các phòng ban
Việc tổ chức điều hành hoạt động thẩm định tại Ngân hàng cần phải được thường xuyên theo dõi, đánh giá, rút kinh nghiệm và tiến hành điều chỉnh bởi không thể xác định được một công thức cố định tối ưu cho mọi nơi mọi lúc. Xây dựng điều chỉnh công tác tổ chức, điều hành phải nhằm xây dựng một tập thể thống nhất, tập trung phục vụ chiến lược phát triển chung của Ngân hàng. Nói một cách tóm tắt, một cơ chế hoạt động tốt phải hội đủ hai tiêu chuẩn: hiệu quả và an toàn. Để đảm bảo tính hiệu quả, bộ máy nhân sự phải được tinh giảm, gọn nhẹ nhưng không thiếu, phải có sự gắn kết hợp tác hữu hiệu giữa các cá nhân bộ phận trong hệ thống, năng lực của mỗi cá nhân bộ phận phải có đủ điều kiện để phát huy tối đa. Về sự an
82
toàn, phải tạo ra một cơ chế kiểm tra giám sát tự nhiên thông qua quá trình hoạt động giữa các cá nhân, bộ phận nhằm ngăn chặn các rủi ro, đặc biệt là rủi ro đạo đức.
Hiện nay, việc thẩm định một dự án đầu tư tại các chi nhánh của Ngân hàng hoàn toàn do cán bộ tín dụng thực hiện. Do vậy, làm giảm tính độc lập, khách quan trong việc phân tích đánh giá, nhận định về hiệu quả của dự án và nội dung chỉ đảm bảo ở mức phù hợp với quy trình chung. Toàn bộ hồ sơ dự án trong hệ thống ngân hàng sau khi được chi nhánh phê duyệt phải được tái thẩm định tại Phòng thẩm định tín dụng ở Hội sở chính trước khi cấp có thẩm quyền ra quyết định cho vay. Với quy mô Ngân hàng hiện nay, mô hình tổ chức như trên chưa gây ra trở ngại, tuy nhiên với định hướng phát triển của Ngân hàng trong tương lai về việc gia tăng số lượng cũng như mở rộng hoạt động của các chi nhánh, phân công nhiệm vụ như trên có thể gây ra tình trạng quá tải, không đảm bảo tính an toàn và hiệu quả cho hoạt động thẩm định của Ngân hàng. Bên cạnh đó, phòng thẩm định tại Hội sở chỉ tái thẩm định những dự án đã được chi nhánh phê duyệt, do đó có thể xảy ra rủi ro các dự án có tính khả thi song do trình độ thẩm định hạn chế của cán bộ tín dụng tại chi nhánh mà bị bỏ qua. Để ngăn ngừa các rủi ro trên, trong thời gian tới Ngân hàng cần áp dụng một số biện pháp như sau:
- Tách biệt giữa chức năng thẩm định với chức năng cho vay và quản lý các khoản vay, cụ thể: Thành lập tổ thẩm định thuộc phòng kinh doanh của chi nhánh, trước hết là tại các chi nhánh lớn như chi nhánh Hà Nội, chi nhánh Hồ Chí Minh. Tổ thẩm định có trách nhiệm nghiên cứu, nắm bắt kịp thời các chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội, pháp luật Nhà nước, thể lệ, chế độ của ngành để áp dụng có hiệu quả trong công tác thẩm định. Tổ thẩm định có trách nhiệm phối hợp với cán bộ tín dụng thẩm định các dự án đầu tư, lập tờ trình kết quả thẩm định và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định. Với nội dung thẩm định rõ ràng, đầy đủ, phương pháp thẩm định khoa học, chất lượng thẩm định tại chi nhánh được nâng cao sẽ giảm tải công việc tái thẩm định tại Phòng thẩm định tín dụng của Hội sở chính.
- Thành lập tổ tư vấn kỹ thuật: Tổ này có trách nhiệm tư vấn cho cán bộ thẩm định những yếu tố mang tính kỹ thuật khi cần thiết. Có ba phương án cho việc thành lập tổ này như sau:
83
+ Hoạt động theo cơ chế kiêm nhiệm với các thành viên từ những bộ phận không làm công tác tín dụng nhưng có kiến thức kỹ thuật chuyên môn.
+ Thành lập tổ dưới dạng cộng tác viên với các cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở các đơn vị khác.
+ Thuê một nhân viên chuyên nghiệp theo hình thức hợp đồng, làm việc theo lịch nhất định, tư vấn cho công tác thẩm định.
- Tăng cường hợp tác giữa các phòng ban liên quan đến công tác thẩm định dự án: Việc xử lý hồ sơ thẩm định mang tính cứng nhắc tại từng phòng ban, theo hướng cục bộ sẽ không mang lại kết quả tốt nhất đối với chất lượng thẩm định dự án, kéo dài thời gian thẩm định. Để hạn chế tình trạng này, trước hết giữa bộ phận thẩm định độc lập tại Hội sở và các chi nhánh cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa:
+ Đối với các dự án với số tiền lớn và tính chất phức tạp, cán bộ tín dụng, lãnh đạo phòng kinh doanh có thể thảo luận trước với Phòng thẩm định tín dụng ở Hội sở chính về khả năng cấp tín dụng. Chuyên viên thẩm định đánh giá sơ bộ và thông báo cho chi nhánh về khả năng cấp tín dụng, tư vấn cho chi nhánh về các điều kiện cần bổ sung (nếu có).
Bên cạnh đó, tham gia vào công tác thẩm định dự án còn rất nhiều các phòng ban liên quan như: Bộ phận pháp chế tuân thủ, Phòng Kiểm soát nội bộ, Phòng thẩm định tài sản độc lập. Ngân hàng cần thực hiện các chính sách thúc đẩy việc tăng cường hợp tác của các bộ phận liên quan trong việc xử lý hồ sơ thẩm định dự án:
+ Thực hiện công tác luân chuyển cán bộ định kỳ giữa các phòng ban để có thể chia sẻ và thấu hiểu về các chức năng, nhiệm vụ và công việc của các bộ phận.
+ Xây dựng cơ chế hợp tác giữa các bộ phận liên quan, quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các bộ phận trong việc xử lý hồ sơ thẩm định.
+ Khuyến khích các phòng, ban cùng phối hợp tìm ra các giải pháp đồng bộ để giải quyết những hạn chế, khó khăn trong hoạt động của từng bộ phận.