V. Kết cấu luận văn
1.2.1 Nội dung quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Khi xây dựng các chiến lược sản xuất kinh doanh, một điều vô cùng quan trọng là phải tính đến việc các chi phí sẽ được quản lý và sử dụng như thế nào, xem các đồng vốn bỏ ra hiệu quảđến đâu, có đem lại lợi nhuận và hiệu quả như mong muốn ban đầu hay không. Quản lý chi phí và một yếu tố thiết yếu trong đầu tư và kinh doanh. Chi phí càng được quản lý chặt chẽ thì giá thành sản phẩm sẽ càng thấp, lợi nhuận của doanh nghiệp tu về càng cao. Đối với công ty xây dựng quản lý chi phí cũng có nghĩa là phải quản lý dự án xây dựng của mình để đảm bảo dự án đó tiết
18
kiệm chi phí nhất. Quản lý một dự án là giám sát, chỉ đạo, điều phối, tổ chức, áp dụng biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu dự án như mục tiêu về giá thành, mục tiêu thời gian, mục tiêu chất lượng. Quản lý dự án bao gồm:
* Quản lý phạm vi:
Tiến hành khống chế quá trình quản lý đối với nội dung công việc của dự án, nhằm thực hiện mục tiêu dự án. Nó bao gồm việc phân chia phạm vi, quy hoạch phạm vi, điều chỉnh phạm vi dự án…
* Quản lý thời gian:
Quản lý thời gian dự án là quá trình quản lý mang tính hệ thống nhằm đảm bảo chắc chắn hoàn thành dự án theo đúng thời gian đề ra. Nó bao gồm các công việc như xác định hoạt động cụ thể, sắp xếp trình tự hoạt động, bố trí thời gian, khống chế thời gian và tiến độ dự án
* Quản lý chi phí dự án:
Quản lý chi phí dự án là quản lý chi phí, giá thành dự án nhằm đảm bảo hoàn thành dự án chi phí không vượt quá múc trù bị ban đầu. Nó bao gồm việc bố trí nguồn lực, dự tính giá thành và khống chế chi phí
* Quản lý chất lượng
Là quá trình quản lý có hệ thống việc thực hiện dự án nhằm đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về chất lượng mà khách hàng đặt ra. Nó bao gồm việc quy hoạch chất lượng và đảm bảo chất lượng…
* Quản lý nguồn nhân lực
Quản lý nguồn nhân lực là phương pháp quản lý mang tính hệ thống nhằm đảm bảo phát huy hết năng lực, tính tích cực, sáng tạo của mỗi người trong dự án và tận dụng nó một cách hiệu quả nhất. Nó bao gồm các việc như quy hoạch tổ chức, xây dựng đội ngũ, tuyển chọn nhân viên và xây dựng các ban dự án
19
Là biện pháp quản lý mang tính chất hệ thống nhằm đảm bảo việc truyền đạt, thu thập, trao đổi một cách hợp lý các tin tức cần thiết cho việc thực hiện dự án cũng như truyền đạt thông tin, báo các tiến độ tự án
*Quản lý rủi ro:
Khi thực hiện dự án sẽ gặp phải những nhân tố rủi ro mà chúng ta không lường trước được. Quản lý rủi ro là biện pháp quản lý mang tính hệ thống nhằm tận dụng tối đa những nhân tố có lợi không xác định và giảm thiểu tối đa những nhân tố bất lợi không xác định cho dự án. Bao gồm việc nhận biết, phân biệt rủi ro, cân nhắc, tính toán rủi ro, xây dựng chính sách và khống chế rủi ro.
*Quản lý việc mua bán
Quản lý việc mua bán của dự án là biện pháp quản lý mang tính hệ thống nhằm sử dụng hàng hóa, nguyên vật liệu thu mua từ bên ngoài tổ chức thực hiện dự án. Bao gồm việc: lên kế hoạch thu mua, lựa chọn thu mua và trưng thu các nguồn nguyên vật liệu
* Quản lý việc giao nhận dự án
Một số dự án sau khi hoàn thành khách hàng lập tức dử dụng kết quả dự án này vào việc vận hành sản xuất. Dự án vừa bước vào giai đoạn đầu vận hành sản xuất nên khách hàng có thể thiếu nhân tài quản lý kinh doanh hoặc chưa nắm vững được tính năng, kỹ thuật của dự án. Vì thế cần có sự giúp đỡ của đơn vị thi công dự án giúp đơn vị tiếp nhận dự án giải quyết vấn đề này. Quản lý việc giao - nhận dự án cần có sự thâm gia của đơn vị thi công dự án và đơn vị tiếp nhận dự án để tránh tình trạng dự án tốt nhưng hoạt động không hiệu quả, đầu tư cao nhưng lợi nhuận thấp.
Một số phương hướng biện pháp chủ yếu để quản lý hiệu quả chi phí sản xuất kinh doanh
- Lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh
Lập kế hoạch chi phí là việc xác định toàn bộ mọi chi phí doanh nghiệp chia ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của kỳ kế hoạch. Thông qua việc lập kế hoạch, doanh
20
nghiệp có thể kiểm tra tình hình sử dụng chi phí, phát hiện khả năng tiết kiệm chi phí để thúc đẩy cải tiến biện pháp quản lý kinh doanh. Lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh phục vụđắc lực cho việc hoàn thành nhiệm vụ tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp. Vì lập kế hoạch chi phí nghĩa là đã xây dựng cho doanh nghiệp một mục tiêu để phấn đấu. Khi sản xuất kinh doanh, mục tiêu này luôn được doanh nghiệp cố gắng thực hiện và đồng thời cũng được doanh nghiệp tìm tòi khai thác tiềm năng hạ thấp chi phí và giá thành sản phẩm.
- Tổ chức cấp phát và quản lý sử dụng vật liệu trong sản xuất
Đối với công ty xây dựng, việc nhập - xuất vật tư trên công trường diễn ra thường xuyên, vì vậy cần có công tác quản lý vật tư chặt chẽ, chính xác. Việc này phải được thực hiện tốt ngay từ khâu mua bán tránh tình trạng mua với giá cao, vật tư không đảm bảo chất lượng tới khâu xuất kho đưa vào sản xuất.
- Quản lý việc sử dụng thiết bị máy móc công nghệ của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp phải luôn theo dõi tình trạng máy móc thiết bị, dây chuyền kỹ thuật. Đối mới máy móc, đi đôi với tiết kiệm nguyên vật liệu, tiết kiệm điện năng, nâng cao năng suất lao động… dẫn tới giảm chi phí hạ giá thành. Tuy vậy doanh nghiệp phải cần xem xét một cách chiến lược hiệu quả của sựđầu tư mang lại.
- Quản lý và sử dụng lao động hiệu quả.
Muốn giảm chi phí tiền lương và tiền công cần tăng năng suất lao động cải tiến tổ chức lao động, đào tạo nâng cao trình độ tay nghề, hoàn thiện định mức lao động, tăng cường kỷ luật lao động. Đồng thời áp dụng các hình thức thưởng phạt vật chất để người lao động gắn bó và có trách nhiệm với công việc.
Đặc biệt, để xem xét chi phí tiền lương có hợp lý tiết kiệm hay không doanh nghiệp cần nắm vững tình hình tăng năng suất lao động, mối quan hệ giữa tăng năng suất lao động và tốc độ tăng tiền lương bình quân, sự tác động của hình thức trả lương với việc tăng năng suất lao động.
21
Nhà quản lý cần tổ chức các khâu trong toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh từ khâu sản xuất đến lưu thông tiêu thụ sản phẩm một cách nhịp nhàng ăn khớp. Làm như vậy nhằm tiết chi phí gián tiếp, hạn chế các chi phí phát sinh không cần thiết, sử dụng mỗi đồng vốn bỏ ra một cách tiết kiệm và đạt hiệu quả cao nhất.
- Tăng cường phát huy vai trò của tài chính trong quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm.
Quản lý chi phí sản xuất kinh doanh hiệu quảđòi hỏi sự quan tâm chú ý vào tất cả các khâu trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp ở khâu sản xuất, cần đặc biệt chú ý tới chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vì bộ phận này chiếm tỷ trọng cao trong giá thành sản phẩm. Ở khâu tiêu thụ cần xem xét hiệu quả mang lại do đầu tư vào việc quảng cáo tiếp thị sản phẩm quản lý chi phí, quản lý doanh nghiệp, cần tập trung kiểm tra đánh giá việc thực hiện định mức dự toán cho từng yếu tố chi phí đề ra trong kế hoạch.
- Ứng dụng khoa học kỹ thuật
Ngày nay, khoa học kỹ thuật luôn phát triển không ngừng. Nó không chỉ được áp dụng đơn thuần vào công việc sản xuất ra sản phẩm mà còn rất hiệu quả trong công tác quản lý. Ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý sẽ giúp các nhà quản lý tiết kiệm thời gian, chi phí và đặc biệt là rất chính xác. Vì vậy, muốn quản lý chi phí đạt hiệu quả cao, các nhà quản lý phải luôn luôn tìm hiểu và áp dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý.