Đánh giá chung về công tác tổ chức lễ hội “Sóng nước Tam Giang”

Một phần của tài liệu quản lý và nâng cao chất lượng lễ hội “sóng nước tam giang” tại huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 31 - 40)

7. Bố cục đề tài

2.6. Đánh giá chung về công tác tổ chức lễ hội “Sóng nước Tam Giang”

Với việc xây dựng các ban tổ chức và tiểu ban đã đem lại những thành công cho lễ hội “Sóng nước Tam Giang” trong hai mùa tổ chức 2010 và 2012, Ban tổ chức và tiểu ban đã làm tốt công việc của mình. Dựa trên hai báo cáo tổng thể những cái đã làm được của Ban tổ chức và các tiểu ban lễ hội để từ đó đưa ra những cái chưa làm được của các tiểu ban để đưa ra hướng khắc phục giải quyết cho những kỳ lễ hội “ Sóng nước Tam Giang” tiếp theo.

Việc thành lập Ban tổ chức lễ hội rất quan trọng, nếu công việc thiếu đi sự giúp đỡ của các tiểu ban, các ban ngành liên quan thì chắc chắn tiến độ công việc sẽ bị chậm trễ không đạt được kết quả như dự kiến ban đầu làm mất đi tính thẩm mỹ, tính khoa học của lễ hội.

Nếu muốn một chương trình lễ hội thành công thì điều đầu tiên nên làm là thành lập Ban tổ chức lễ hội, từ đó thành lập các tiểu ban cần thiết và phù hợp, có sự nhất trí đồng lòng mới thực hiện thành công Lễ hội.

Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” nằm trong chương trình khám phá biển và đầm phá của tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức. Vì vậy ban chỉ đạo và các tiểu ban được coi là lực lượng nòng cốt trong công cuộc tổ chức lễ hội “Sóng nước Tam Giang”. Chính Ban tổ chức là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng,phân bổ công việc nhiệm vụ của từng ban ngành và tiểu ban.

Các thành viên Ban tổ chức và các tiểu ban chuyên ngành; UBND các xã, thị trấn; các cơ quan, ban ngành, đoàn thể liên quan phải chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra nhằm phát huy hết cái hay, cái đẹp của huyện nhà để công chúng biết nhiều hơn về mảnh đất địa linh nhân kiệt này. Qua đó xây dựng được cái mới lạ cho lễ hội để tạo sự thích thú cho người xem bị nhàm chán, mỗi năm tổ chức sẽ phát triển một hoạt động mới, cái riêng biệt hơn muốn được như vậy thì Ban tổ chức phải nỗ lực huy động và tìm ra những hướng đi mới hơn lạ hơn để các tiểu ban xây dựng nó hoàn thiện hơn.

Từ những đánh giá như vậy, có thể đúc rút một số ưu điểm hạn chế như sau:

Ưu điểm:

Trên cơ sở Thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tại buổi làm việc với lãnh đạo huyện Quảng Điền về tình hình triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Quảng Điền; Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt Chương trình tổ chức năm du lịch Quốc gia Duyên hải Bắc Trung Bộ - Huế; Ban Thường vụ Huyện uỷ Quảng Điền có Thông báo kết luận về việc tổ chức Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” và giao trách nhiệm cho UBND huyện tổ chức lễ hội “Sóng nước Tam Giang”, phấn đấu từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp để trở thành một lễ hội truyền thống được tổ chức 2 năm 01 lần cùng với Festival Huế.

Qua quá trình tổ chức lễ hội, UBND huyện báo cáo tổng quát những kết quả đạt được, cũng như những tồn tại, hạn chế trong quá trình tổ chức lễ hội trên địa bàn huyện, cụ thể như sau.

- Công tác tổ chức:

Công tác tổ chức lễ hội được triển khai, trong đó Ban Thường vụ Huyện ủy đã thành lập Ban chỉ đạo với 18 thành viên; UBND huyện đã thành lập Ban tổ chức với 27 thành viên; thành lập 7 tiểu ban và các bộ phận của tiểu ban. Ban tổ chức đã làm việc với các đơn vị chuyên môn liên quan và lấy ý kiến của cơ quan, ban ngành địa phương để xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức lễ hội. Kịp thời tham mưu UBND huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy và báo cáo UBND tỉnh và các ngành cấp tỉnh để xin ý kiến chỉ đạo và triển khai nội dung. Trong

quá trình tổ chức thực hiện, Thường trực Ban chỉ đạo, Ban tổ chức lễ hội và các Tiểu ban thường xuyên giao ban để soát xét, tháo gỡ các vướng mắc nảy sinh nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc.

- Công tác hậu cần, tài chính và cơ sở vật chất phục vụ lễ hội:

Sau khi có chủ trương của Ban Thường vụ Huyện ủy và UBND huyện, các ngành liên quan đã xây dựng kế hoạch chi tiết về việc giải phóng mặt bằng, hình thành không gian tổ chức lễ hội; mặt dù thời gian gấp rút nhưng đã phối hợp với đơn vị thi công khẩn trương giải phóng, san ủi mặt bằng; xây dựng sân khấu nổi để biểu diễn, khán đài cho đại biểu; hệ thống điện chiếu sáng, điện phục vụ cho lễ hội đảm bảo thời gian quy định.

Bên cạnh đó, Tiểu ban vận động tài trợ đã tích cực thực hiện tốt công tác vận động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có lòng hảo tâm hỗ trợ kinh phí để đảm bảo nguồn kinh phí tổ chức các hoạt động tại lễ hội. Qua thống kê, có 70 tổ chức, cá nhân trong và ngoài địa phương đã tài trợ, hỗ trợ kinh phí để tổ chức lễ hội với với tổng số tiền 663.900.000 đồng.

- Công tác tuyên truyền quảng bá về Lễ hội:

Xác định làm tốt công tác tuyên truyền quảng bá sẽ góp phần vào thành công của lễ hội, do vậy Ban tổ chức đã tiến hành làm tốt công tác tuyên truyền quảng bá về mục đích, ý nghĩa, nội dung, thời gian diễn ra lễ hội bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng như:

Tăng cường công tác tuyên truyền trên mạng internet về thời gian, nội dung và các hoạt động chính được tổ chức tại lễ hội Sóng nước Tam Giang trên trang thông tin điện tử của UBND huyện và của phòng Văn hóa và Thông tin huyện nhằm giới thiệu, quảng bá những tiềm năng du lịch, văn hóa của địa phương. Ngoài ra, còn phối hợp tuyên truyền trên các trang web của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Festival Huế...

Công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng: Thông qua các cơ quan thông tấn, báo chí, đặc biệt là Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Báo Thừa Thiên Huế... đã quảng bá về Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” bằng nhiều hình thức. Thống kê có trên 30 báo (gồm báo hình, báo viết, báo nói, báo điện tử)

đã viết bài, đưa tin, ảnh giới thiệu về Lễ hội (trước, trong và sau khi diễn ra lễ hội). Đặc biệt, chương trình nghệ thuật đêm khai mạc được truyền hình trực tiếp trên kênh TRT1 của Đài PTTH tỉnh, được một số Đài truyền hình khu vực miền Đông Nam Bộ tiếp sóng, trực tuyến trên trang Website của đài TRT nên đã thu hút được một lượng lớn khán giả theo dõi về lễ hội qua truyền hình.

Công tác tuyên truyền cổ động trực quan: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã hỗ trợ cho cho lễ hội với số lượng: 16 pano, 60 baroll ngang đường, 200 banroll dọc, 1.500 tập gấp về nội dung, thời gian diễn ra lễ hội. Ban tổ chức đã tiến hành treo pano, banroll ở khu vực trung tâm huyện lỵ, thành phố Huế, các tuyến đường chính của tỉnh và huyện nên đã tạo ra không khí sôi nổi trong những ngày lễ hội. Riêng tập gấp về lễ hội đã được giới thiệu ở các công ty lữ hành, du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế và các địa phương trong huyện, qua đây góp phần tuyên truyền quảng bá về lễ hội đến với mọi tầng lớp nhân dân trong và ngoài địa phương, đặc biệt là du khách gần xa.

- Công tác đảm bảo y tế, môi trường:

Trong thời gian trước, trong và sau lễ hội, Tiểu ban Y tế - môi trường đã triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể:

+ Tăng cường truyền thông về các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, chú trọng dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm; tuyên truyền để mọi người dân hiểu biết và cùng tham gia trong công tác vệ sinh môi trường nhằm đảm bảo môi trường cảnh quan sạch đẹp tại các điểm diễn ra lễ hội.

+ Tổ chức tập huấn về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm nâng cao trách nhiệm của người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng, quán triệt tinh thần thái độ phục vụ cũng như giá cả các mặt hàng trong thời gian diễn ra lễ hội.

+ Tăng cường công tác thanh kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Giám sát vệ sinh các nguồn nước ăn uống và sinh hoạt, trong đó đã tập trung kiểm tra ở địa bàn thị trấn Sịa và xã Quảng Lợi; khu vực xã Quảng Công, xã Quảng Ngạn giao trách nhiệm cho địa phương và Trạm y tế xã

chủ động kiểm tra. Kiểm tra vệ sinh môi trường nơi công cộng như: trung tâm chợ, các bến bãi, các công trình vệ sinh xử lý rác thải...

+ Trong thời gian diễn ra lễ hội tiểu ban đã thường xuyên kiểm tra, đôn đốc trước, trong lễ hội các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác thu dọn rác thải.

+ Đã thành lập tổ cấp cứu có đầy đủ nhân lực và thuốc phục vụ trong những ngày diễn ra lễ hội.

+ Đã tổ chức tập huấn về vệ sinh môi trường; phân định khu vực làm vệ sinh môi trường cho từng xã, thị trấn; ra quân làm tổng vệ sinh môi trường trước, trong và sau lễ hội. Tiến hành phun thuốc xử lý vệ sinh môi trường, khử trùng tiêu độc ở các địa điểm diễn ra lễ hội.

+ Đã bố trí 10 vòi nước máy và 02 nhà vệ sinh lưu động ở khu ẩm thực và khu vực tổ chức Hội trại của Đoàn thanh niên đảm bảo nhu cầu dùng nước sạch, vệ sinh môi trường trong thời gian diễn ra lễ hội.

+ Nhìn chung đã chuẩn bị tốt về y tế và môi trường nên trong suốt thời gian diễn ra lễ hội đã không xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm. Các gian hàng ẩm thực đã thực hiện tốt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm như: đeo găng tay, tạp dề, đủ nước sạch... các tổ cấp cứu và phương tiện phục vụ cấp cứu đã thường trực 24/24 nhằm kịp thời xử lý tốt các trường hợp ốm đau thông thường.

- Công tác đảm bảo an ninh, trật tự trong lễ hội:

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình tổ chức lễ hội, ngay từ đầu năm Công an huyện đã phối hợp với các ngành liên quan tham mưu, đề xuất Ban tổ chức lễ hội tiến hành khảo sát, khắc phục những địa điểm, tuyến đường sẽ gây khó khăn cho công tác bảo vệ nhằm góp phần hoàn thành nhiệm vụ. Ban chỉ huy Công an huyện cũng đã đề xuất Công an tỉnh tăng cường lực lượng phòng cháy chữa cháy, hỗ trợ phương tiện xe cứu hỏa, rào chắn, máy bộ đàm liên lạc, loa, còi, gậy cao su... Tiểu ban đảm bảo an ninh trật tự đã tiến hành nhiều phiên họp để hoàn chỉnh kế hoạch bảo vệ, tổ chức triển khai kế hoạch cho toàn lực lượng tham gia bảo vệ (gần 200 lực lượng bảo vệ gồm Công an huyện, Cơ quan Quân sự huyện và lực lượng công an, dân quân của các xã, thị trấn).

Trong quá trình tổ chức lễ hội, công tác đảm bảo an ninh trật tự, công tác phòng cháy chữa cháy, công tác bảo vệ các mục tiêu, địa bàn trọng điểm, công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng được chú trọng; đã xây dựng kế hoạch phân luồng giao thông, chọn vị trí giữ xe, vị trí chốt chặn thích hợp; huy động tối đa lực lượng, phương tiện để phục vụ lễ hội, nhất là trong đêm khai mạc; nhờ vậy mà trong quá trình tổ chức lễ hội, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, không xảy ra trường hợp mất cắp, cướp giật; an toàn giao thông được đảm bảo thông suốt.

- Hoạt động du lịch và khách tham gia lễ hội:

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá bằng nhiều hình thức nên lượng khách tham quan lễ hội lớn hơn dự kiến, tại lễ tế bà Tơ, quảng diễn và đua thuyền trên sông Bồ ước tính khoảng 01 vạn người tham dự; trong 02 ngày đêm tổ chức lễ hội tại khu vực Cồn Tộc ước tính có gần 5 vạn lượt người đến tham dự các hoạt động tại lễ hội, du khách tập trung đông nhất là vào chiều và tối ngày 18/5; ngoài lượng khách trong huyện, khách du lịch có ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, đông nhất là ở Huế và các huyện bạn; ngoài ra qua theo dõi của Ban tổ chức có một lượng khá lớn du khách đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Ninh Bình, Đà Nẵng, Đắc Lắc, Kom Tum, Lâm Đồng, Quảng Trị... và có một số ít du khách nước ngoài.

- Cơ sở hạ tầng:

Quảng Điền là một vùng đất có nhiều tiềm tiềm năng văn hóa, du lịch của vùng đất lịch sử lâu đời và nhiều sản vật phong phú của vùng đầm phá Tam Giang... Đồng thời thông qua đó, khai thác có hiệu quả các giá trị văn hóa, du lịch vùng đầm phá, ven biển đặc trưng của vùng đất Quảng Điền để tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn và phát huy những giá trị của địa phương.

Biết được thế mạnh của địa phương, Tỉnh nhà đã ưu ái cho Quảng Điền về mọi mặt để tổ chức lễ hội “Sóng nước Tam Giang” nhằm quảng bá hình ảnh của địa phương. Trong đó,cơ sở hạ tầng, vật chất cũng có phần thay đổi rõ rệt trong những năm lại đây, các tuyến đường liên thông nội bộ ngoại bộ cũng được chỉnh trang sửa chữa và mở rộng hơn để đảm ứng lưu thông được tốt và an toàn hơn.

Các tuyến đường liên thông nông thôn,các xã cũng được xây bê tông mới để giúp bà con trong huyện đi lại tiện lợi hơn.

Từ khi có chỉ thị của Tỉnh về việc đưa lễ hội “Sóng nước Tam Giang” vào tổ chức hai năm một lần như lễ hội Festival Huế thì mọi cơ sở hạ tầng, vật chất được tỉnh nhà đầu tư nhiều hơn trong đó:

+ Con đường chính Nguyễn Chính Thanh được đưa vào dự án mở rộng để đáp ứng nhu cầu của xã hội và người dân, đây cũng là con đường chính từ Sịa lên Huế chính vì thế con đường này được mở rộng và kéo dài đến bến đò Cồn Tộc nơi diễn ra lễ hội “Sóng nước Tam Giang” đây là con đường chính để khách du lịch về thăm Quảng Điền và tham gia Lễ hội “Sóng nước Tam Giang”.

+ Vào năm 2010, đây là năm đầu tiên lễ hội “Sóng nước Tam giang” được tổ chức nên công trình giao thông, cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém chưa đáp ứng được nhu cầu lưu thông đi lại cho khách tham quan đến với Quảng Điền. Thời điểm này hầu như mọi tuyến đường ở Quảng Điền đều được xếp vào những con đường cần phải chỉnh trang, sửa chữa. Do đó, giao thông đi lại còn chật hẹp, hư hỏng nặng nề không đảm bảo nhu cầu cho khách du lịch và bà con trong huyện nhà.

Tại nơi diễn ra lễ hội “Sóng nước Tam Giang”: Lễ hội được diễn ra ngay trên đầm phá Tam Giang tại bến đò Cồn Tộc nên công tác sửa chữa cũng được tiến hành với mức độ nhỏ vừa phải để đáp ứng cho việc vận chuyển đi lại mà thôi. Sân khấu được làm ngay trên mặt nước của phá Tam Giang còn được gọi là sân khấu nổi, vì không gian tổ chức chỉ được làm tạm nên việc trình diễn, tổ chức cũng gặp nhiều khó khăn, hàng ghế đại biểu và khán giả cũng chỉ được lắp ráp tạm mà thôi chưa có quy mô sang trọng như các lễ hội quốc gia khác.

Các tuyến đường liên thông tỉnh, nông thôn cũng không được sữa chữa nhiều để tiếp đón du khách tham quan, gây ra ách tắt giao thông, chỉ xây dựng đoạn đường từ trung tâm thương mại ra đến bề đò Cồn Tộc nên cũng hạn chế tắt

Một phần của tài liệu quản lý và nâng cao chất lượng lễ hội “sóng nước tam giang” tại huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 31 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w