7. Bố cục đề tài
3.3.1. Chiến dịch quảng bá
Công tác quảng bá hình ảnh cho lễ hội “Sóng nước Tam Giang” là công tác cần có nhiều thời gian, đây là công tác cần có sự đầu tư nhất lễ hội nào cũng vậy nếu không có sự đầu tư về chiến lược quảng bá thì lễ hội đó sẽ mang tính
làng xã hoặc phạm vi hẹp mà thôi dù lễ hội mang tính độc đáo lớn đến nhường nào cũng ít được nhiều người biết đế.
Chiến dịch quảng bá cho lễ hội “Sóng nước Tam Giang” được sự hướng dẫn giúp đỡ của Tỉnh nhà trong việc quảng bá lễ hội để việc quảng bá được rộng rãi hơn với quy mô lớn hơn để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến tham dự lễ hội vừa quảng bá cho du khách biết được những nét độc đáo của lễ hội cũng như người dân ở đây, qua đó người dân có thể quảng bá những sản phẩm dân giã của người dân Quảng Điền đến với khách du lịch.
Uỷ ban Nhân dân huyện cần kiến nghị với tỉnh trong việc tạo điều kiện cho việc quảng bá lễ hội “Sóng nước Tam Giang”. Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” được tổ chức sau lễ hội Festival Huế vì vậy sau mỗi lần quảng bá lên sóng lễ hội Festiavl Huế thì cũng giới thiệu lễ hội “Sóng nước Tam Giang” để thu hút sự theo dõi của người dân cũng như bạn bè trong nước, ngoài nước.
Phòng Văn hóa Thông tin huyện cần tạo ra những tua du lịch tại huyện Quảng Điền để thu hút sự quan tâm cho khách du lịch, cần phát hành nhiều tờ rơi để quảng bá cho lễ hội “Sóng nước Tam Giang”, cần tạo ra những cái hay ở lễ hội để xây dựng tờ rơi phù hợp bắt mắt để phát hành tại những đại điểm thường xuyên có khách du lịch trong và ngoài nước lui tới như khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, các điểm du lịch tại Huế,... nhằm quảng bá thêm cho khách du lịch biết đến lễ hội “Sóng nước Tam Giang” để họ hiểu thêm về lễ hội, địa điểm tổ chức để họ có thể đến tham dự lễ hội.
Cần tạo ra những tua du lịch trên phá Tam Giang, trên biển để khách du lịch có thích thú hơn và có thể để lại nhiều dấu ấn ở mảnh đất Quảng Điền để có thể níu chân khách du lịch đến thăm quê hương Quảng Điền nhiều lần nữa và qua đó họ có thể giới thiệu quảng bá lễ hội “Sóng nước Tam Giang” cũng như mảnh đất Quảng Điền với bạn bè của họ và đây cũng là cách quảng bá thành công.
Các cơ quan ban ngành chuyên môn cần sáng tạo thêm những điểm đến nổi bật hơn để thu hút lượng du khách đến với Quảng Điền, qua đó cần xây dựng chiến lược quảng bá có quy mô lớn hơn mới hơn thì mới đem đến sự quan tâm cho các nhà tài trợ cũng như khách du lịch đến với địa phương.
Cần có chiến dịch quảng bá có bề sâu và bề rộng, bề sâu về nội dung và bề rộng về thời gian. Muốn lễ hội “Sóng nước Tam Giang” được tổ chức định kì hai năm một lần thì việc quảng bá cần mạnh hơn, tìm kiếm những điểm chưa phát hành tờ rơi để kịp thời quảng bá và kịp thời bổ sung.
Nhìn chung, qua ba lần tổ chức lễ hội “Sóng nước Tam Giang” thì quá trình quảng bá cũng có nhiều thay đổi và phát triển với quy mô lớn hơn cũng để lại dấu ấn lễ hội “Sóng nước Tam Giang” trong lòng du khách. Phải biết làm mới để tạo cái nhìn mới hơn đến lễ hội tuy lễ hội “Sóng nước Tam Giang” cũng không thay đổi nhiều ở nội dung tổ chức nếu biết giới thiệu tinh tế hơn, độc đáo hơn thì cũng không kém phần hay cho lễ hội và cũng để lại cái nhìn mới hơn cho du khách và có thể để lại dấu ấn mới hơn trong lễ hội “Sóng nước Tam Giang”.
Công tác xã hội hóa lễ hội là huy động toàn bộ nguồn lực xã hội tham gia vào công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Tuy vậy, trong ba kỳ tổ chức, Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” chưa thật sự làm tốt công tác này. Việc tham gia của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, nhà tài trợ chưa nhiều. Chủ yếu là sự tài trợ của một số ít doanh nghiệp và tổ chức tôn giáo. Do đó, cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa lễ hội này mới mang lại hiệu quả cao cho mỗ kỳ tổ chức “Sóng nước Tam Giang”.