Kiểm tra, kiểm soát tín dụng

Một phần của tài liệu phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn - hà nội (Trang 72 - 73)

 Mục đích của việc kiểm tra, kiểm soát tín dụng

Ngày càng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, đảm bảo tuân thủ các chiến lược tín dụng, chính sách phê duyệt tín dụng cũng như cơ cấu dư nợ tín dụng theo quy định của ngân hàng.

Tài sản đảm bảo nợ vay phải được thực hiện đầy đủ tính pháp lý và phù hợp với quy định của Ngân hàng. Các khoản nợ gốc, lãi phải được tính toán và hạch toán đầy đủ theo từng hợp đồng tín dụng và thời hạn quy định của hợp đồng tín dụng. Các khoản nợ xấu, nợ khó đòi phải được phân loại và được trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Hiện nay hệ thống kiểm tra, kiểm soát của SHB được tổ chức từ trung tâm điều hành tới chi nhánh trong hệ thống đảm bảo tính chính xác, kịp thời giám sát các hoạt động tài chính và cho vay trong hệ thống.

 Phân cấp thực hiện và nhiệm vụ từng cấp

 Bộ phận kiểm tra và giám sát độc lập có trách nhiệm:

Kiểm tra và giám sát hoạt động tín dụng tại Trung tâm điều hành. Giám sát định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất hoạt động tín dụng tại trung tâm. Yêu cầu, tiếp nhận và quản lý báo cáo về kiểm tra hoạt động tín dụng tại các chi nhánh trung tâm.

Xây dựng quy chế, quy trình cho toàn hệ thống Ngân hàng SHB và giải đáp những thắc mắc kiến nghị về kiểm tra giám sát tín dụng tại các chi nhánh. Thực hiện công tác báo cáo, thống kê về hoạt động giám sát tín dụng cho ban Tổng giám đốc và HĐQT khi được yêu cầu.

Kiểm tra và giám sát các hoạt động tín dụng tại bản thân chi nhánh của mình. Giám sát định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất hoạt động tín dụng tại trung tâm. Yêu cầu, tiếp nhận và quản lý báo cáo về kiểm tra hoạt động tín dụng tại các chi nhánh về ban giám đốc và trung tâm điều hành khi được quy định và yêu cầu.

Công tác này phải được diễn ra thường xuyên tại từng đơn vị. Ngoài ra, trung tâm điều hành cấp trên nên tổ chức công tác kiểm tra và giám sát hoạt động tín dụng xuống cấp dưới định kỳ hàng năm (1 năm/ lần).

 Phương pháp thực hiện:

Yêu cầu cán bộ tín dụng cung cấp thông tin và thông báo mới nhất về khách hàng vay và vay đang dư/ đã trả hết nợ.

Kiểm tra thông qua phỏng vấn cán bộ tín dụng nhằm đánh giá cảm tính về trình độ chuyên môn, kỹ năng hiểu biết của cán bộ tín dụng về tín dụng.

Một phần của tài liệu phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn - hà nội (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)