Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn –Hà Nộ

Một phần của tài liệu phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn - hà nội (Trang 68 - 72)

2.3.3.1 Tình hình nợ quá hạn taị Ngân hàng giai đoạn 2011 - 2013

Tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội được thể hiện dưới bảng 2.7 đây:

Bảng 2.7. Tình hình nợ quá hạn Ngân hàng SHB giai đoạn 2011 – 2013

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

2012/2011 2013/2012

Nợ quá hạn 1.745.051 9.628.079 5.456.237 7.883.028 (4.171.842) Tổng dư nợ 29.158.661 56.805.301 76.482.489 27.646.640 19.677.188 Tỷ lệ %/

Tổng dư nợ 5,98 16,94 7,13 10,96 (9,81)

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011 - 2013)

Theo số liệu đã tính toán ở bảng 2.7 ta có thể dễ dàng nhận thấy tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng SHB có xu hướng tăng năm 2012 so với năm 2011 và xu hướng giảm năm 2013 so với năm 2012. Cụ thể năm 2011 tổng dư nợ quá hạn là 1.745.051 triệu đồng ứng với tỷ lệ 5,98% trên tổng dư nợ, đến năm 2012 tổng dư nợ quá hạn của Ngân hàng là 9.628.079 triệu đồng ứng với tỷ lệ 16,94% trên tổng dư nợ tăng tuyệt đối so với năm 2011 là 7.883.028 triệu đồng và tỷ lệ tăng tương ứng là 10,96% trên tổng dư nợ. Tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng 2013 giảm tuyệt đối 4.171.842 triệu đồng và tỷ lệ giảm tương ứng 9,81% trên tổng dư nợ so với năm 2012 thực chất nợ quá hạn của Ngân hàng vẫn tăng lên về số lượng, chỉ giảm về mặt tỷ trọng.

Lý giải cho việc tăng tỷ lệ nợ quá hạn năm 2012 là do ảnh hưởng hậu quả của những cơn bão tài chính thế giới, đặc biệt nền kinh tế Mỹ suy thoái, khủng hoảng nợ công Châu Âu đã có những ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của những khách hàng có nhu cầu vay vốn tại Ngân hàng SHB cụ thể: nhiều ngân hàng trung ương các nước phát triển vẫn duy trì mức lãi suất sàn thấp lịch sử nhằm kích thích sự phục hồi kinh tế và chấp nhận lạm phát trong chừng mực nhất định. Lãi suất cơ bản tiệm cận 0% ở hầu hết các nước: FED (Mỹ): 0,25%; ECB (EU): 1%; BOE (Anh): 0,5%; Nhật Bản 0,1%. Ngược lại ở Việt Nam, lãi suất huy động lẫn lãi suất cho vay vẫn đứng ở mức cao. Các doanh nghiệp phải vay vốn với lãi suất khoảng 14-16%/năm với kỳ hạn ngắn và khoảng 14,5- 17%/năm với kỳ hạn trung, dài hạn; Giá vàng bùng nổ hút vốn đầu tư tác động xấu đến đầu tư toàn thế giới và Việt Nam bởi một khi vàng chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục

đầu tư của các tổ chức thì cũng đồng nghĩa với việc các danh mục khác như cổ phiếu, trái phiếu sẽ bị giảm mạnh.

Như vậy, luồng vốn đầu tư gián tiếp càng trở nên hạn chế; Bảo hiểu rủi ro tín dụng (CDS) xu hướng tăng lên khiến cho Việt Nam với tỷ lệ nợ cao, thâm hụt ngân sách triển miên đang bị các tổ chức tài chính quốc tế xếp vào mục rủi ro cao, với mức CDS là 263, xếp ngay trên Hy Lạp (321) và Iceland (466)  một cản trở rất lớn trong việc thu hút các luồng vốn đầu tư gián tiếp, trực tiếp và cho vay từ nước ngoài; Tăng rủi ro hối đoái và biến động tỷ giá vào cuối năm…Do hầu hết các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa, nhu cầu mua và tiêu dùng trong nước giảm khiến sức mua giảm, hàng hóa tồn kho nhiều, doanh nghiệp xuất khẩu bị cắt giảm hợp đồng hay khó khăn trong việc xuất khẩu hàng hóa bởi nhiều rào cản về thuế và chính sách nhập khẩu của thị trường nước ngoài nên tình hình tài chính không mấy sáng sủa. Nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất dần đi khả năng trả nợ cho Ngân hàng nên tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao. Ngoài ra với rất nhiều tình hình biến động như vậy ảnh hưởng đến cồn tác thẩm định của CBTD, thông tin thị trường sai lệch dẫn đến việc đánh giá sai thông tin khách hàng khi thẩm định cho vay khách hàng gây ra nhiều khoản vay khó kiểm soát được rủi ro. Hơn nữa, những khoản nợ xấu cụ thể là 3.345 tỷ đồng từ Vinashin của HBB chuyển sang khiến cho nợ xấu, nợ quá hạn của SHB tăng lên sau khi sáp nhập. Sang đến năm 2013 đã có dấu hiệu phục hồi rõ rệt của nền kinh tế Mỹ cũng như nền kinh tế thế giới tuy nhiên trong nước, tỷ lệ lạm phát vẫn ở mức cao (8%), mức tăng trưởng tín dụng dưới 8,83%, nền kinh tế chưa thật sự ổn định dẫn đến nhiều hệ lụy trong sản xuất kinh doanh: tình hình nợ xấu chưa được cải thiện, nên dòng tín dụng vẫn bị tắc nghẽn, nền kinh tế không hấp thụ được vốn. Tình trạng thừa tiền, thiếu vốn còn kéo dài. Khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặt khác áp lực do sự thúc ép giảm nợ xấu của NHNN buộc Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) thắt chặt chi tiêu, ép chỉ tiêu xuống từng chi nhánh cụ thể, điều này gây tác động tiêu cực khi mà nhiều CBTD dưới sự thúc ép và chỉ tiêu của cấp trên đã thực hiện việc đảo nợ, gia hạn nợ chuyển nhóm nợ nhóm 4, 5 lên nợ nhóm 3 và nhóm 2 khiến cho dư nợ nhóm 3 và dư nợ nhóm 3 tăng lên rõ rệt.s

2.3.3.2 Tình hình nợ xấu của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) giai đoạn 2011 -2013

Nợ xấu là những khoản nợ của ngân hàng từ nhóm 3 đến nợ nhóm 5 phân loại theo quyết định 493/2005/QĐ –NHNN và Quyết định 780/2012/QĐ – NHNN. Theo đó việc phân loại nợ xấu của Ngân hàng giai đoạn năm 2011 -2013 như sau:

Bảng 2.8. Tình hình nợ xấu Ngân hàng SHB giai đoạn 2011 - 2013

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nợ xấu (%) 2,2 8,8 4,1

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011 - 2013)

Nhìn vào bảng 2.8 ta có thể dễ dàng nhận thấy tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng có xu hướng tăng năm 2012 so với năm 2011, năm 2013 có xu hướng giảm so với năm 2012. Cụ thể năm 2011 tỷ lệ nợ xấu là 2,2% sang đến năm 2012 tỷ lệ tăng lên 8,8% và năm 2013 giảm xuống còn 4,1%. Xu hướng tăng mạnh của tỷ lệ nợ xấu Ngân hàng năm 2012 do hệ thống ngân hàng thương mại từ quý IV/2011 lâm vào nguy cơ đổ vỡ dây chuyền do mất thanh khoản của một nhóm ngân hàng thương mại yếu kém. Nợ xấu tăng nhanh, đặc biệt các khoản tín dụng về bất động sản và cung cấp tín dụng tập trung thái quá vào một nhóm tập đoàn kinh tế, kể cả khu vực tư nhân làm tăng tính rủi ro của tín dụng và sự kém hiệu quả trong việc phân bố nguồn lực tài chính; Từ quý II/2012 nền kinh tế thể hiện càng rõ nét đặc điểm của “một cơ thể vừa thiếu máu, vừa không tiếp nhận được máu”. Doanh nghiệp thiếu vốn hoạt động, nhưng ngân hàng không tăng được tín dụng. Nợ xấu như “cục máu đông” gây tắc nghẽn hệ tuần hoàn; “sức khoẻ” của nền kinh tế suy giảm nặng; niềm tin thị trường giảm sút; doanh nghiệp thiếu phương hướng hoạt động. Một bức tranh kinh tế không mấy sáng sủa kèm theo nhiều lo lắng đã kéo dài cả năm 2012. Năm 2013 Ngân hàng đã ý thức được nợ xấu và ảnh hưởng của nợ xấu tới uy tín Ngân hàng và thu nhập của Ngân hàng do đó đã có những biện pháp điều chỉnh, can thiệp hay chính sách thắt chặt tín dụng đối với những đối tượng khách hàng nhất định, bán những khoản nợ cho Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và tìm mọi cách thu hồi nợ xấu nên tỷ lệ nợ xấu đã giảm rõ rệt.

2.3.3.3 Tình hình nợ xấu trên nợ quá hạn của Ngân hàng giai đoạn 2011 – 2013

Bảng 2.9. Tình hình nợ xấu/ nợ quá hạn Ngân hàng SHB giai đoạn 2011 – 2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Nợ xấu 645.713 5.014.467 3.103.791 4.368.754 676,5 (1.910.676) (38,1) Nợ quá hạn 1.745.051 9.628.079 5.456.237 7.883.028 451,7 (4.171.842) (43,33) Nợ nhóm 2 1.093.638 4.613.612 2.352.446 3.519.974 321,86 (2.261.166) (49,01) Nợ xấu/Nợ quá hạn (%) 26,04 52,08 56,88 26,04 4,8

Qua bảng 2.19 ta thấy tình hình nợ xấu, nợ quá hạn tăng mạnh năm 2012 và có xu hướng giảm vào năm 2013. Nguyên nhân của gia tăng mạnh vào năm 2012 là do năm 2012 mức tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng SHB là cao nhưng không kiểm soát được các khoản cho vay khiến cho tình trạng nợ quá hạn tăng lên 7.883.028 triệu đồng về tuyệt đối và tăng tương đối 451,7% so với năm 2011. Những nguyên nhân khách quan do ảnh hưởng nặng nề từ hậu quả suy thoái nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ khiến cho các khách hàng của Ngân hàng mất đi khả năng hoàn trả vốn so vay đúng hạn cho Ngân hàng, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thua lỗ nhất là những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bất động sản, nhà đất, xây dựng bởi từ cuối năm 2011 thị trường nhà đất và bất động sản đóng băng khiến nhiều doanh nghiệp khó khăn và làm trầm trọng hơn khoản nợ xấu của Ngân hàng, cụ thể nợ xấu của Ngân hàng năm 2011 là 645.713 triệu đồng đến năm 2012 là 5.014.467 triệu đồng tăng 676,5% tương đương 4.368.754 triệu đồng so với năm 2011. Tới năm 2013 Ngân hàng SHB đã có những biện pháp cũng như tuân thu chặt chẽ quy định của NHNN để ra những chính sách kịp thời đúng đắn giảm tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng xuống còn 3.103.791 triệu đồng giảm tương đối so với năm 2012 là 38,1% tương ứng với 1.910.676 triệu đồng so với năm 2012. Có thể thấy ngoài những tác động tiêu cực ngoài nền kinh tế, môi trường kinh doanh Ngân hàng SHB còn phải đối mặt với chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng với đạo đức nghề nghiệp thấp, khiến xảy ra nhiều vụ bê bối tham ô kết cấu với khách hàng để duyệt và cho vay những khoản vay không hợp lý phát sinh nhiều nợ xấu cho ngân hàng mà thời gian qua báo chí đã phản ánh và lên tiếng khiến cho dư luận xôn xao điển hình vụ bê bối nhân viên SHB Lê Nữ Dạ Thảo (nhân viên Chi nhánh Ngân hàng SHB tại Đà Nẵng) chiếm đoạt hơn 9,3 tỷ đồng tháng 6-7/2010.

Nhận thấy tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng không phải là nhỏ, vẫn ở mức cao (8,8%), xét trên tổng dư nợ thì đây là khoản cho vay ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của Ngân hàng. Vì vậy, trong thời gian tới, nhiệm vụ của Ngân hàng SHB nói riêng cùng toàn hệ thống NHTM nói chung nhiệm vụ cấp thiết đề ra là giảm tối đa tỷ lệ nợ xấu xuống mức thấp nhất cóCác khoản cho vay Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (“Vinashin”), một số công ty thành viên thuộc Vinashin và các đơn vị đã chuyển sang Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (“PVN”), và Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (“Vinalines”) được phân loại nợ và trích lập dự phòng theo văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lý Nhà nước về việc xem xét khoanh và cơ cấu lại các khoản nợ cũ của Vinashin và các đơn vị thành viên của Vinashin đã chuyển sang PVN và Vinalines. Theo đó, Ngân hàng trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của Ngân hàng. Ngoài ra, việc sáp nhập Ngân hàng TMCP Habubank ngày 01 tháng 9 năm 2012 nằm

trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam, do đó, Ngân hàng đã xin phép Ngân hàng Nhà nước được phân bổ dần khoản dự phòng rủi ro tín dụng phát sinh trước đây của Ngân hàng TMCP Habubank vào kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong khoảng thời gian 3 năm kể từ năm 2012 trở đi nhằm giải quyết nợ xấu và nợ quá hạn hiện có tại Ngân hàng, phòng ngừa rủi ro lan rộng ra toàn bộ ngân hàng và hệ thống ngân hàng.

Các cơ sở giao dịch cùng các cấp chi nhánh cần thiết phải theo dõi sát sao và giám sát kỹ lưỡng các khoản cho vay, thực hiện nghiêm túc và tuân theo quy định của NHNN cũng như những quy định của Ngân hàng trong việc phân loại nợ, trích lập và xử lý dự phòng rủi ro. Việc xử lý rủi ro được thực hiện một quý một lần sau khi thực hiện việc trích lập và xử lý rủi ro trong phạm vi hoạt động của đơn vị mình. Các đơn vị không được thông báo cho khách hàng về việc xử lý điều chỉnh giảm nợ trong hồ sơ cho vay và luôn luôn theo dõi đôn đốc thu nợ.

Một phần của tài liệu phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn - hà nội (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)