Ngành nghề kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Phúc Lâm

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân phúc lâm (Trang 31 - 34)

Ngành nghề kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Phúc Lâm:

 Kinh doanh xăng dầu, gas hóa lỏng và các sản phẩm hóa dầu

 Kinh doanh vật tư, thiết bị và phụ tùng

 Kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

Trong các mảng hoạt động trên, hoạt động kinh doanh xăng dầu, gas hóa lỏng và các sản phẩm hóa dầu là hoạt động chủ đạo của doanh nghiệp, chiếm tới hơn 50% doanh thu và hơn 90% lợi nhuận của toàn doanh nghiệp.

22

2.1.4. Cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp tư nhân Phúc Lâm

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp tư nhân Phúc Lâm

(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)

Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:

Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý doanh nghiệp, có toàn quyền nhân danh doanh nghiệp để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của doanh nghiệp, trừ những vấn đề thuộc quyền của Đại Hội đồng cổ đông. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị: quyết định các chiến lược phát triển doanh nghiệp; quyết định phương án đầu tư; giải pháp phát triển thị trường; kiến nghị loại cổ phần và cổ phiếu được chào bán; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc và những cán bộ quản lý khác, quyết định lương và lợi ích khác.

Chủ tịch Hội đồng quản trị: Là người lập kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị, triệu tập và chủ toạ cuộc họp Hội đồng quản trị, tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị, giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị. Hội Đồng Quản Trị Tổng Giám Đốc Chủ Tịch HĐQT Phòng Vật Tư Phòng Kế Toán Phòng Hành Chính Nhân sự Phòng Kinh Doanh Phó Tổng Giám Đốc

23

Tổng giám đốc: Là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của doanh nghiệp, thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh trong doanh nghiệp; quyết định lương, phụ cấp đối với người lao động trong doanh nghiệp...Tổng giám đốc chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

Phó tổng giám đốc: Là người quản lý tổ chức và chỉ đạo công tác kinh doanh của doanh nghiệp, là người giúp đỡ Tổng giám đốc về giao dịch ký kết hợp đồng với khách hàng, tuyển dụng lao động và các giao dịch khác khi Tổng giám đốc đi vắng.

Phòng vật tư: Cung ứng vật tư kịp thời, đầy đủ; tìm kiếm thị trường vật tư, những vật tư thay thế, vật tư cùng chức năng có giá thành hạ; báo cáo Tổng giám đốc các thông tin có liên quan tới thị trường giá cả.

Phòng kế toán: Căn cứ nhiệm vụ sản xuất lập kế hoạch tài chính của doanh nghiệp kể cả kế hoạch đầu tư ngắn hạn và dài hạn; quản lý sử dụng vốn và tài sản doanh nghiệp chặt chẽ, an toàn và có hiệu quả; hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ công tác kế toán cho các đội công trình; thực hiện đôn đốc thanh toán, đối chiếu công nợ, vay trả trong và ngoài doanh nghiệp; thực hiện báo cáo tài chính năm, quý, tháng một cách chính xác và đầy đủ, kịp thời; thực hiện đầy đủ và kịp thời nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

Phòng hành chính - nhân sự: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc bố trí cán bộ công nhân, đảm bảo cho bộ máy quản lý gọn nhẹ, có hiệu quả; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật quản lý, tay nghề cho các cán bộ nhân viên; tổ chức công tác bảo vệ trị an doanh nghiệp, quản lý xe con và sắp xếp bố trí việc đi công tác cho cán bộ trong doanh nghiệp; bố trí sắp xếp nơi làm việc và trang thiết bị văn phòng; quản lý con dấu và thực hiện các nhiệm vụ văn thư.

Phòng kinh doanh: Là bộ phận quan trọng nhất, chịu trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm:

 Nghiên cứu thị trường, cập nhật các thông tin về thị trường, giá cả các loại sản phẩm doanh nghiệp đang kinh doanh;

 Tìm hiểu đối tác kinh doanh và đề xuất các biện pháp để chăm sóc khách hàng duy trì quan hệ với khách hàng hiện tại, phát triển mở rộng khách hàng mới tìm kiếm khách hàng tiềm năng, đề xuất các giải pháp để khuyếch trương hình ảnh của doanh nghiệp trên thương trường, đề xuất các chính sách thương mại để khuyến khích bán hàng gia tăng doanh số;

 Tìm hiểu một số thông tin về đối thủ cạnh tranh;

24

 Tiếp nhận, xử lý thực hiện các đơn đặt hàng của các tổ chức;

 Tìm hiểu khai thác nguồn hàng đáp ứng nhu cầu của khách, tham gia đàm phán ký kết các hợp đồng kinh tế.

Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp được tổ chức theo mô hình trực tuyển chức năng. Trong cơ cấu tổ chức này, vai trò của từng vị trí, phòng ban được phân công cụ thể, rõ ràng nhằm đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp. Quản lý của từng bộ phận chức năng như: kế toán, kinh doanh, tư vấn – thiết kế…sẽ có nhiệm vụ báo cáo lại với Tổng Giám đốc về tình hình hoạt động cũng như mọi biến động của phòng ban mình. Mô hình này giúp doanh nghiệp tránh được sự bố trí chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ phận. Thúc đẩy sự chuyên môn hoá kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao chất lượng và kỹ năng giải quyết vấn đề.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân phúc lâm (Trang 31 - 34)