7. Bố cục đề tài
2.8.3. Cách thức tổ chức quảng bá và chiến lược marketing
Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” là một lễ hội mới chỉ mới đưa vào tổ chức,biểu diễn qua ba kì theo chuẩn của Festival Huế, đây là một lễ hội mới mẽ, ít du khách biết đến để nên công tác tổ chức còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế.
- Các cơ quan báo chí trong và ngoài tỉnh đã tạo điều kiện đưa tin, bài, phóng sự, hình ảnh... nhằm giới thiệu quảng bá về lễ hội trong suốt quá trình chuẩn bị, tổ chức lễ hội trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng với quy mô nhỏ, chưa có cách thức quảng bá mạnh mẽ đây cũng là yếu tố gây ảnh hưởng lớn trong việc quảng bá hình ảnh lễ hội và hình ảnh địa phương.
- Quy mô quảng bá còn nhiều hời hợt chưa tích cực, chỉ mang tính quảng bá hình ảnh lễ hội mà thôi chứ chưa có một chương quảng bá hay hơn và cụ thể hơn.
- Chỉ quảng bá trong việc treo pa nô, ap phich... chứ việc quảng bá trên phương tiện thông tin đại chúng như web, tivi, đài... còn rất hạn chế.
- Đa số, việc thực hiện quảng bá, đưa tờ rơi... chỉ áp dụng nhiều trong thành phố Huế, chưa nhân rộng được ra bên ngoài nên phần lớn khách đến với lễ hội không nhiều như dự đoán ban đầu.
- Đây cũng được xem là lễ hội lớn theo quy mô của Festival Huế, vì thế nên có những quảng bá mới hơn, cụ thể hơn để dễ để lại ấn tượng cho du khách biết đến nó khi đó việc quảng bá mới thành công. Nên đưa ra những chiều hướng quảng bá lâu dài hơn, không được hời hợt rồi thôi, việc quảng bá tốt thì mới làm nên thành công cho lễ hội “Sóng nước Tam Giang”. Đây là yếu tố làm nên kết quả cho lễ hội.
Chiến lược maketing là một chiến lược có quy mô quảng bá lớn, rộng rãi nhằm giới thiệu lễ hội “Sóng nước Tam Giang” đến với công chúng, các doanh nghiệp, cơ quan... để có thể tận dụng được tầm quan trọng của lễ hội, một phần quảng bá hình ảnh lễ hội qua đó có thể xin được nhiều nguồn tài trợ từ các cơ quan, doanh nghiệp... trong tỉnh và ngoài tỉnh nhằm ủng hộ kinh phí trong việc tổ chức lễ hội “Sóng nước Tam Giang”. Muốn quảng bá, maketing cho Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” thì phải có chiến lược lâu dài, đây cũng là lễ hội được đưa vào tổ chức hai năm một lần như Festival Huế vì vậy phải thật cẩn trọng trong việc maketing cho lễ hội. Nhưng qua ba lần tổ chức thì nguồn kinh phí, tài trợ từ các cơ quan, doanh nghiệp... cũng không mấy khả quan. Nguyên nhân chính là do chiến lược maketing chưa có bề sâu và rộng.
Chưa có bề sâu trong công cuộc xây dựng, tổ chức chiến lược maketing và bề rộng trong công tác vận động, tìm kiếm nguồn tài trợ ở các quy mô có thể. Đa phần chỉ xin tài trợ qua các thư ngõ, thư xin tài trợ từ các cơ quan, doanh nghiệp, tư nhân... chứ chưa có tiến trình maketing theo đúng quy trình của một nơi tổ chức đi xin tài trợ. Đôi khi chính sự ỷ lại vào nguồn đầu tư của tỉnh và huyện nên chưa có một ban tổ chức nào hoặc các bên liên quan thực hiện tốt công tác maketing để tìm kiếm và quảng bá hình ảnh Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” được tốt và hoàn thiện hơn.
Maketing là một trong những chiến lược chủ chốt, quan trọng trong công cuộc vận động tìm kiếm nguồn tài trợ có thể, nếu chiến lược này chỉ thực hiện trên quy mô nhỏ, rời rạt thì lễ hội cũng chỉ được thực hiện với quy mô tùy thuộc từ nguồn tài trợ của tỉnh, huyện và các nhà hảo tâm, doanh nghiệp, tư nhân... để tổ chức mà thôi.
Nói chưa có bề sâu trong công cuộc xây dựng chiến lược là vì chỉ xây dựng theo phương diện, quy mô nhỏ chưa có sự đầu tư về quy trình triển khai kế hoạch cho chiến lược maketing. Chính vì vậy, chiến lược maketing không chuyên sâu làm ảnh hưởng tới nguồn kinh phí để tổ chức, hoạt động.
Chưa có bề rộng trong việc thực hiện chiến lược maketing, có nhiều thư ngõ, kêu gọi tài trợ cũng không đến nơi cần gởi đến làm ảnh hưởng tới tiến độ hoạt động cho lễ hội.
Nếu chiến lược maketing không có sự đầu tư, chú trọng nhiều hơn thì sẽ là một thiệt thòi lớn cho lễ hội “Sóng nước Tam Giang”, vì vậy ngay từ bây giờ phải xây dựng quy mô, chiến lược để quảng bá hình ảnh đi xa hơn và đem lại nguồn tài trợ cho lễ hội, để phát huy những giá trị đáng lưu giữ của lễ hội “Sóng nước Tam Giang”.