Góp phần trong định hướng phát triển chung của Ngân hàng cũng như định hướng phát triển hoạt động tín dụng nói riêng, nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án là một trong những nhiệm vụ hàng đầu được quan tâm. Công tác thẩm định tài chính dự án phải được đặt đúng vị trí của nó dưới sự chỉ đạo chặt chẽ, có cơ chế quy trình công nghệ toàn diện và đồng bộ với quy trình công nghệ khác, tạo thành một tổng thể giải pháp mang tính chiến lược trong định hướng phát triển của toàn hệ thống. Để củng cố và phát triển công tác này trong thời gian tới, Ngân hàng đưa ra một số nội dung chính về phương hướng, nhiệm vụ cụ thể như sau:
Công tác thẩm định tài chính phải xuất phát từ tình hình thực tiễn trong ngành và nhằm phục vụ cho hoạt động cho vay trong từng giai đoạn.
Công tác thẩm định tài chính dự án phải phát huy vai trò phòng ngừa và dự báo rủi ro cho Ngân hàng. Hoạt động thẩm định phải được tiến hành thường xuyên, liên tục toàn diện đối với tất cả các dự án xin vay, trong cả quá trình cho vay từ xem xét dự án tới giải ngân và thu nợ, thu lãi.
Công tác thẩm định tài chính dự án cho vay phải được quy trình hoá, công nghệ hoá sát với tình hình thực tế, và phù hợp với nghiệp vụ của Ngân hàng.
Củng cố, hoàn thiện bộ máy tổ chức thẩm định dự án.
Công tác thẩm định dự án đòi hỏi tính chủ động, năng lực sáng tạo, khả năng phân tích, tổng hợp, quy nạp và năng lực tổng kết thực tiễn.
Công tác thẩm định tài chính dự án cho vay phải được xây dựng hướng đặc thù hoạt động cho vay của ngân hàng, phải được duy trì và phát triển thành thế mạnh trong kinh doanh và cạnh tranh do đó phải thường xuyên được tổng kết thực tiễn rút ra những kinh nghiệm để hoàn thiện và phát triển.
71
Công tác thẩm định tài chính dự án phải phù hợp với tính đa dạng trong đầu tư, thực hiện chức năng cung ứng vốn cho nền kinh tế dưới nhiều hình thức khác nhau.