Gòn – Hà Nội (SHB)
2.2.2.1 Hoạt động huy động vốn:
Ngân hàng đóng vai trò là trung gian tài chính, thực hiện chức năng di chuyển các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi đến những nơi phát sinh nhu cầu về vốn. Vì vậy huy động vốn là một công việc rất quan trọng của ngân hàng, nó là tiền đề, là cơ sở quyết định hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đã tích cực
và không ngừng mở rộng huy động vốn, coi hoạt động huy động vốn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để có thể đứng vững, tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh. Ngoài các hình thức huy động vốn truyền thống, chủ yếu là huy động tiền gửi tiết kiệm từ dân cư, SHB còn huy động từ nhiều nguồn khác nhau như là: mở tài khoản tiền gửi cá nhân; huy động vốn bằng trái phiếu, kỳ phiếu ngắn hạn và dài hạn; tiền gửi kho bạc… Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị kết hợp với việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, thực hiện các thủ tục thanh toán, gửi và rút tiền linh hoạt… được khách hàng tín nhiệm và tin tưởng. Với hoạt động huy động vốn được quản lý tập trung tại Trụ sở chính, SHB đã áp dụng các cơ chế, chính sách linh hoạt và phù hợp đẩy mạnh huy động vốn từ Tổ chức kinh tế và cá nhân, từ đó đã có được kết quả rất khả quan.
Nhìn vào bảng 2.1 dưới ta có thể thấy tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) có mức tăng trưởng không ngừng qua các năm 2011, 2012, 2013. Kết quả đạt được thể hiện sự nỗ lực phấn đấu tăng cường huy động vốn của ngân hàng đã dần được phát huy để đảm bảo nguồn vốn dồi dào. Nhờ vào việc không ngừng đa dạng hóa sản phẩm huy động vốn và các lợi ích hấp dẫn cho khách hàng, Ngân hàng đã huy động được một khối lượng vốn nhàn rỗi đáp ứng nhu cầu vay vốn của các chủ thể kinh tế trên thị trường từ đó góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển. Năm 2012 tổng nguồn vốn huy động cụ thể là 107.028.802 triệu đồng tăng 41.870.128 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng với 64,26%. Sang năm 2013 tổng nguồn vốn huy động là 133.410.043 triệu đồng tiếp tục tăng trưởng so với 2012 là 26.381.241 triệu đồng về số tuyệt đối và tăng 24,65% về số tương đối. Trong năm 2012 nền kinh tế thế giới vẫn chưa thoát khỏi những khó khăn do tác động khủng hoảng, suy thoái kinh tế từ những năm trước để lại đặc biệt là cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực đồng tiền chung EU vẫn chưa chấm dứt và ngày càng trầm trọng. Nền kinh tế Việt Nam năm 2012 yếu với tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp, tỷ lệ nợ xấu cao, nhu cầu tiêu dùng suy giảm đã ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng nói chung.
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) giai đoạn 2011 – 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) 1. Vay NHNN 2.184.954 3,35 - - - - (2.184.954) (100) - - 2. Vay TCTD 15.909.083 24,42 15.505.603 14,49 12.155.063 13,42 (403.480) (2,54) (3.350.000) (21,61) 3. Vay UTĐT 226.386 0,35 385.245 0,36 479.390 0,47 158.859 70,05 91.145 23,66 4. Vay từ khách hàng 34.785.614 53,39 77.598.520 72,5 90.714.318 81,14 42.812.906 123,07 13.115.798 16,9 Từ TCKT 14.414.669 31,14 22.881.460 49,63 30.259.430 54,39 8.466.791 58,74 7.377.970 32,24 Từ cá nhân 20.289.700 22,12 53.114.225 21,38 58.450.536 25,17 32.824.525 161,78 5.336.311 10,05 Đối tượng khác 81.245 0,12 1.602.835 1,5 2.004.322 1,59 1.521.590 187,3 401.487 25,05 5. Phát hành GTCG 11.205.240 17,2 4.370.389 4,08 16.909.574 12,7 (6.834.851) (60,99) 12.539.185 286,91 6. Huy động khác 817.790 1,26 952.219 2,13 4.624.380 1,53 134.429 16,44 3.672.161 365,64 Tổng nguồn huy động 65.158.674 100 107.028.802 100 133.410.043 100 41.870.128 64,26 26.381.241 24,65
Bên cạnh đó, những biến cố của ngành tài chính ngân hàng là những rào cản tác động tiêu cực đến hoạt động của các Ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) nói riêng. Trong năm 2012 NHNN liên tục điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động vốn từ 14%/năm xuống 8%/năm làm cho mặt bằng lãi suất huy động vốn thị trường I giảm nhanh cùng với những biến cố của ngành tài chính ngân hàng đã khiến cho một số Ngân hàng lâm vào tình trạng khó khăn về thanh khoản tạo ra những cuộc chạy đua lãi suất ngầm. Do vậy, để thực hiện kế hoạch kinh doanh phát triển mạnh huy động nguồn vốn từ thị trường I ngay từ những tháng đầu năm 2012 Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã ban hành hàng loạt các sản phẩm huy động vốn đa dạng, phong phú phù hợp với đặc thù của từng địa bàn hoạt động nên đã góp phần vào sự tăng trưởng huy động vốn từ Tổ chức kinh tế và cá nhân đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm từ dân cư tăng rất mạnh so với năm 2011. Năm 2013 nền kinh tế vẫn chưa phục hồi hoàn toàn sau hậu quả nặng nề của suy thoái kinh tế song SHB vẫn giữ vững phong độ với nguồn vốn huy động tăng trưởng đều và mạnh cho thấy ngân hàng đã chú trọng hơn trong việc đầu tư, phát triển sản phẩm dịch vụ đa dạng, phong phú cung cấp tới khách hàng. Năm 2013 đánh dấu bước tiến quan trọng sau một năm sáp nhập Habubank (HBB) của SHB. Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đạt được nhiều kết quả tích cực sau một năm nhận sáp nhập cho thấy nhận sáp nhập là hướng đi đúng đắn. Việc khai thác các lợi thế sau sáp nhập sẽ giúp ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) hoạt động ổn định, an toàn hướng đến mục tiêu một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.
Trong tổng nguồn vốn huy động, huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư tăng mạnh chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và cá nhân. Điều đó thể hiện rõ qua bảng trên tính đến cuối năm 2012 vốn huy động từ TCKT và cá nhân chiếm khoảng 71% trên tổng ngồn huy động, tính đến tời điểm cuối năm 2013 nguồn vốn huy động từ đối tượng này chiếm khoảng 80% trên tổng nguồn, điều này cho thấy tính ổn định bền vững trong tăng trưởng nguồn vốn huy động của SHB, uy tín của SHB đối với khách hàng trong nước cũng như khách hàng nước ngoài ngày càng được khẳng định.
Nguồn vốn huy động thông qua phát hành GTCG chiếm tỉ trọng không cao trong tổng nguồn vốn, GTCG chủ yếu mà SHB phát hành là kỳ phiếu ngắn hạn. SHB đã sử dụng công cụ này nhằm thu hút vốn từ những nhà đầu tư trong và ngoài nước, tuy nhiên do đặc thù nền kinh tế của Việt Nam nên nguồn huy động này thường không cao. Năm 2011 nguồn vốn thông qua phát hành GTCG chiếm 17,2%, năm 2012 giảm 6.834.851 triệu đồng về số tuyệt đối và 60,99% về số tương đối. Nguyên nhân giảm mạnh như vậy do năm 2012 nền kinh tế khó khăn do ảnh hưởng suy thoái, Nhà nước thắt chặt chi tiêu nên các nhà đầu tư không mặn mà lắm với hình thức tiềm ẩn rủi ro
này. Năm 2013 sáng sủa hơn tiếp tục tăng mạnh 12.539.185 triệu đồng về số tuyệt đối và 286,91% về số tương đối do năm 2013 nền kinh tế đang dần phục hồi và các nhà đầu tư bắt đầu mạnh dạn đầu tư vào kỳ phiếu ngân hàng và điều đó đã giúp SHB huy động nguồn vốn không nhỏ từ kênh huy động này.
Các hình thức huy động khác cũng tăng đều qua các năm. Nguồn vốn huy động từ vốn tài trợ, ủy thác năm 2012 tăng tuyệt đối 158.859 triệu đồng và tương đối 70,05% so với năm 2011. Năm 2013 tăng tuyệt đối 91.145 triệu đồng tương đương 23,66% so với năm 2012. Nguồn vốn huy động qua kênh này tăng như vậy vì SHB dã đặt ra mục tiêu là ngân hàng tài trợ và tiếp nhận các nguồn tài trợ ODA cho chính phủ Việt Nam. Song vốn huy động thông qua kênh vay trên thị trường liên ngân hàng thông qua NHNN hay vay các TCTD khác giảm mạnh cụ thể năm 2012 không huy động qua kênh vay NHNN còn kênh vay qua các TCTD khác giảm 403.480 triệu đồng về tuyệt đối tương đương 2,54% tương đối; năm 2013 kênh vay qua các TCTD khác lại giảm tuyệt đối 3.350.000 và tương đối khoảng 21,61% so với năm 2012. Sở dĩ biến động như vậy vì mục đích của Ngân hàng SHB vay trên thị trường liên ngân hàng nhằm bổ sung nguồn vốn và đáp ứng tính thanh khoản đáp ứng nhu cầu giao dịch của khách hàng, còn vay NHNN để đảm bảo các khoản chi trả và giao dịch thông qua kênh điện tử liên ngân hàng. Tuy nhiên, vay quá nhiều trên thị trường này sẽ tạo sự lệ thuộc và chi phí tăng cao chính vì vậy SHB năm 2013 đã giảm vốn vay trên thị trường liên ngân hàng.
Qua việc phân tích tình hình huy động vốn của SHB ta thấy sự linh hoạt trong điều hành hoạt động của ngân hàng, nguồn vốn huy động chủ yếu và chiếm tỉ trọng lớn là thông qua kênh nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư mặc dù trong những năm gần đây khó khăn trong việc thu hút vốn nhưng ngân hàng vẫn đạt tốc độ tăng trưởng ổn định qua các năm. Đây là một thắng lợi lớn trong thực hiện chiến lược huy động vốn của ngân hàng nhằm tạo lập nguồn vốn vững chắc để đầu tư tín dụng và khai thác các nguồn vốn rẻ một cách hợp lí để tìm kiếm lợi nhuân cao nhất.
2.2.2.2 Hoạt động sử dụng vốn
Hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng hay nói cách khác chính là hoạt động tín dụng chủ yếu là hoạt động cho vay của ngân hàng. Bản chất việc huy động vốn của ngân hàng thương mại là cho vay.
Nhìn vào bảng 2.2 ta có thể thấy tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của Ngân hàng SHB tăng trưởng khá mạnh qua các năm. Năm 2012 tổng dư nợ là 56.939.724 triệu đồng tăng tuyệt đối 27.777.873 triệu đồng so với năm 2011 và tương đương khoảng 95,25% tương đối. Năm 2013 cũng tăng so với năm 2012 cụ thể tăng 19.542.765 triệu đồng tuyệt đối và tương đối 34,32%. Như vậy qua 3 năm tổng dư nợ cho vay nền kinh
tế tăng trưởng khá nhanh. Điều này có thể thấy do Ngân hàng SHB đã có những chính sách tín dụng và điều chỉnh kịp thời trong cơ cấu cho vay, cố gắng giữ mối quan hệ với khách hàng cũ và không ngừng tìm kiếm khách hàng mới giải quyết và đáp ứng nhu cầu vốn của các TCKT, hộ gia đình cá nhân… Năm 2012 dư nợ cho vay của Ngân hàng SHB tăng như vậy do nền kinh tế đã bắt đầu phục hồi sau suy thoái kinh tế và cùng với những điều chỉnh chính sách lãi suất mới của NHNN cùng việc áp dụng nhiều cơ chế chính sách ưu đãi tín dụng nên mức tăng trưởng khá tốt. Sang năm 2013, dù nền kinh tế khả quan hơn nên SHB vẫn tăng trưởng tín dụng tốt nhưng không cao so với chỉ tiêu và kế hoạch đặt ra của Ban lãnh đạo Ngân hàng vì lạm phát vẫn ở mức cao, hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp vẫn chưa thật sự khởi sắc và những con số kết quả vẫn chưa thật sự minh bạch rõ ràng nên kéo theo nhiều hệ lụy như nợ xấu, nợ quá hạn đang ở tình trạng báo động.
Bảng 2.2. Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng SHB giai đoạn 2011 – 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tổng dƣ nợ cho vay 29.161.851 56.939.724 76.482.489 27.777.873 95,25 19.542.765 34,32 Dƣ nợ theo thời hạn vay 29.161.851 100 56.939.724 100 76.482.489 100 27.777.873 95,25 19.542.765 34,32
Ngắn hạn 18.514.230 63,49 32.227.573 56,59 39.743.056 51,96 13.713.343 74,07 7.515.483 23,32 Trung và dài hạn 10.647.621 36,51 24.712.151 43,41 36.739.433 48,04 14.064.530 132,09 12.027.282 48,67 Dƣ nơ theo TPKT 29.161.851 100 56.939.724 100 76.482.489 100 27.777.873 95,25 19.542.765 34,32 Tổ chức kinh tế 19.951.578 68,42 40.682.284 71,44 58.114.340 75,98 20.730.706 103,91 17.432.056 42,85 Cá nhân 9.075.962 31,12 15.937.074 27,99 17.745.499 23,2 6.861.112 75,59 1.808.425 11,35 Đối tượng khác 131.121 0,45 185.943 0,33 622.650 0,82 54.822 41,81 436.707 234,86 Tổng dư nợ 29.161.851 100 56.939.724 100 76.482.489 100 27.777.873 95,25 19.542.765 34,32
Nếu phân loại dư nợ theo thời gian đáo hạn ta có thể nhận thấy rõ ràng dư nợ ngắn hạn luôn cao hơn dư nợ trung và dài hạn và dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Cụ thể năm 2012 dư nợ ngắn hạn tăng 13.713.343 triệu đồng về số tuyệt đối và tăng 74,07% và chiếm khoảng 56,59% trên tổng dư nợ so với năm 2011, năm 2013 tăng ít hơn về 7.515.483 triệu đồng tuyệt đối, tương đương khoảng 23,32% so với năm 2012 và chiếm khoảng 51,96% trên tổng dư nợ. Dư nợ ngắn hạn tăng và chiếm tỷ trọng lớn là do Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) chủ yếu là cho vay trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và những hoạt động kinh doanh này thường diễn ra ngắn hạn nên nhu cầu vốn ngắn hạn tăng đểu qua các năm. Hơn nữa, cho vay ngắn hạn có tăng do ngân hàng vẫn chú trọng hơn vào hình thức cấp tín dụng này bởi đây là hình thức cho vay ít rủi ro hơn, đảm bảo thu hồi vốn nhanh, chất lượng tín dụng tốt, ngân hàng cũng giảm thiểu được các hoạt động cũng như chi phí theo dõi việc sử dụng vốn vay và tình hình sản xuất kinh doanh của bên đi vay, song lợi nhuận mang lại từ việc cho vay ngắn hạn không cao.
Bên cạnh đó, dư nợ cho vay trung và dài hạn cũng có mức tăng đáng kể qua các năm. Năm 2012 dư nợ trung và dài hạn tăng 14.064.530 triệu đồng tuyệt đối và tăng 132,09% tương đối so với năm 2011 chiếm khoảng 43,41% trên tổng dư nợ. Năm 2013 tăng 12.027.282 triệu đồng về tuyệt đối và khoảng 48,67% tương đối và chiếm khoảng 48,04% trên tổng dư nợ. Sở dĩ tăng ít như vậy do các khoản cho vay trung và dài hạn là những khoản cho vay có tính rủi ro về lãi suất lớn, thời gian thu hồi vốn lâu nên ngân hàng rất thận trọng và xem xét, thẩm định kỹ lưỡng trước khi quyết định cấp tín dụng trung và dài hạn cho khách hàng có nhu cầu vay. Ngoài ra thời gian trả lãi vay cùng thời hạn vay dài tạo áp lực cũng như chi phí tài chính liên quan đến việc trả lãi của khách hàng cùng với sự tốn kém về chi phí quản lý, giám sát khoản tín dụng trung và dài hạn nên những khoản này thường chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng dư nợ.
Nếu phân loại dư nợ theo thành phần kinh tế, nhận thấy cho vay tổ chức kinh
tế cùng các hộ gia đình cá nhân tăng mạnh qua các năm. Năm 2012 dư nợ cho vay cho tổ chức kinh tế tăng 20.730.706 triệu đồng tuyệt đối và tương đối 103,91% so với năm 2011. Năm 2013 tăng tuyệt đối 17.432.056 triệu đồng và tăng 42,85% tương đối so với năm 2012. Sự tăng lên của dư nợ chủ yếu vẫn là các cho vay từ doanh nghiệp hay các tổ chức kinh tế, những doanh nghiệp là khách hàng lớn, lâu năm và có uy tín với Ngân hàng SHB năm 2012 tăng mạnh như vậy bởi nền kinh tế đã dần phục hồi sau suy thoái kinh tế, chính sách lãi suất được NHNN điều chỉnh hợp lý, các điều kiện vay vốn có lợi nhiều hơn đối với khách hàng vay nên họ dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn với lãi suất hợp lý, tiếp với đà tăng như vậy, năm 2013 Nhà nước đã có nhiều chính sách và gói kích thích tiêu dùng, khuyến khích doanh nghiệp sản xuất nên dư nợ theo đối tượng này vẫn tiếp tục tăng.
Dư nợ cho vay đối với cá nhân cùng hộ gia đình có nhiều biến động qua giai