Cơ chế chính sách tín dụng

Một phần của tài liệu phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn - hà nội (Trang 64 - 68)

2.3.2.1 Chính sách cho vay

a. Đối với khách hàng cá nhân:

Điều kiện vay vốn: Đối với khách hàng có năng lực pháp luật dân sự và hành vi dân sự đầy đủ, thu nhập hợp pháp và ổn định, đủ khả năng trả nợ, chứng minh được nguồn gốc trả nợ, tài sản đảm bảo khoản vay và có 30-50% kinh phí tham gia vào kế hoạch vay vốn, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) sẽ đáp ứng nhu cầu vay vốn.

Chính sách hỗ trợ đối với khách hàng bao gồm các hoạt động: Cho vay mua ô tô tại các đơn vị của công ty cổ phần Ô tô Trường Hải; Cho vay mua nhà trả góp; Cho vay hỗ trợ du học trọn gói; Cho vay tín chấp tiêu dùng; Cho vay cầm cố giấy tờ có giá; Cho vay tài trợ kinh doanh chứng khoán; Cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh; Cho vay thấu chi.

b. Đối với khách hàng doanh nghiệp

Điều kiện vay vốn: Có năng lực pháp lí dân sự, năng lực hành vi dân sự đầy đủ và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Có mục đích sử dụng vốn vay rõ ràng, hợp pháp, dù là tài trợ thương mại hay đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Có tình hình tài chính lành mạnh, đủ khả năng trả gốc và lãi đúng cam kết trong hợp đồng vay vốn. Không có nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng khác. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi kèm theo phương án trả nợ khả thi cho SHB. Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước cùng các quy định của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB).

Chính sách hỗ trợ đối với khách hàng gồm: Cho vay bổ sung vốn lưu động; Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu; Chiết khấu bộ chứng từ có giá; Cho vay đầu tư tài sản cố đinh; Cho vay theo dự án; Cho vay tài trợ xuất khẩu lãi ưu đãi.

2.3.2.2 Chính sách quản lý rủi ro

 Tỷ lệ an toàn vốn: tính theo hướng dẫn quốc tế Basel và theo tiêu chuẩn của quản lí ngành, tỉ lệ an toàn vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) luôn trên 8% trong giai đoạn 2011 -2013.

 Tỉ lệ đòn bẩy tài chính: Chuẩn mực tỉ lệ đòn bẩy tài chính tốt nhất theo tiêu chuẩn quốc tế là từ 10-14 lần. Trong giai đoạn 2011 -2013 Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) luôn duy trì tỉ lệ này quanh mức 11 lần.

 Tỉ lệ thanh khoản: năm 2011 và năm 2012 tình hình kinh tế vẫn còn ảnh hưởng nặng nề từ hậu quả của suy thoái , hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng tuy nhiên sang đến năm 2013 tình hình kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội vẫn đặt vấn đề đảm bảo thanh khoản là mục tiêu hàng đầu nhằm đảm bảo hoạt động của ngân hàng. Trong khi quan điểm tốt nhất của quốc tế đưa ra là 30% thì con số này của Ngân hàng là trên 32%.

Tại ngân hàng công tác quản trị rủi ro được chú trọng hơn trong những khâu sau:  Tái cơ cấu chức năng phê duyệt tín dụng theo hướng tập trung. Triển khai việc

chuyên môn hóa các phòng ban và bộ phận liên quan đến tín dụng theo hướng tách biệt độc lập giữa chức năng phát triển kinh doanh và chức năng quản trị rủi ro tín dụng.

 Tăng cường hoạt động kiểm soát tuân thủ từ khâu xét duyệt hồ sơ giải ngân, giải ngân, quản lí sau giải ngân nhằm sớm phát hiện các dấu hiệu rủi ro cũng như sai sót trong quá trình chi vay để xử lí kịp thời, hạn chế tới mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra.

 Xây dựng danh mục tín dụng phi tập trung, nhưng có trọng điểm để phân tán rủi ro vào các phân đoạn khách hàng và các ngành nghề khác nhau, tránh rủi ro tập trung, đảm bảo hạn chế rủi ro tín dụng một cách tốt nhất.

 Xây dựng chính sách, quy định cụ thể và chế độ báo cáo đánh giá chế độ định kì về hoạt động tín dụng, đảm bảo việc kiếm soát rủi ro được hiệu quả nhất.  Trên cơ sở đánh giá rủi ro của các khoản vay, công tác trích lập dự phòng

phục vụ việc đánh giá mức độ tổn thất tín dụng có thể xảy ra và chấ lượng hoạt động tín dụng trong toàn Ngân hàng luôn được thực hiện tốt.

 Từng bước hoàn thiện hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng để đảm bảo phán ánh đúng về rủi ro tín dụng của khách hàng khi cấp tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng trong ngân hàng.

 Xây dựng mô hình lượng hóa tổn thất rủi ro tín dụng xảy ra theo chuẩn mực quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng.

(Nguồn: Các quyết định về tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội)

2.3.2.3 Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Hiện nay, tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) việc đo lường RRTD đối với khách hàng có quan hệ tín dụng đang thực hiện theo Quyết định số 53/QĐ - HĐQT ngày 17/04/2012 của Chủ tịch HĐQT về việc ban hành quy định về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đáp ứng yêu cầu của Quyết định 493/2005/QĐ –NHNN và Thông tư số 18/2007/NHNN, Quyết định 780/2012/QĐ - NHNN. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã xây dựng cho mình một hệ thống xếp hạng tín dụng riêng áp dụng cho cá nhân và cho doanh nghiệp. Ngân hàng kết hợp các chỉ tiêu định tính để chấm điểm bổ sung thêm cho các chỉ tiêu định lượng, có các hướng dẫn chi tiết để thực hiện chấm điểm và xếp hạng tín dụng nhằm hạn chế chủ quan trong đánh giá các chỉ tiêu.

a. Xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân

Mô hình chấm điểm của Ngân hàng không sử dụng điểm trọng số đối với từng chỉ tiêu, mà thay vào đó là sử dụng điểm âm để giảm trừ điểm nếu khách hàng có những tiêu chí xếp hạng nằm trong vòng nguy hiểm ảnh hưởng nặng tới khả năng tài chính dành cho việc trả nợ ngân hàng. Căn cứ vào quy định Basel Ngân hàng đã chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân như sau:

Bảng 2.5. Chấm điểm tín dụng cá nhân Ngân hàng SHB

Điểm Xếp hạng Đánh giá xếp hạng >=401 AAA Rủi ro thấp 351 - 400 AA 301 - 350 A 251 - 300 BBB Rủi ro trung bình 201 - 250 BB 151 - 200 B 51 - 100 CCC Rủi ro cao 0 - 50 CC < 0 D

(Nguồn: Ban Tín dụng Ngân hàng SHB)

b. Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp

Mô hình xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) bao gồm 15 chỉ tiêu tài chính theo hướng dẫn của NHNN, phân theo 4 nhóm ngành và 3 mức quy mô doanh nghiệp. Các nhóm chỉ tiêu tài chính trong mô

hình đánh giá gồm: lưu chuyển tiền tệ, năng lực kinh nghiệm quản lý, uy tín giao dịch với ngân hàng bao gồm: quan hệ tín dụng và quan hệ phi tín dụng, môi trường kinh doanh, các đặc điểm hoạt động khác.

Bảng 2.6. Chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điểm Xếp hạng Đánh giá xếp hạng

91-100 AAA Tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động kinh doanh hiệu quả. Triển vọng phát triển lâu dài. Rủi ro thấp

84-90 AA Tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động kinh doanh hiệu quả. Triển vọng phát triển lâu dài. Rủi ro thấp

77-83 A

Tình hình tài chính ổn định nhưng có những hạn chế nhất định, hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhưng không ổn định. Rủi ro thấp.

70-76 BBB

Hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả, có triển vọng trong ngắn hạn, tình hình tài chính ổn định ngắn hạn. Rủi ro trung bình.

63-69 BB

Tiềm lực tài chính trung bình, có những nguy cơ tiềm ẩn, hoạt động kinh doanh tốt trong hiện tại nhưng có những biến động lớn. Rủi ro trung bình, khả năng trả nợ giảm. 56-62 B

Khả năng tự chủ tài chính thấp, dòng tiền biến động theo chiều hướng xấu, hiệu quả hoạt động kinh doanh không cao. Rủi ro cao.

49-55 CCC

Hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp, không ổn định, năng lực tài chính kém, bị thua lỗ trong thời gian gần đây. Rủi ro cao.

42-48 CC

Hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp, năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn 90 ngày. Rủi ro rất cao, khả năng trả nợ kém.

35-41 C Hiệu quả hoạt động kinh doanh rất thấp, bị thua lỗ, không có triển vọng phục hồi, đã có nợ quá hạn. Rủi ro rất cao. <35 D Tài chính yếu kém, bị thua lỗ kéo dài, có nợ khó đòi. Rủi

ro đặc biệt cao, mất khả năng trả nợ.

(Nguồn: Ban tín dụng Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội)

Hệ thống xếp hạng tín dụng của Ngân hàng đã góp phần không nhỏ trong việc đánh giá, phân loại và sàng lọc khách hàng từ đó giúp ngân hàng giảm được tỉ lệ rủi ro tín dụng trong mức cho phép. Kết quả xếp hạng tín dụng giúp các nhà quản lí sử dụng để xác định mức giới hạn tín dụng tối đa cho từng khách hàng, áp dụng mức lãi suất

cho vay, và các quy định về tài sản đảm bảo. Nhìn chung hệ thống xếp hạng tín dụng của Ngân hàng đã đem lại những hiệu quả nhất định.

Một phần của tài liệu phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn - hà nội (Trang 64 - 68)