Yêu cầu quản lý đối với chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất, hạ thấp giá thành xây dựng tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển bình minh (Trang 30 - 34)

V. Kết cấu luận văn

1.2.2.1. Yêu cầu quản lý đối với chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, có nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất một loại mặt hàng trên cùng một địa bàn hoạt động nên để chiếm lĩnh được thị trường các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau về giá cả, chất lượng và mẫu mã sản phẩm trong và ngoài nước. Bởi sản phẩm chỉ được khách hàng chấp nhận khi chất lượng đảm bảo, giá bán hợp lý. Do đó vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải

22

giảm tối đa các khoản chi phí để hạ giá bán sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo chất lượng cao, từđó tạo cơ sở cho doanh nghiệp tồn tại và đứng vững trên thương trường.

Thực tế cho thấy doanh nghiệp nước ta hiện nay còn tình trạng theo đuổi những mục tiêu trước mắt, những hoạt động bề nổi mà chưa đặt ra một chiến lược lâu dài vững chắc. Cụ thể như: để giới thiệu một loại sản phẩm hoặc tạo uy tín trên thị trường các doanh nghiệp thường mở các chiến dịch quảng cáo rầm rộ, tiếp thị khuyến mại sản phẩm làm tăng chi phí tiêu thụ nhưng thường không tìm cách cải tiến chất lượng sản phẩm bằng cách áp dụng công nghệ mới. Như vậy để hoạt động kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp phải so sánh giữa chi phí bỏ ra với kết quả đạt được, phải tự bù đắp chi phí bằng chính khoản thu nhập của mình đảm bảo có lợi nhuận tăng tích luỹ, mở rộng quy mô kinh doanh.

Chính vì vậy, yêu cầu quản lý đối với chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm là cấp thiết tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường.

1.2.2.2. Vai trò của công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm

- Quản lý chi phí là hợp lý hoá các khoản chi phí trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí của doanh nghiệp phát sinh khách quan nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được thường xuyên liên tục. Như vậy quản lý chi phí giúp tăng cường hiệu quả mỗi đồng chi phí bỏ ra hay chính là việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Quản lý chi phí là chìa khoá quan trọng để doanh nghiệp giảm được hao phí cá biệt trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận siêu ngạch. Bởi muốn tồn tại trong môi trường cạnh tranh của thị trường, doanh nghiệp phải phấn đấu có mức chi phí cá biệt thấp hơn hoặc bằng mức hao phí xã hội. Để làm được điều này, doanh nghiệp phải thực hiện tốt công tác quản lý chi phí.

23

- Quản lý chi phí giúp doanh nghiệp tồn tại và đứng vững trong môi trường của nền kinh tế hàng hoá. Cạnh tranh bằng chi phí là một chiến lược cạnh tranh cơ bản của doanh nghiệp, với chi phí thấp, giá bán hạ và chất lượng tương đương doanh nghiệp sẽ có đủ sức mạnh để chiến thắng.

Trong công tác quản lý, doanh nghiệp có thể thông qua tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, kế hoạch chi phí để biết được tình hình sản xuất kinh doanh, biết được tác động và hiệu quả của các biện pháp tổ chức kỹ thuật mà doanh nghiệp đã áp dụng. Từđó kịp thời đề ra các quyết định phù hợp với sự phát triển kinh doanh nhằm mục tiêu cuối cùng là đạt được lợi nhuận cao nhất.

24

Kết luận chương 1

Chi phí sản xuất là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm luôn luôn đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt của những nhà quản lý doanh nghiệp. Quản lý chi phí sản xuất để giảm chi phí, hạ giá thành thứ nhất là để doanh nghiệp tránh tình trạng kinh doanh thua lỗđảm bảo sự tồn tại của mình, thứ hai là tăng lợi nhuận và đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển.

Đối với mỗi doanh nghiệp, việc tìm phương pháp quản lý chi phí sản xuất tối ưu phù hợp với cơ cấu của mình là mục tiêu xuyên suốt quá trình sản xuất kinh doanh hay quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Do đó công tác quản lý chi phí sản xuất cần phải được cải tiến và hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý ngày càng cao của doanh nghiệp. Để có thể đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp cần phải nắm được những yếu tố liên quan đến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và tác động đến công tác quản lý chi phí để tìm ra một giải pháp phù hợp với doanh nghiệp mình.

25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN

XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BÌNH MINH

2.1 Giới thiệu về Công ty

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất, hạ thấp giá thành xây dựng tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển bình minh (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)