7. Bố cục đề tài
3.1.3. Xây dựng nội dung tổ chức lễ hội
Xây dựng nội dung tổ chức lễ hội là công tác cần có sự chọn lọc, nội dung phải luôn tạo ra được các hoạt động mới xung quanh các hoạt động vui chơi đã được tổ chức để tránh sự trùng lặp trong quá trình xây dựng nội dung và cũng tránh sự nhàm chán cho du khách.
Xây dựng nội dung cho lễ hội, thì những người thủ lĩnh tiên phong đi đầu phải biết chọn lọc những cái hay, cái mới, cái độc đáo của các lễ hội lớn ở Huế, trong nước và trên thế giới. Đặc biệt là khai thác các thế mạnh, bản sắc văn hóa của vùng đầm phá Tam Giang. Biết lựa chọn những nội dung vừa với sức và cũng không đánh mất đi cái thuần phong mĩ tục của quốc gia thì lễ hội sẽ có những nội dung mới lạ, hấp dẫn thì chương trình xây dựng nội dung mới thành công mĩ mãn.
Nội dung tổ chức lễ hội được xem là yếu tố quyết định, là sự xuyên suốt quá trình xây dựng tổ chức lễ hội “Sóng nước Tam Giang” nhất là đối với các chương trình nghệ thuật.
Muốn có một chương trình nghệ thuật biểu diễn đặc biệt thì trước tiên phải có kịch bản tổ chức đó là xây dựng nội dung cho chương trình tùy thuộc vào nguồn tài chính hiện tại để dễ dàng xây dựng vừa đủ nội dung vừa thể hiện cái hay cái độc đáo trong việc xây dựng nội dung chương trình.
Nội dung chương trình cần đảm bảo tính khoa học, nhất quán để tránh xảy ra những yếu kém có thể đã từng xảy ra ở những lần tổ chức trước mà vẫn chưa phát huy được. Nội dung được xem là kịch bản tổ chức, kịch bản gồm nhiều phần quan trọng như lễ tế Bà Tơ đây là lễ tế quan trọng trong lễ hội vì vậy cần có đề cương lễ tế trang nghiêm phải xây dựng từng bước trong lễ tế để tránh những thiếu sót không mong muốn, nội dung của lễ tế là ca ngợi và nhớ ơn người đã cứu chúa Nguyễn trong lần tẩu thoát và lễ tế được coi là điểm nhấn của lễ hội cũng như là điểm nhấn đầu tiên của nội dung tổ chức lễ hội.
Tiếp đến là phần hội đêm nghệ thuật khai mạc và chương trình này cũng có kịch bản chi tiết riêng vì đêm khai mạc là đêm được quay trực tiếp vì vậy phải có nội dung chương trình cụ thể đúng thời gian, được trực tiếp nên việc xây dựng kịch bản phải chính xác về mặt thời gian tránh để lại ấn tượng không tốt cho các cấp chính quyền và du khách. Đêm khai mạc là điểm nhấn thứ 2 được tổ chức trong lễ hội “Sóng nước Tam Giang” đây là chương trình đặc biệt mang đến một màu sắc mới một không khí rộn rã vui tươi của quê hương Quảng Điền chính vì vậy Ban tổ chức phải xây dựng một nội dung chỉnh chu, mới lạ mà vẫn đang xen cái dân giã quê nhà.
Ngoài đêm khai mạc thì đêm bế mạc cũng không kém phần quan trọng và nội dung chương trình đêm bế mạc là chương trình ca nhạc quần chúng nên ban tổ chức cần xây dựng nội dung thoải mái hơn để bà con dễ nhìn nhận và cảm thụ nó hơn bằng những ca khúc quê nhà mà cũng không kém phần sinh động, hiện đại. Chương trình đêm bế mạc là chương trình quần chúng nhưng phải có kịch bản cụ thể để ban tổ chức duyệt lại và chọn ra những tiết mục phù hợp và đan xen những tiết mục do nhà văn hóa tổ chức thì cũng có sự tham gia của trung tâm văn hóa Tỉnh và các ca sĩ miền Nam và miền Bắc tham gia để góp thêm sinh động cho chương trình đêm bế mạc.
Công tác xây dựng nội dung và tổ chức lễ hội cần có sự lâu dài phải xây dựng nội dung trước khi có công tác xây dựng chương trình để có thể kịp thời sửa chữa và bổ sung để nội dung được trọn vẹn hơn. Nội dung chương trình lễ hội phải được đưa ra trong các cuộc họp lễ hội “Sóng nước Tam Giang” để có thể tiếp nhận những ý kiến đóng góp cũng như phản bác để kịp thời bổ sung cho đến khi hoàn thiện nó. Ban tổ chức phải xây dựng được nội dung cụ thể để lễ hội “Sóng nước Tam Giang” luôn đem đến sự tươi mới và đóng góp trong quá trình phát triển huyện nhà.