Tổ chức và phân loại nợ

Một phần của tài liệu phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn - hà nội (Trang 73 - 76)

Ngân hàng SHB và các chi nhánh của Ngân hàng đang thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng nợ theo tiêu chuẩn của quyết định 493/2005 – NHNN và Quyết định 780/2012/QĐ – NHNN về phân loại nợ.

Việc phân loại này sẽ giúp ngân hàng phòng ngừa rủi ro cả về mặt định tính lẫn mặt định lượng, dễ dàng quản lý danh mục nợ của mình, từ đó xác định chính xác mức độ rủi ro của khoản nợ, phòng ngừa và có biện pháp xử lý kịp thời nhằm giảm thiểu rủi ro.

Bảng 2.10. Tình hình phân loại nợ của Ngân hàng giai đoạn 2011 – 2013

ĐVT: Triệu đồng

Nhóm

nợ Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%)  Dư nợ 29.158.661 56.805.301 76.482.489 27.646.640 94,81 19.677.188 34,64 Nhóm 1 27.413.610 47.177.222 69.824.850 19.763.612 72,09 22.647.628 48,01 Nhóm 2 1.093.638 4.613.612 2.352.446 3.519.974 321,86 (2.261.166) (49,01) Nhóm 3 218.922 1.030.821 144.391 811.899 370,86 (886.430) (85,99) Nhóm 4 154.148 1.774.175 434.850 1.620.027 1050,9 (1.339.325) (75,49) Nhóm 5 278.343 2.209.471 2.524.550 1.931.128 693,79 312.079 14,26

Nợ nhóm 1: là các khoản nợ trong hạn hoặc quá hạn 10 ngày, đây là khoản nợ đủ tiêu chuẩn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong 5 nhóm nợ. Qua bảng 2.5 ta thấy nợ nhóm 1 của Ngân hàng SHB luôn tăng qua các năm 2011, 2012, 2013 và chiếm tỷ trọng cao nhất trong các nhóm nợ khoảng 85 -95% trên tổng dư nợ. Số liệu cụ thể: năm 2011 nợ nhóm 1 là 27.413.610 triệu đồng sang năm 2012 dư nợ nhóm 1 tăng lên tuyệt đối so với năm 2011 là 19.763.612 triệu đồng và tăng tương đối 94,81%. Nhận thấy năm 2013 nợ đủ tiêu chuẩn của Ngân hàng SHB không tăng mạnh mẽ so với năm 2012 và Ngân hàng SHB đã có những chính sách kết hợp những biện pháp để nâng cao chất lượng tín dụng với mục tiêu dư nợ tiêu chuẩn đạt trên 80% như kế hoạch đã đề ra. Cụ thể dư nợ tiêu chuẩn của Ngân hàng SHB năm 2013 đạt 69.824.850 triệu đồng tăng tuyệt đối 22.647.628 triệu đồng và tăng tương đối 48,01% so với năm 2012.

Nợ nhóm 2: dư nợ nhóm 2 có ngân hàng có xu hướng tăng mạnh năm 2012 và giảm năm 2013. Cụ thể dư nợ nhóm 2 năm 2012 là 4.613.612 triệu đồng tăng tuyệt đối 3.519.974 triệu đồng và tăng tương đối 321,86% so với năm 2011. Sự gia tăng mạnh mẽ này bởi nền kinh tế Việt Nam năm 2012 được giới chuyên môn cũng như Ban lãnh đạo Ngân hàng đánh giá là một năm kinh tế khó khăn, lạm phát vẫn tăng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn trì trệ. Sang năm 2013 nền kinh tế đã dần dần phục hồi nên dư nợ nhóm 2 của Ngân hàng đã giảm cụ thể là 2.352.446 triệu đồng giảm tuyệt đối 2.261.166 triệu đồng và tương đối 49,01% so với năm 2012. Đây là tín hiệu đáng mừng của Ngân hàng SHB trong việc quản lý và phân loại nợ.

Nợ nhóm 3: dư nợ nhóm 3 của Ngân hàng cũng giống dư nợ nhóm 2 của Ngân hàng có xu hướng tăng năm 2012 so với năm 2011 và xu hướng giảm năm 2013 so với năm 2012. Cụ thể dư nợ nhóm 3 của Ngân hàng năm 2012 là 1.030.821 triệu đồng tăng tuyệt đối 811.899 triệu đồng và tăng tương đối 370,86% so với năm 2011. Lý giải cho việc tăng mạnh mẽ như vậy bởi năm 2012 nhiều doanh nghiệp vẫn chưa có khả năng trả nợ cho Ngân hàng, nợ tồn đọng từ năm 2011 chuyển sang, hoạt động doanh nghiệp bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tác động của hậu quả suy thoái nền kinh tế. Song với những chính sách cùng sự nỗ lực cố gắng kiểm soát rủi ro của Ban lãnh đạo Ngân hàng SHB cùng toàn thể nhân viên dư nợ nhóm 3 của Ngân hàng năm 2013 đã giảm tuyệt đối 886.430 triệu đồng và giảm tương đối 85,99% so với năm 2012. Đây là một thành công lớn của Ngân hàng trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng.

Nợ nhóm 4: dư nợ nhóm 4 của Ngân hàng cũng cùng xu hướng với dư nợ nhóm 2 và dư nợ nhóm 3. Có thể nói năm 2012 là một năm kinh tế đáng buồn cho hầu hết các doanh nghiệp cũng như là tổn thất đối với các Ngân hàng nói chung. Bị ảnh hưởng khá mạnh mẽ bởi tác động của hậu quả sau suy thoái kinh tế dư nợ nhóm 4 năm 2012 của Ngân hàng tăng mạnh mẽ cụ thể 1.774.175 triệu đồng tăng tuyệt đối 1.620.027

triệu đồng và tăng tương đối 1050,9 % so với năm 2011. Cung chung tay chung sức trong việc kiểm soát và giảm tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng SHB cùng với hệ thống Ngân hàng dư nợ nhóm 4 của Ngân hàng năm 2013 đã giảm khá nhiều so với năm 2012 cụ thể dư nợ nhóm 4 năm 2013 của Ngân hàng là 434.850 triệu đồng giảm tuyệt đối 1.339.325 triệu đồng và giảm tương đối 75,49% so với năm 2012. Kết quả này đã giảm kha khá tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng đạt đúng mục tiêu trong việc giảm tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng.

Nợ nhóm 5: đây là những khoản nợ có khả năng mất vốn, gây tổn thất lớn cho Ngân hàng khi phát sinh nhiều. Tuy vậy dư nợ nhóm 5 của Ngân hàng năm 2012 là 2.209.471 triệu đồng tăng tuyệt đối so với năm 2011 là 1.931.128 triệu đồng và tăng tương đối 693,79%, cùng đà tăng đó dư nợ nhóm 5 của Ngân hàng năm 2013 là 2.524.550 triệu đồng tăng tuyệt đối 312.079 triệu đồng và tương đối khoảng 14,26% so với năm 2012. Chưa kể tình hình kinh tế thế giới suy thoái, khủng hoảng nợ công Châu Âu, đã khiến nhiều khoản nợ trở nên đầy rủi ro nhất là nợ cho vay bất động sản bởi thị trường nhà đất đã đóng băng trong thời gian gần đây thì việc mất vốn đối với khoản nợ bắt buộc cho vay theo chỉ đạo Chính phủ cho hai khoản vay Vinalines và Vinashin khiến cho Ngân hàng SHB khó kiểm soát và giảm khoản nợ xấu của Ngân hàng xuống mức thấp được.

 Trích lập để xử lý rủi ro:

Định kỳ hàng quý Giám đốc chi nhánh thực hiện việc phân loại tài sản Có và dự kiến số tiền phải trích lập dự phòng, trình những khoản điều kiện rủi ro xử lý và lập phương án thu hồi nợ.

Chú ý: Nợ quá hạn được phân loại vào nợ Nhóm 2, sau đó nợ chuyển sang nợ quá hạn nếu chưa được hoàn trả thì TCTD căn cứ vào thời gian quá hạn thực tế chuyển nợ sang nhóm 3, nhóm 4 tương ứng.

 Phương pháp trích lập dự phòng  Trích lập theo quý

Trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tháng thứ 3 mỗi quý, các đơn vị căn cứ vào số dư tại thời điểm cuối cùng của tháng thứ 2 của quý đó thực hiện phân loại và trích lập dự phòng

So sánh với số dư hiện có:

 Nếu số dư > số dư hiện có: phải trích phần hiện thiếu.  Nếu số dư <số dư hiện có: không phải trích tiếp.  Về tỷ lệ trích lập:

Dự phòng chung: tỷ lệ dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

Dự phòng cụ thể:  Nhóm 2: 5%  Nhóm 3: 20%  Nhóm 4: 50%  Nhóm 5: 100%.

Năm 2012 Ngân hàng trích lập dự phòng 1.291.244 triệu đồng tăng so với năm 2011 là 238,66% ứng với 909.962 triệu đồng và tính đến hết thời điềm 31/12/2013 Ngân hàng trích lập 544.986 triệu đồng giảm so với năm 2012 là 746.258 triệu đồng tương đương giảm 57,79% .

Với các loại chứng khoán đầu tư Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) cũng đã trích lập dự phòng cụ thể năm 2012 Ngân hàng đã dành 8.843 triệu đồng cho chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán, dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn khoảng 51.970 triệu đồng tính đến hết 31/12/2013.

Một phần của tài liệu phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn - hà nội (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)