Đầu tư chú trọng xây dựng thiết kế hiệu quả của hệ thống corebanking giữa các chi nhánh trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng, xây dựng hệ thống thông tin doanh nghiệp cụ thể.
“Core banking chính là một hệ thống các phân hệ nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng như tiền gửi, tiền vay, khách hàng. Thông qua đó, ngân hàng phát triển thêm nhiều dịch vụ, sản phẩm và quản lý nội bộ chặt chẽ, hiệu quả hơn”.
(Nguồn: www.wikipedia.com)
Những lợi ích mang lại của một core banking hiện đại biểu hiện trong khai thác sản phẩm, dịch vụ cả về số lượng và chất lượng. Có thể thấy, nhiều phần mềm mới còn chứa tham số rất lớn để mỗi khi ngân hàng muốn phát triển một dịch vụ, sản phẩm sẽ
dễ dàng hơn, chỉ cần định nghĩa tham số là có thể tạo sản phẩm mới mà không phải sửa thẳng vào code của chương trình. Ngoài ra, nhờ có core banking mà việc quản lý nội bộ chặt chẽ, hiệu quả hơn. Với sự ra đời của core banking hiện đại, khách hàng chỉ cần có một mã duy nhất ở ngân hàng là có thể giao dịch với rất nhiều sản phẩm, và ở bất cứ điểm giao dịch trong cùng hoặc không trong cùng một hệ thống.Đặc biệt, tiện ích của core banking là có thể quản trị rủi ro tốt hơn như giúp ngân hàng quản trị rủi ro thị trường, quản lý rủi ro tín dụng, thanh khoản và tác nghiệp … với nhiều mức quản lý khác nhau. Bên cạnh đó nhờ sự ưu việt tập trung hóa của Core banking mà có thể nâng cao việc quản lý tài khoản khách hàng và cung cấp dịch vụ khách hàng.Tăng cường vai trò của công tác kiểm soát nội bộ của ngân hàng.
Ngân hàng nên tập trung nguồn lực cả về tài chính lẫn nhân lực để xây dựng và áp dụng hệ thống corebanking hiệu quả. Phát triển hạ tầng công nghệ hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực dựa trên cơ sở ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin, điện tử tiên tiến và các chuẩn mực, thông lệ quốc tế phù hợp với điều kiện Việt Nam; Tăng cường hệ thống an toàn, bảo mật thông tin, dữ liệu và an ninh mạng. Bên cạnh đó, Ngân hàng nên đề ra những chính sách nhằm triển khai một cách đồng bộ hệ thống này tới toàn bộ chi nhánh.
Cải thiện mô hình phân loại nợ và trích lập rủi ro
Hiện nay, Ngân hàng đang phân loại nợ và trích lập rủi ro mang nặng mô hình định lượng theo Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN và Quyết định 780/2012/QĐ – NHNN chưa chủ động xây dựng mô hình cũng như việc ban hành các quy định chính sách phân loại nợ và trích lập rủi ro toàn diện cả về định lượng lẫn định tính. Yếu tố định tính góp phần không nhỏ giúp cho Ngân hàng có cái nhìn và cách đánh giá chính xác, khách quan về các khoản mục đầu tư, từ đó có những giải pháp trích lập bù đắp rủi ro toàn diện, đúng đắn hơn.
Tăng cường sự hợp tác với CIC
Đối với hoạt động tín dụng ngân hàng nếu chất lượng thông tin càng cao thì rủi ro trong kinh doanh tín dụng của các TCTD càng giảm. Nhưng thực tế hiện nay ngân hàng SHB nói riêng cùng toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chunh chưa có sự hợp tác tích cực với CIC vì chủ yếu là do muốn giữ bí mật thông tin về khách hàng để cạnh tranh nên chất lượng thông tin từ trung tâm không cao. Vì thế cần có những quy định rõ ràng về việc cung cấp sử dụng thông tin, người cung cấp thông tin sai lệch sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật và có quy định khen thưởng rõ ràng.
Ngân hàng cần tính đến các thay đổi trong tương lai về các điều kiện kinh tế khi đánh giá từng khoản tín dụng và danh mục đầu tư tín dụng, và phải đánh giá mức độ rủi ro tín dụng trong điều kiện phức tạp.
Việc kiểm định trong điều kiện phức tạp cần phát hiện các sự kiện có thể xảy ra hay những thay đổi trong tương lai có thể ảnh hưởng đến các rủi ro tín dụng của ngân hàng và đánh giá khả năng của ngân hàng trong việc chịu đựng những thay đổi đó.
Ngân hàng cần phát hiện các tình huống như suy thoái kinh tế, trong toàn bộ nền kinh tế hay trong những ngành cụ thể, cao hơn mức dự kiến về chậm trả nợ hay không trả được nợ, hoặc sự kết hợp giữa rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng, có thể dẫn đến những tổn thất lớn hay các vấn đề về thanh khoản. Việc phân tích này cần được tiến hành tren cơ sở toàn hệ thống. Phân tích kiểm định trong điều kiện căng thẳng cũng cần phải có các kế hoạch dự phòng liên quan đến các hành động mà lãnh đạo có thể thực hiện trong các kịch bản khác nhau. Có thể bao gồm các kĩ thuật như hạn chế rủi ro đối với hậu quả hay giảm bớt quy mô của rủi ro.
Để thực hiện được những yêu cầu trên, Ngân hàng nên thành lập Bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô, bộ phận này sẽ dựa trên tất cả các kênh thông tin, các nguồn nghiên cứu và dự báo khác để làm định hướng cho hoạt động tín dụng, chiến lược quản lí rủi ro tín dụng, chiến lược khách hàng và chiến lược đầu vốn tín dụng của mình. Ngân hàng nên tập trung nguồn lực để thuê những chuyên gia với chuyên môn phân tích dự báo tốt để có những chiến lược cũng như hỗ trợ đắc lực cho Ngân hàng trong việc phòng ngừa rủi ro.
Giải pháp về nhân sự
Cán bộ, nhân viên là yếu tố then chốt quyết định hiệu quả kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Kết quả này phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tính năng động sáng tạo, đạo đức nghề nghiệp, thái độ phục vụ của cán bộ ngân hàng, đó cũng là những vấn đề mà khách hàng phàn nàn nhiều nhất và mong muốn nhiều nhất từ khách hàng. Đối với hoạt động tín dụng hì chất lượng làm việc của đội ngũ nhân viên lại càng quan trọng hơn, quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hỉnh ảnh của ngân hàng, từ đó quyết định đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Do vậy, để góp phần nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng và tạo được hình ảnh thân thiện trong lòng khách hàng thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên là một giải pháp rất quan trọng, có giá trị trong mọi giai đoạn phát triển của Ngân hàng.
Đồng thời, ngân hàng không thể bỏ qua việc xây dựng chính sách đãi ngộ nhân sự, thực hiện cơ chế tài chính thông thoáng nhằm thu hút được nhân tài và duy trì đủ nhân lực chất lượng có thể đảm trách các hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Ngoài ra ngân hàng cũng cần thực hiện nghiêm túc hơn nữa các quy trình phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định của NHNN.