Tăng cường kiểm tra, kiểm soát công tác thẩm định

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong (Trang 83 - 87)

Để đảm bảo các quy trình, quy chế thẩm định được tuân thủ đúng đắn, đầy đủ, công tác thẩm định diễn ra nghiêm túc, cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát

84

nội bộ. Nội dung kiểm tra, kiểm soát gắn liền với quá trình thẩm định từ lúc phát sinh đến khi kết thúc, gồm ba giai đoạn:

- Kiểm soát trước: Giai đoạn này dựa vào sự thành thạo về quy chế mà tiến hành kiểm tra nhằm phát hiện ra những điểm bất hợp lý của nghiệp vụ thẩm định trước khi thực hiện, cụ thể:

+ Cán bộ tín dụng đã hướng dẫn khách hàng cụ thể và đầy ddurr các điều kiện vay vốn Ngân hàng theo cơ chế tính dụng hiện hành chưa

+ Hồ sơ vay vốn có chắc chắn do khách hàng tự lập, không có sự gợi ý của cán bộ tín dụng để làm đẹp hồ sơ.

+ Bộ hồ sơ khách hàng đã đầy đủ và hợp lệ chưa.

+ Cán bộ tín dụng đã tiến hành điều tra, thu thập đầy đủ thông tin cần thiết chưa.

Kiểm soát trong: Tác dụng của giai đoạn này là giám sát quá trình thực hiện, hạn chế những thiếu sót, thực hiện không đúng trình tự nghiệp vụ, sai sót về thủ tục… nhằm ngăn chặn kịp thời những thiệt hại sau này, việc kiểm tra nên tập trung vào:

+ Việc thẩm định có tuân thủ đúng quy trình hay không.

+ Cán bộ tín dụng có tiến hành phân tích đầy đủ các nội dung thẩm định hay không.

+ Trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định có những khó khăn nào cần sự phối hợp nghiệp vụ, đã có hướng giải quyết khó khăn chưa.

+ Cán bộ thẩm định có kết hợp thẩm định trên giấy tờ với kiểm tra thực tế không.

Kiểm soát sau: Kiểm soát sau được thực hiện khi nghiệp vụ thẩm định về cơ bản đã hoàn thành, kiểm tra hồ sơ, chứng từ, rà soát lại tính hợp pháp, hợp lệ của nghiệp vụ ở giai đoạn trước. Mục đích nhằm phát hiện ra những hiện tượng bất thường trong nghiệp vụ đã hoàn thành, đảm bảo tính đúng đắn trước khi ra quyết định cho vay, cũng như đánh giá lại chất lượng thẩm định.

85

Yêu cầu đối với người làm công tác kiểm tra, kiểm soát phải là người có kinh nghiệm thực tiễn, nắm tường tận quy chế, quy trình thẩm định, có óc quan sát tinh tế, có sự phán đoán nhạy bén.

Về mặt tổ chức, hoạt động kiểm tra, kiểm soát trước hết do cán bộ quản lý phòng kinh doanh, phòng thẩm định tín dụng có trách nhiệm đôn đốc, giám sát công việc của cán bộ được giao nhiệm vụ thẩm định. Bên cạnh hoạt động kiểm tra giám sát gắn liền với quy trình nghiệp vụ thẩm định, Ngân hàng cũng cần tăng cường tổ chức công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ đối với hoạt động thẩm định tài chính dự án nhằm đánh giá lại chất lượng thẩm định, rà soát những bất cập còn tồn tại trong thực tiễn công tác thẩm định tại Ngân hàng, từ đó có những biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời.

Bên cạnh việc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trong quá trình thẩm định dự án, Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay, đánh giá dự án trong quá trình thực hiện có đạt hiệu quả như kết quả dự báo của công tác thẩm định hay không, xem xét các yếu tố ảnh hưởng gây ra sai lệch trong kết quả thẩm định so với thực tế, từ đó Ngân hàng có thể tích lũy kinh nghiệm phục vụ cho công tác thẩm định các dự án sau này. Công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay dự án phải được thực hiện như sau:

- Tiến hành kiểm tra định kỳ và cả đột xuất hoạt động của dự án: Lập kế hoạch kiểm tra chi tiết, kiểm tra các nội dung : Tiến độ đầu tư của dự án, công suất hoạt động, mức độ tiêu thụ, các chi phí phát sinh thực tế.

- Báo cáo thẩm định phản ánh cụ thể, rõ ràng nội dung kiểm tra.

3.2.7. Kết hợp chặt chẽ với các nội dung thẩm định tín dụng trong Ngân hàng

Trước khi thẩm định tài chính dự án, ngân hàng phải thực hiện hàng loạt các thủ tục thẩm định về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh nói chung của khách hàng, tiếp đó thẩm định về phương diện kỹ thuật, kinh tế của dự án. Kết quả thẩm định từ các khâu này sẽ cung cấp những thông tin hết sức quan trọng làm tiền đề cho việc tính toán, đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư. Do vậy, để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng phải kết hợp chặt chẽ giữa các khâu thẩm định:

86

- Phân tích tài hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Nội dung thẩm định này giúp cho Ngân hàng đánh giá được khả năng tự chủ tài chính của khách hàng, tình hình tài chính của doanh nghiệp có lành mạnh hay không, năng lực kinh doanh của khách hàng trong hiện tại và tương lai.

+ Căn cứ vào kết quả này, khi tiến hành thẩm định tài chính dự án, cán bộ thẩm định có thể bước đầu đưa ra đánh giá khả quan hay thận trọng về nguồn vốn tham gia dự án của doanh nghiệp hay khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án trong tương lai, từ đó có những phương án thẩm định cụ thể phù hợp và tiết kiệm thời gian, chi phí. Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp, khi dòng tiền của dự án trong giai đoạn đầu tư và mới đi vào hoạt động chưa đáp ứng phương án thu hồi nợ của ngân hàng, cán bộ thẩm định có thể xem xét nguồn thu bổ sung từ các hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp. Nguồn thu này cũng có vai trò nhất định trong việc phòng ngừa rủi ro xảy ra dự án, khách hàng vẫn có nguồn trả nợ cho Ngân hàng.

+ Để nâng cao hiệu quả phân tích tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cán bộ thẩm định cần chú trọng thẩm tra kỹ lưỡng thông tin trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, trực tiếp khảo sát hiện trạng hoạt động kinh doanh của khách hàng, phân tích các chỉ tiêu cơ bản: Hệ số khả năng thanh toán, hệ số nợ, hiệu suất sử dụng tài sản, vòng quay vốn, các hệ số về khả năng sinh lời… Ngân hàng cần xây dựng một hệ thống hỗ trợ để tổng hợp các chỉ tiêu từ đó đưa ra được xếp hạng về năng lực tài chính và kinh doanh của khách hàng

- Thẩm định về phương diện thị trường, kỹ thuật: Tất cả những phân tích, đánh giá về thị trường đầu ra của sản phẩm, khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào của dự án, nội dung về phương diện kỹ thuật … nhằm mục đích hỗ trợ cho việc tính toán, đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư. Kết quả thẩm định phương diện thị trường là cơ sở để đánh giá lựa chọn kỹ thuật, quy mô, công suất của dự án. Kết quả thẩm định về phương diện kỹ thuật của dự án là cơ sở cho việc đánh giá tính hợp lý của chi phí đầu tư, xác định tổng mức đầu tư và tiến độ sử dụng vốn phù hợp.

Kết hợp chặt chẽ giữa nội dung thẩm định tài chính dư án và các nội dung thẩm định khác làm tăng độ khoa học và tin cậy của kết quả thẩm định đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí.

87

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w