Nhân tố ảnh hưởng đến công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn - hà nội (Trang 40 - 89)

a. Nhân tố con ngƣời trong đó có cán bộ tín dụng

Trình độ cán bộ Ngân hàng thương mại các cấp là một yếu tố quan trọng trong quyết định tính hiệu quả của công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng. Để đạt được hiệu quả của công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng nhất định thì cần có đội ngũ lãnh đạo ngân hàng có tầm hiểu biết sâu, có khả năng phâ tích và tầm nhìn xa hơn.

Trên cơ sở năng lực đội ngũ lãnh đạo, ngân hàng sẽ xây dựng những chỉ tiêu đánh giá tín dụng phù hợp với một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn tốt trong thẩm định cho vay thì ngân hàng sẽ có những biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro ở mức bình thường và ngược lại nếu đội ngũ nhân viên chưa có kinh nghiệm thì biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng được xây dựng, kiểm tra và giám sát liên tục.

b. Nhân tố công nghệ ngân hàng

Công nghệ ngân hàng hiện đại là một trong những đòi hỏi quan trọng hàng đầu để hỗ trợ hoạt động và công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng. Với sự hỗ trọ tích cực của các phần mềm tổng hợp và phân tích thông tin một cách nhanh chóng, chính các giúp cho CBTD có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, hợp lý, khoa học dựa trên những kết quả xử lý của thông tin đã được phân tích.

 Sự biến động của môi trường vĩ mô, kinh tế chính trị, biến động thiên tai Các yếu tố môi trường vĩ mô luôn có một ảnh hưởng nhất định tới công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng do đặc thù kinh doanh ngân hàng đặc biệt nhạy cảm. Chính phủ theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao, điều này sẽ tiềm ẩn nguy cơ làm lạm phát leo thang. Khi lạm phát tăng cao sẽ làm chi phí đầu vào tăng gây khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Hậu quả là năng lực trả nợ của các khách hàng sẽ bị suy giảm. Chính phủ thay đổi các chính sách tài chính, tiền tệ… sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Thiên tai, địch họa, những nhu cầu thay đổi của người tiêu dùng hoặc kỹ thuật công nghệ một ngành nào đó…có thể khiến cơ sở sản xuất kinh doanh phá sản và đặt người kinh doanh vào thế thua lỗ, mất khả năng trả nợ khiến cho các ngân hàng có khả năng mất vốn.Vì vậy một ngân hàng hoạt động trong môi truường kinh doanh đầy biến động thì yêu cẩu quản trị rủi ro tín dụng càng cao đặc biệt công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng.

 Tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ ngân hàng

Hệ thống kiểm soát nội bộ đóng vai trò quan trọng đối với quản trị rủi ro nói chung và đối với công tác phòng ngừa rủi ro nói riêng. Hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động nhằm giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong kinh doanh; đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính; đảm bảo sử dụng tối ưu các nguồn lực và

đạt được mục tiêu đặt ra. Hệ thống kiểm soát nội bộ có nhiệm vụ tìm hiểu hệ thống quản lý của công ty, bao gồm cả những hoạt động chính thức hoặc không chính thức, nhằm đưa ra quy định, hướng dẫn về các nhân tố có thể tác động đến hoạt động kinh doanh. Phòng kiểm soát nội bộ là một bộ phận thuộc bộ máy điều hành, có chức năng hỗ trợ cho ban lãnh đạo, giám sát mọi hoạt động, đảm bảo mọi nhân viên thực hiện đúng nội quy, quy chế của ngân hàng. Ngoài ra, bộ phận này còn có nhiệm vụ phải báo cáo kịp thời kết quả kiểm tra, kiểm soát nội bộ và đề xuất các giải pháp kiến nghị cần thiết nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động an toàn đúng pháp luật. Một ngân hàng có hệ thống kiểm soát nội bộ được tổ chức một cách có hệ thống sẽ giúp ích nhiều cho công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng.

(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng SHB năm 2012)

c. Nhân tố khách hàng

Phân loại khách hàng tốt sẽ giúp ngân hàng dễ dàng hơn trong việc đưa ra chính sách tín dụng nói chung và những biện pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng nói riêng. Dựa trên kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng nội bộ đảm bảo tính chất các khoản nợ, ngân hàng sẽ có những biện pháp phòng ngừa cụ thể và phân loại nợ.

 Đối với khách hàng doanh nghiệp, rủi ro tín dụng sẽ được ngân hàng đo lường và phân tích tình hình tài chính, tính pháp lý của hoạt động kinh doanh, đặc điểm của hoạt động kinh doanh, từ đó, ngân hàng sẽ đưa ra những đánh giá để có thể lường trước phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra tỏng tương lai và tìm những biện pháp hạn chế nó.

 Đối với khách hàng cá nhân, việc đo lường và phân tích dựa trên tình hình tài chính của khách hàng cá nhân (nhưng khoản thu nhập như lương, góp vốn kinhd oanh, đàu tư chứng khoán…) cùng các mối quan hệ như quan hệ họ hàng, tài sản đảm bảo, người bảo lãnh…

Có thể nói khách hàng là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng. Vì ngân hàng có hồ sơ chất lượng tín dụng tốt thì ngân hàng không quá khắt khe trong việc thời hạn cho vay, tài sản đảm bảo khi vay.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Như đã phân tích ở trên, hoạt động kinh doanh ngân hàng đặc biệt và nhạy cảm. Chiếm khoảng 70 – 80% hoạt động kinh doanh ngân hàng, hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Rủi ro tín dụng có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau khách quan lẫn chủ quan. Thực tế hiện nay hoạt động NHTM tại Việt Nam là tập hợp các chi nhánh, chưa kinh doanh đa năng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng, công nghệ hiện đại đã được áp dụng trong việc hỗ trợ giúp ngân hàng cụ thể các cán bộ ngân hàng phân tích cũng như đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng song vẫn còn nhiều thiếu sót và chưa thật sự hiệu quả, chưa liên kết mạch lạc chặt chẽ với khách hàng nên rủi ro vẫn gia tăng. Do đó, để thực hiện công tác phòng ngừa rủi ro và xây dựng những mô hình phòng ngừa rủi ro cho riêng ngân hàng mình thì NHTM cần phải có hệ thống đo lường, đánh giá rủi ro tín dụng kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, linh hoạt. Có như vậy, ngân hàng mới quản trị rủi ro tốt hơn, tránh những tổn thất mà rủi ro tín dụng gây ra, chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.

CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – HÀ NỘI (SHB) 2.1 Tổng quan về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội

2.1.1 Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn -

Hà Nội (SHB)

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông Thôn Nhơn Ái, được thành lập ngày 13/11/1993 với vốn điều lệ 400 triệu đồng và tổng tài sản 1.100 triệu đồng. Mạng lưới hoạt động ban đầu của Ngân hàng chỉ có một trụ sở chính đặt tại tỉnh Cần Thơ với tổng số cán bộ nhân viên là 8 người.

 Giấy phép ĐKKD số: 1800278630

 Trụ sở chính: 77 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội  Tel: (04) 3942 3388, Fax: (04) 3941 0944

 Website: www.shb.com.vn.

 Tính đến hết 31/12/2013, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) có:  Tổng tài sản: Trên 120,000 tỷ VNĐ

 Vốn điều lệ: 8.865.795.470.000 VNĐ

 Mạng lưới hoạt động: Hiện tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) có hơn 317 Chi nhánh và phòng Giao dịch trên các tỉnh thành trong nước và hai Chi nhánh Quốc tế tại Campuchia và Lào.

 Nhân sự: 4922 cán bộ, nhân viên.

 Slogan: “Đối tác tin cậy, giải pháp phù hợp”

Năm 2006 là năm bước ngoặt trong quá trình xây dựng và phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) khi NHNN chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Nông thôn Nhơn Ái được chuyển đổi mô hình hoạt động lên Ngân hàng TMCP Đô thị và đổi tên thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (viết tắt là SHB.

Năm 2007 SHB tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ lên 2.000 tỷ đồng khẳng định bước ngoặt lớn trong quy mô, vị thế, tiềm lực của SHB.

Năm 2008 SHB chuyển trụ sở chính từ Cần Thơ ra Thủ đô Hà Nội.

Năm 2009 SHB là ngân hàng thứ 3 trong khối Ngân hàng TMCP Việt Nam chính thức niêm yết 200 triệu cổ phiếu trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán giao dịch SHB, khẳng định tính minh bạch về tài chính, sự phát triển an toàn và bền vững của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB).

Năm 2010 SHB phát hành thành công 150 triệu cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên 3.497,5 tỷ đồng và chính thức triển khai hệ thống CoreBanking mới Intellect và hệ thống Công nghệ thẻ mới SmartVista.

Năm 2011 SHB đã chuyển đổi thành công 1.500 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi phát hành năm 2010 để nâng vốn điều lệ của SHB lên 4.815,8 tỷ đồng và vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước, bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Năm 2012 đánh dấu một cột mốc mới trong quá trình hình thành và phát triển của SHB. Để mở rộng quy mô, mạng lưới và năng lực cạnh tranh với chi phí thấp nhất, SHB đã thực hiện sáp nhập Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) vào SHB để đưa SHB vươn lên trở thành một trong các Ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam. Đồng thời thông qua việc mở Chi nhánh nước ngoài tại Campuchia và Lào, SHB đã hiện thực hóa chiến lược phát triển ra thị trường quốc tế. Trong năm 2012, SHB được Ngân hàng Nhà nước xếp loại A, thuộc Ngân hàng nhóm I - nhóm cao nhất trong xếp loại 4 nhóm Ngân hàng và được tăng trưởng tín dụng ở mức cao nhất.

Trên chặng đường phát triển, SHB đã dành được nhiều bằng khen, giải thưởng lớn trong nước và quốc tế như: Huân chương lao động hạng 3; Bằng khen, Cờ thi đua của Chính phủ, NHNN, UBND các tỉnh, thành phố có trụ sở SHB; Giải thưởng Ngân hàng Tốt nhất Việt Nam năm 2010 và 2012 do tạp chí The Banker của tập đoàn truyền thông Financial Times (Anh) bình chọn; Ngân hàng Tài trợ thương mại Tốt nhất Việt Nam 3 năm liền 2009, 2010, 2011 do tạp chí Global Finance (Mỹ) bình chọn; Ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế xuất sắc do Wells Fargo và Bank of New York Mellon (Mỹ) trao tặng; Giải thưởng Thương hiệu mạnh 06 năm liên tiếp từ 2007 - 2012 …

(Nguồn: www.shb.vn)

2.1.2 Sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội

(SHB)

Giống như các NHTM khác Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội SHB là một trong những NHTM hàng đầu Việt Nam về uy tín, vốn, tài sản, các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp rất đa dạng với nhiều hình thức khác nhau. Những sản phẩm dịch vụ mà Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội cung cấp bao gồm:

a. Tín dụng

Ngân hàng sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh, các dự án đầu tư, tiêu dùng, phục vụ đời sống, xuất nhập khẩu, xuất khẩu lao động,… trừ các đối tượng mà pháp luật cấm. Các hình thức cho vay bao gồm:

 Cho vay ngắn hạn;  Cho vay trung hạn;  Cho vay dài hạn.

 Phân theo mục đích sử dụng bao gồm:

Trên cơ sở nhu cầu của khách hàng ngân hàng có thể cung cấp các hình thức cho vay như sau:

 Cho vay sản xuất cá nhân và doanh nghiệp;  Cho vay theo dự án đầu tư;

 Cho vay tiêu dùng;

 Cho vay mua bất động sản;

 Cho vay sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá do SHB phát hành;  Cho vay phát triển kinh tế nông nghiệp;

 Cho vay theo hạn mức thấu chi.

 Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm; phù hợp với quy định tại Quy chế này và điều kiện hoạt động kinh doanh của NHNN, NHTM Việt Nam và nhu cầu của khách hàng.

b. Tiền gửi

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) cung cấp các dịch vụ tiền gửi cho khách hàng như sau:

 Tiền gửi thanh toán cá nhân và doanh nghiệp;  Tiết kiệm có kì hạn;

 Tiết kiệm không kỳ hạn;

 Tiết kiệm hưởng lãi bậc thang theo thời gian gửi;  Tiết kiệm có thưởng;

 Tiết kiệm bằng đồng Việt Nam bảo đảm theo giá trị vàng;  Phát hành các kì phiếu, chứng chỉ tiền gửi.

c. Bảo lãnh

Bảo lãnh là một trong những dịch vụ mà SHB đã thực hiện nhiều năm và ngày càng khẳng định chất lượng và uy tín đối với khách hàng bằng kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ có chuyên môn, phong cách phục vụ tận tình, chu đáo, thủ tục đơn giản với mức phí cạnh tranh dành cho mọi thành phần kinh tế. Bao gồm các loại bảo lãnh:

 Bảo lãnh vay vốn trong nước;  Bảo lãnh vay vốn nước ngoài;  Bảo lãnh thanh toán;

 Bảo lãnh dự thầu;

 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng;  Bảo lãnh nộp thuế nhập khẩu;  Bảo lãnh hoàn tạm ứng;

 Bảo lãnh phát hành chứng từ có giá;  Bảo lãnh quốc tế.

d. Kinh doanh chứng khoán

Đây là dịch vụ mà ngân hành cung cấp dưới các hình thức liên quan đế chứng khoán như: cầm cố, bảo lãnh phát hành chứng khoán…

e. Dịch vụ chiết khấu chứng từ

Đây cũng là một hình thức cho vay, nhưng nó đặc biệt hơn các hình thức khác ở chỗ là nó chiết khấu các loại giấy tờ có giá, nếu chúng ta cần tiền để đầu tư vào một dự án khác khi những chứng từ có giá (chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, công trái, hối phiếu...) chưa đến hạn thanh toán, ngân hàng có thể thực hiện chiết khấu chứng từ với tỷ lệ chiết khấu cao nhất và mức phí linh loạt, hấp dẫn nhất tuỳ theo từng hồ sơ cụ thể. Có 2 loại chiết khấu chính là:

 Chiết khấu hối phiếu thương mại;  Chiết khấu chứng từ có giá.

f. Tài khoản cá nhân, tài khoản doanh nghiệp

Đây là một dịch vụ hết sức tiện ích và an toàn có thể khắc phục được tình trạng hư hỏng, mất cắp… khi khách hàng hay các cơ quan doanh nghiệp để tiền tại nhà, cơ quan. Khách hàng gửi tiền của mình vào tài khoản trong ngân hàng sẽ được hưởng lãi suất không kì hạn. Đặc biệt là hết sức thuận tiện trong việc thanh toán qua các tài khoản trên như: uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc, chuyển tiền…Các giao dịch thanh toán với số tiền lớn của quý khách được tiến hành nhanh gọn, không mất thời gian kiểm đếm, không mất thời gian kiểm định tiền giả, đảm bảo an toàn…

g. Cho thuê tài chính

Đây là dịch vụ nhằm hỗ trợ các khách hàng có nhu cầu đầu tư trung, dài hạn để đổi mới trang thiết bị, phát triển sản xuất kinh doanh, nhưng các khách hàng này lại thiếu vốn. Trong trường hợp này ngân hàng cung cấp cho khánh hàng của mình một khoản tín dụng trung, dài hạn thông qua việc thuê máy móc, thiết bị và tài sản khác từ

công ty cho thuê tài chính, qua đó khách hàng có thể sử dụng tài sản thuê và thanh toán dần tiền thuê trong suốt thời hạn đã được thoả thuận.

h. Kinh doanh ngoại tệ

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) nhận thu đổi các loại ngoại tệ mạnh cùng các đồng tiền khu vực như USD, EUR, GBP… của khách hàng vãng lai, mua bán các loại ngoại tệ trên tài khoản khách hàng khi có yêu cầu, thực hiện mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối trong nước và quốc tế.

Một phần của tài liệu phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn - hà nội (Trang 40 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)