2.3.4.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng 2.11. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
1. LN trước thuế và lãi vay 1.865.871.683 2.073.653.357 4.467.468.348
2. Doanh thu thuần trong kỳ 231.685.654.607 248.158.376.932 361.445.016.613
3. LNST 1.539.344.138 1.594.678.018 3.396.612.261 4. VKD bình quân trong kỳ 365.379.019.627 365.182.831.156 783.539.483.674 VKD đầu kỳ 347.110.068.646 346.923.689.598 744.362.509.490 VKD cuối kỳ 383.647.970.608 383.441.972.714 822.716.457.858 5. VCSH bình quân trong kỳ 326.204.288.987 345.284.912.322 492.231.882.407 VCSH đầu kỳ 31.641.816.0317 334.926.364.952 477.464.925.935 VCSH cuối kỳ 335.990.417.657 355.643.459.692 506.998.838.879
6. Tỷ suất sinh lời của VKD
(ROAe) = (1)/(4)*100(%) 0,51 0,57 0,57
7. Vòng quay VKD = (2)/(4)
(vòng) 0,63 0,68 0,46
8. Tỷ suất LNST trên VKD
(ROA) = (3)/(4)*100(%) 0,42 0,44 0,43
9. Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (ROE) =
(3)/(5)*100(%)
0,47 0,46 0,69
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Qua bảng ta thấy:
Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROAe)
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay vốn kinh doanh không tính ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc của vốn kinh doanh. Chỉ tiêu này có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể là: năm 2011, cứ 100 đồng vốn kinh doanh tạo ra 0,51 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay; năm 2012 tăng lên 0,57 đồng và năm 2013 giữ nguyên ở mức 0,57 đồng. Tỷ suất sinh lời của VKD tăng dần cho thấy hiệu quả kinh doanh và trình độ quản lý, sử dụng VKD của doanh nghiệp có tăng lên.
43 Vòng quay vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Năm 2011, số vòng quay VKD là 0,63 vòng. Đến năm 2012 tăng lên 0,68 vòng nhưng sang năm 2013 lại giảm xuống 0,46 vòng. Số vòng quay VKD của Doanh nghiệp nhỏ hơn 1 trong cả 3 năm, điều này cho thấy VKD của doanh nghiệp được luân chuyển rất chậm dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)
Chỉ tiêu này cho biết một đồng VKD bình quân tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của DN trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này có sự tăng giảm không đồng đều. Năm 2011,tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD là 0,42% có nghĩa cứ 100 đồng vốn kinh doanh bình quân tạo ra được 0,14 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2012 tỷ suất này tăng lên 0,44% nhưng sang năm 2013 lại giảm còn 0,43%.
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sỡ hữu (ROE)
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu bình quân tham gia sử dụng trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Đây là chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh cuối cùng của DN. Chỉ tiêu này của DN có xu hướng tăng giảm không đều. Cụ thể là: năm 2011, cứ 100 đồng VCSH tạo ra được 0,47 đồng LNST; năm 2012 giảm xuống 0,46 đồng và năm 2013 tăng mạnh lên 0,69 đồng. ROE tăng, cho thấy hiệu quả sử dụng VCSH của DN ngày càng tăng lên, đây là một tín hiệu lạc quan đối với những cổ đông đang nắm giữ cổ phần của DN.
Từ kết quả phân tích trên ta thấy, DN đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh mặc dù tỷ suất lợi nhuận lợi nhuận là chưa thực sự cao nhưng trong giai đoạn nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay, cũng cho thấy những nỗ lực trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn để có hiệu quả cho DN. Tuy nhiên, số vòng quay vốn kinh doanh của DN không cao, nguyên nhân do hàng tồn kho và các khoản phải thu của DN là rất lớn. Vì vậy, giải pháp đặt ra là DN cần phải giải phóng HTK và các khoản phải thu để hiệu quả sử dụng vốn được cao hơn.
44
2.3.4.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
Bảng 2.12. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
1. DTT trong kỳ (Tổng mức
luân chuyển VLĐ trong kỳ) 231.685.654.607 248.158.376.932 361.445.016.613
2. Số ngày trong kỳ 360 360 360
3. VLĐ bình quân trong kỳ 158.156.222.931 220.057.055.990 343.143.131.276
VLĐ đầu kỳ 151.829.974.014 211.254.773.750 329.417.406.025
VLĐ cuối kỳ 164.482.471.848 228.859.338.230 356.868.856.527
4. Giá vốn hàng bán 215.757.267.357 223.441.591.937 327.743.862.549
5. Số dư bình quân các khoản
phải thu 105.378.230.747 142.198.330.841 161.821.760.802 CKPT đầu kỳ 100.109.319.210 135.088.414.299 153.730.672.762 CKPT cuối kỳ 110.647.142.284 149.308.247.383 169.912.848.842 6. Số hàng tồn kho trong kỳ 13.859.846.744 16.741.705.091 45.845.015.230 HTK đầu kỳ 1.316.685.4407 15.904.619.836 43.552.764.469 HTK cuối kỳ 14.552.839.081 17578790346 48.137.265.992 7. Số lần luân chuyển VLĐ = (1)/(3) (lần) 1,46 1,13 1,05 8. Kỳ luân chuyển VLĐ = (2)/(7) (ngày) 246 319 342 9. Hàm lượng VLĐ = (3)/(1) 0,68 0,89 0,95 10. Số vòng quay HTK (4)/(6) ( vòng) 15,57 13,35 7,15 11. Số vòng quay các khoản phải thu = (1)/(5) (vòng) 2,20 1,75 2,23
12. Kỳ thu tiền trung bình =
360/(11) (ngày) 164 206 161
45 Qua bảng ta thấy:
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu: Số lần luân chuyển và kỳ luân chuyển VLĐ. Năm 2011 số lần luân chuyển VLĐ là 1,46 lần. Đến năm 2012 con số này là 1,13 giảm 0,33 vòng. Tương ứng với sự giảm xuống về số lần luân chuyển VLĐ là sự tăng lên của số ngày luân chuyển của một vòng quay VLĐ. Năm 2011 kỳ luân chuyển VLĐ là 246 ngày đã tăng lên 319 ngày vào năm 2012 .Tốc độ luân chuyển VLĐ của DN năm 2012 không cao, gây một phần ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DN. Sang đến năm 2013, số lần luân chuyển VLĐ là 1,05 lần và kỳ luân chuyển VLĐ tăng lên 342 ngày. DN chưa thật sự cố gắng trong việc tăng tốc độ luân chuyển VLĐ.
Hàm lượng VLĐ
Chỉ tiêu này cho biết, năm 2011 có 1 đồng doanh thu thuần thì DN phải bỏ ra 0,68 đồng VLĐ; năm 2012 bỏ ra 0,89 đồng tăng 0,21 đồng so với năm 2011 và năm 2013 cần 0,95 đồng VLĐ để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần, tăng 0,06 đồng so với năm 2012. Hàm lượng VLĐ càng nhỏ thì hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng cao, do đó trong thời gian tới DN nên tìm cách giảm bớt hàm lượng VLĐ bằng cách đưa ra các chiến lược nhằm tăng doanh thu thuần.
Số vòng quay hàng tồn kho
Chỉ tiêu số vòng quay HTK thể hiện sự luân chuyển nhanh hay chậm của HTK. Số vòng quay năm 2011 là 15,57 vòng; năm 2012 là 13,35 vòng và năm 2013 là 7,15 vòng. HTK giảm qua các năm, đây là một dấu hiệu không tốt trong công tác quản lý HTK.
Số vòng quay các khoản phải thu
Số vòng quay các khoản phải thu của DN thấp và tăng giảm không đều qua 3 năm. Năm 2011 là 2,20 vòng; năm 2012 giảm xuống còn 1,75 vòng và đến năm 2013 lại tăng lên 2,23 vòng. Cho thấy sự tính toán trong biện pháp thu hồi nợ của DN đạt hiệu quả chưa cao.
Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân của DN tăng giảm không đều qua 3 năm. Năm 2011 là 164 ngày; năm 2012 tăng lên 206 ngày và năm 2013 giảm còn 161 ngày. Điều này chứng tỏ DN phần nào đã cải thiện được việc thu hồi các khoản nợ.
Qua phân tích trên ta thấy trong ba năm gần đây, hiệu quả sử dụng VLĐ của DN là chưa tốt, do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan mang lại. Nguyên nhân khách quan do DN không tránh khỏi tác động của các yếu tố bên ngoài như tình trạng thị trường suy yếu, các DN mất khả năng thanh toán, nợ đọng nhiều... Nguyên nhân chủ quan một phần do cách thức quản lý, cần có sự xem xét, cân nhắc lại kế hoạch, chiến lược cũng như việc
46
sử dụng VLĐ sao cho hợp lý vào các năm tiếp theo. Có như thế thì trong giai đoạn nền kinh tế thị trường khó khăn như hiện nay mới duy trì và phát triển được DN.
2.3.4.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp
Bảng 2.13. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
1. DTT trong kỳ 231.685.654.607 248.158.376.932 361.445.016.613
2. Số khấu hao lũy kế của TSCĐ ở
thời điểm đánh giá 8.521.634.213 8.679.117.508 10.623.604.639
3. Số VCĐ bình quân sử dụng
trong kỳ 207.222.796.696 145.125.775.166 440.396.352.398
VCĐ đầu kỳ 196.861.656.861 137.869.486.408 418.376.534.778
VCĐ cuối kỳ 217.583.936.531 152.382.063.924 462.416.170.018
4. Nguyên giá TSCĐ bình quân
trong kỳ 26.194.590.952 27.091.996.614 27.896.996.614 NG TSCĐ đầu kỳ 28.069.861.404 28.637.396.783 28.927.146.783 NG TSCĐ cuối kỳ 24.319.320.500 25.546.596.445 26.866.846.445 5. Tổng TSCĐ ở thời điểm đánh giá 67.856.302.253 81.847.045.887 210.244.408.428 6. Hiệu suất sử dụng VCĐ = (1)/(3) 3,41 3,03 1,72 7. Hiệu suất sử dụng TSCĐ=(1)/(4) 8,84 9,16 12,96 8. Hệ số hao mòn TSCĐ=(2)/(5) 0,13 0,11 0,05 9.Hàm lượng VCĐ =(3)/(1) 0,89 0,58 1,22 (Nguồn: Phòng Kế toán) Qua bảng ta thấy: Hiệu suất sử dụng VCĐ
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng vốn cố định có thể tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần bán hàng trong kỳ. Chỉ số này của DN giảm qua các năm. Năm 2011, hiệu suất sử dụng VCĐ là 3,41 đồng có nghĩa cứ 1 đồng VCĐ tham gia tạo ra 3,41 đồng doanh thu thuần bán hàng. Năm 2012 chỉ tiêu này là 3,03 giảm 0,38 đồng so với năm 2011. Đặc biệt năm 2013 giảm chỉ còn 1,72 đồng, giảm 1,31 đồng so với năm 2012. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ là khá thấp, đặc biệt là năm 2013, điều này cho thấy việc sử dụng VCĐ của DN là chưa tốt.
47 Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này của DN cũng có sự... qua các năm. Cụ thể là năm 2011, hiệu suất sử dụng TSCĐ là 8,84 có nghĩa cứ 1 đồng TSCĐ tạo ra 8,84 đồng doanh thu thuần. Năm 2012 là 9,16 tăng 0,32 đồng doanh thu thuần được tạo ra so với năm 2011 và năm 2013 là 12,96 đồng tăng 3,8 đồng doanh thu thuần tạo ra so với năm 2012. Hiệu suất sử dụng TSCĐ của DN tương đối cao, đặc biệt là năm 2013. Điều này cho thấy việc sử dụng TSCĐ của DN rất tốt so với năm trước, TSCĐ ít nhàn rỗi hơn, thể hiện khả năng thu hồi TSCĐ nhanh hơn, tạo ra cơ hội đầu tư TSCĐ mới.
Hệ số hao mòn TSCĐ
Hệ số hao mòn TSCĐ giảm qua các năm. Năm 2011 là 0,13 đến năm 2012 giảm xuống 0,11 giảm khoảng 0,02. Năm 2013 là 0,05 giảm 0,06 so với năm 2012. Điều này cho thấy năng lực còn lại của TSCĐ tại thời điểm đánh giá để DN có những biện pháp để tăng cường TSCĐ một cách hợp lý.
Hàm lượng VCĐ
Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ cần có bao nhiêu đồng vốn cố định. Năm 2011, hàm lượng VCĐ là 0,89 có nghĩa là cứ 1 đồng DTT trong kỳ tạo ra cần có 0,89 đồng VCĐ. Năm 2012 là 0,58 giảm 0,31 đồng so với năm 2011. Nhưng đặc biệt năm 2013 lại tăng lên 1,22 đồng, tăng 0,64 đồng so với năm 2012. Hàm lượng VCĐ của DN không cao, nhất là vào năm 2012 điều này là không tốt. Vì hàm lượng VCĐ càng thấp thì hiệu suất sử dụng VCĐ càng cao.