hệ trước, và có thể đảm đương với cương vị chủ chốt trong bất cứ trường hợp nào. Ngoài ra không thể bỏ qua việc đào tạo cán bộ có phẩm chất tốt, trung thực, có tính thần trách nhiệm, kỷ luật nghề nghiệp cao.
- Xem xét và rà soát lại toàn bộ đội ngũ cán bộ nhân viên tham gia công tác thẩm định trong hệ thống. Đặt kế hoạch bồi dưỡng hay chuyển sang làm việc khác đối với những người không đáp ứng được yêu cầu của công việc, chú ý sắp xếp cân nhắc các cán bộ có năng lực, có tinh thần trách nhiệm cao và ý thức vươn lên vào những vị trí quan trọng chủ chốt.
- Một giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng thẩm định dự án, đó là đẩy mạnh tính chuyên môn hoá trong đội ngũ cán bộ thẩm định. Các dự án đầu tư mà Ngân hàng tài trợ thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau với những đặc thù nhất định. Để việc thẩm định thuận lợi, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí đồng thời vẫn đảm bảo mang lại kết quả chính xác, cán bộ thẩm định cần am hiểu và có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực hoạt động của dự án. Tuy nhiên một cán bộ
78
thẩm định không thể có kiến thức sâu rộng trong toàn bộ các lĩnh vực, ngành nghề kinh tế. Việc tìm hiểu, thu thập thông tin cũng như đánh giá tính xác thực, hợp lý của thông tin trong một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ có thể gây nhiều khó khăn cho cán bộ thẩm định, tốn kém về thời gian và chi phí. Do đó, việc chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ thẩm địnhdự án trở thành những chuyên gia trong một số những ngành nghề, lĩnh vực kinh tế chủ chốt là yêu cầu đặt ra song song với tiến trình mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng.
- Thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định. Để công tác đào tạo đạt được kết quả tốt, Ngân hàng cần thực hiện những công việc sau:
+ Tìm hiểu nhu cầu đào tạo, xác định mục tiêu đào tạo. Trong giai đoạn này, Ngân hàng xác định đối tượng cần đào tạo, nội dung, kỹ năng cần đào tạo đối với từng đối tượng, những yêu cầu về mức độ đào tạo. Nhu cầu đào tạo không chỉ đặt ra cho đối tượng cán bộ mới mà ngay cả những cán bộ cũ cũng cần thiết được đào tạo cập nhật những kiến thức kỹ năng mới. Cán bộ thẩm định cần được cập nhật các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, địa phương, chiến lược phát triển ngành, các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng cũng như những kiến thức pháp luật trong lĩnh vực liên quan. Nội dung đào tạo không chỉ chú trọng tới việc đào tạo kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, mà còn đào tạo về kỹ năng giao tiếp, đạo đức nghề nghệp, tác phong làm việc, kỹ năng quản trị hiện tại.
+ Triển khai đào tạo với các hình thức phù hợp với mục tiêu và kinh phí: Đào tạo nội bộ dưới dạng các kỳ sinh hoạt chuyên môn theo tinh thần cùng trao đổi và chia sẻ thông tin, kinh nghiệm; Đào tạo bài bản theo các chuyên đề dưới sự giúp đỡ của các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước, hay hợp tác với các tổ chức tín dụng, thổ chức tài chính, tổ chức thẩm định khác để trao đổi kinh nghiệm về công tác thẩm định.
+ Cuối mỗi khóa học cần tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế thiếu sót để rút ra kinh nghiệm cho những lần tổ chức sau đạt kết quả tốt hơn.
79
- Ngân hàng cần có các chính sách khuyến khích khả năng tự đào tạo của mỗi cán bộ thẩm định. Ngân hàng có thể hỗ trợ quá trình tự đào tạo bằng cách cung cấp những tài liệu, sách báo mới nhất trong các lĩnh vực có liên quan.
- Xây dựng các chính sách đãi ngộ hợp lý theo hướng tăng cường khuyến khích lợi ích vật chất và cơ hội thăng tiến để thúc đẩy ý thức trách nhiệm và tinh thần tự vươn lên của mỗi cá nhân, đồng thời thu hút đội ngũ chuyên gia giỏi về làm việc hoặc tham gia hợp tác, cố vấn cho Ngân hàng.
- Tiến hành đánh giá trình độ cán bộ thường xuyên qua hoạt động thực tiễn và thi tuyển định kỳ để có kế hoạch điều chuyển vị trí công tác cũng như xét duyệt mức lương hợp lý. Mức lương được hưởng phải căn cứ vào năng lực thực sự chứ không phải thâm niên công tác. Ngân hàng cần quy định mức khen thưởng xứng đáng với một dự án phức tạp được thẩm định tốt, hoạt động hiệu quả, đồng thời phải có mức phạt thích đáng trong các trường hợp vi phạm nguyên tắc tín dụng, móc ngoặc với doanh nghiệp vay vốn ngân hàng.
- Ngân hàng khuyến khích các nhân viên chủ động đề xuất các ý kiến về nghiệp vụ thẩm định, về chính sách đối với cán bộ nhân viên. Các ý kiến đề xuất đó phải được xem xét tập hợp, được áp dụng nhanh chóng hoặc phải có sự giải thích rõ ràng tạo tâm lý, tình cảm tích cực trong cán bộ nhân viên.