V. Kết cấu luận văn
3.2.5 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tiến độ thi công
Công ty cần xem xét lựa chọn ban chỉ huy công trường có đầy đủ chuyên môn và kinh nghiệm từ chỉ huy trưởng tới cán bộ giám sát. Những người này, ngoài khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ chi huy, đôn đốc, giám sát cần phải có chuyên môn trong công tác kiểm soát tiến độ thi công, có khả năng giải quyết những vấn đề bất trắc xẩy ra, bất khả kháng làm ảnh hưởng tới thời gian thi công công trình.
77
Các công trình thi công hiện nay đặc biệt là công trình lớn như dự án thủy điện hầu nhưđều không theo kịp tiến độđề ra. Đểđảm bảo tiến độ thi công, công ty cần có biện pháp quản lý và theo dõi chặt chẽ để kịp thời điều chỉnh. Việc này có thể ứng dụng công nghệ tin học tiên tiến trong quản lý tiến độ. Hiện nay phần mềm Microsoft Project là phần mềm chuyên để lập và quản lý tiến độ dùng cho máy tính điện tử hệ Windows. Cho đến nay, chương trình này là chương trình phục vụ cho việc lập kế hoạch tiến độ và điều khiển tiến độ có hiệu quả bậc nhất.
Một sốứng dụng từ phần mềm:
- Giai đoạn lập kế hoạch, chương trình giúp ta: + Lập kế hoạch sản xuất
+ Lên lịch công tác cho các kiểu chia thời gian : 6 giờ, ngày, tuần lễ, tháng, quý, năm . . .
+ Chỉđịnh các dạng tài nguyên và chi phí cho từng việc và tổng hợp thành sơ đồ. +Chuẩn bị báo biểu để thông báo kế hoạch tác nghiệp đến những người cần biết bản kế hoạch.
- Giai đoạn thực hiện tiến độ, chương trình này giúp ta: +Giám sát việc thi hành thực tế
+ Dự liệu các tác động đến dự án khi xảy ra những sự kiện ngẫu nhiên làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện dự án.
+ Kiểm tra và điều chỉnh dự án đểđối phó với các biến động ngẫu nhiên. + Lập các báo biểu sau cùng về kết quả của dự án
Phần mềm Microsoft Project là công cụ Tin học hiện đại sử dụng cho việc lập, tối ưu hóa tiến độ thi công công trình và rất có hiệu quả khi ứng dụng vào lập tiến độ thi công các công trình thủy lợi, thủy điện.
Sử dụng phần mềm Microsoft Project sẽđiều khiển tiến độ kịp thời trong quá trình thi công để đảm bảo công trình hoàn thành đúng thời hạn với giá thành xây dựng thấp nhất
78
Việc ứng dụng công cụ Tin học hiện đại Phần mềm Microsoft Project vào quản lý tiến độ thi công các công trình lớn của Công ty, sẽ đảm bảo hoặc rút ngắn được thời gian xây dựng và như vậy sẽ giảm được lượng chi phí tài chính khá lớn.
79
Kết luận chương 3
Để thực hiện các mục tiêu trong chiến lược kinh doanh của Công ty trong những năm tới, Công ty cần phải có những giải pháp tích cực để hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất nhằm giảm giá thành sản phẩm.
Trên cơ sở các tồn tại đã nêu trên tác giả luận văn đã nghiên cứu đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất trong hoạt động xây dựng các công trình nói chung và công trình thủy điện nói riêng mà Công ty đang thực hiện.
Các giải pháp đó là:
- Giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí vật liệu trong quá trình thi công;
- Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thiết bị thi công trên công trường; - Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức vận chuyển trên công trường; - Giải pháp tăng năng suất lao động;
- Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tiến độ thi công;
Các giải pháp nêu trên nhằm giúp Công ty khắc phục những tồn tại đã nêu và dần dần hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất để thực hiện mục tiêu tăng cao lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh xây dựng.
80
Kết luận và kiến nghị
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chi phí sản xuất và quản lý chi phí sản xuất trong kinh doanh xây dựng là nền tảng làm căn cứ cho việc phân tích đánh giá công tác quản lý chi phí sản xuát trong các Doanh nghiệp kinh doanh xây dựng nói chung và Công ty CP đầu tư xây dựng Bình Minh nói riêng.
Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý chí sản xuất của Công ty CP đầu tư xây dựng Bình Minh để đưa ra được những tồn tại cơ bản trong quản lý chi phí sản xuất và nguyên nhân. Những tồn tại được nêu ra ở chương 2 Công ty cần phải nhìn nhận một cách khách quan để tìm giải pháp có cơ sở khoa học để giải quyết.
Các giải pháp tác giả luận văn đã nghiên cứu đề xuất trong chương 3 là những giải pháp có tính khả thi, từng giải pháp có biện pháp cụ thể có cơ sở khoa học để giải quyết.
Kết quả nghiên cứu của tác giả luận văn ở trên với sự mong đợi góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao năng lực quản lý, thực hiện chiến lược kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng của Công ty trong thời gian tới.
81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tài chính 04 năm: 2009; 2010; 2011; 2012 của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Bình Minh.
2. Bộ tài chính (2006), Chếđộ kế toán doanh nghiệp.
3. Bộ Xây dựng (2007), Thông tư số 07/2007/TT-BXD, Hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị xây dựng công trình.
4. Hồ sơ năng lực của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Bình Minh.
5. Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
6. Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 6/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
7. Nguyễn Bá Uân (2012), Bài giảng Quản lý dự án, Trường Đại học thủy lợi
8. Nguyễn Thị Đông (2012), Hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp, NXB Tài
chính.
9. Nguyễn Trọng Hoan (2003), Định mức kỹ thuật và đơn giá - Dự toán trong xây dựng, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
10. Nguyễn Trọng Hoan (2010), Luận án tiến sĩ kỹ thuật Ứng dụng lý thuyết phân tích hệ thống, tối ưu hóa khi thiết kế bố trí mặt bằng thi công các công trình thủy lợi, thủy điện ở Việt Nam, Trường ĐH thủy lợi
11. Nguyễn Trọng Tư (2012), Bài giảng kế hoạch tiến độ, Trường Đại học thủy lợi, Hà Nội.
12. Nguyễn Xuân Phú (2012), Bài giảng Kinh tế xây dựng, Đại học thủy lợi.
13. Quyết định 44/2006/QĐ-BCN của Bộ Công Nghiệp ngày 08 tháng 12 năm 2006 về việc ban hành Quy định kỹ thuật điện nông thôn.
82
14. Thông tư số 04/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng về việc Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
15. Thông tư số 06/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 26/5/2010 về việc Hướng dẫn Phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình.
16. Phó Đức Anh, Đặng Hữu Đạo (2007) - Phân tích và Tối ưu hóa hệ thống, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
17. Trịnh Quốc Thắng (2006), Thiết kế Tổng mặt bằng xây dựng, Trường Đại Học Xây Dựng, Hà Nội.