trở về xây dựng trụ sở TƯ tại ngoại ô Hà nội. Một số khác chạy ra các tỉnh lân cận xây dựng các đội du kích, mở rộng căn cứ tại Việt bắc. Một số vượt biên tiếp tục củng cố
quan hệđồng minh lỏng lẻo với các phần tử dân tộc không cộng sản. Q vẫn ở lại Pacbo, chuẩn bị cho công cuộc nam tiến. Cũng nhưở thời gian ở Thái, không để phí thời gian Q liền biến mình thành người thầy và người cha cho đám quần chúng – con chiên. Q tổ
chức các khoá học ngắn ngày về chủ nghĩa Max-Lê và các kỹ năng quân sự biến các cán bộđịa phương vừa là chiến binh vừa là tông đồ. Q đích thân giảng dạy các khoá này, giải thích về tình hình và tương quan lực lượng trên thế giới. Giáo trình về cách thức tổ chức chiến tranh du kích cũng do Q chuẩn bị, chắc là nhờ những kinh nghiệm học được trong thời gian ở trong bát lộ quân. Q cũng thường xuyên viết bài cho tờ Việt nam độc lập in trên giấy được chế từ bột tre. Để cho dân chúng có thểđọc được báo, chương trình xoá mù chữđược tiến hành trong vùng. Các bài báo của Q đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm cả lịch sửđảng và phong trào cách mạng thế giới nhưng tựu trung là đều kêu gọi quần chúng chuẩn bị cho cuộc chiến đấu không khoan nhượng với kẻ thù. Ví dụ
như bài “Phụ nữ” trong số 104: (tìm nguyên tác) ...
Trong các bài viết của mình, Q luôn nhắc đến việc dành độc lập cho đất nước như một nghĩa vụ thiêng liêng. Trong bài thơ “Lịch sử nước ta”, ngay trang đầu Q đã viết: “Dân ta phải biết sử ta, Cho tường gốc tích nước nhà Việt nam” và kết luận: ”Dân ta xin nhớ chữ đồng, Đồng lòng, đồng sức, đồng tình, đồng minh”. Cuối bài này, Q đã liệt kê ra một loạt những mốc thời gian quan trọng của Việt nam. Thời điểm cuối cùng là năm 1945, Việt nam độc lập. Khi các đồng chí hỏi tại sao ông lại biết trước là năm 45 nước ta sẽđược
độc lập, Q chỉ trả lời: để rồi xem.
Trong lúc đó, PCKiên được chỉ thịđi tìm địa điểm cho căn cứ cách mạng đã quyết định dừng chân tại một vùng núi giữa hai huyện Nguyên Bình và Hoà An phía tây tỉnh lỵ Cao bằng. Căn cứ này nằm trong thung lũng nhỏ bao quanh bằng những tảng đá đỏ nên được Võ Nguyên Giáp gọi là Lô cốt đỏ. Bản thân trụ sở thì chỉ là một túp lều nhưng so với hang Pacbo thì quả là đã quá sang trọng. Tháng 1/42, trong bộ quần áo người Nùng mang theo chiếc máy chữ và những dụng cụ luyện tập thể dục, Q cùng với một vài đồng chí nữa rời Pác bó đi bộđến căn cứ mới. Trên đường có lúc cảđoàn bị lạc nhưng Q chỉ cười to “Thế này đâm ra hay, biết đâu sau này lại dùng được đường này để chạy trốn”. Q đặt tên cho căn cứ mới là Lam sơn và lại bắt tay vào công việc đào tạo và khích lệ một số đồng chí sốt ruột vì cuộc đấu tranh không có hồi kết. Q nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ nòng cốt. Ông nói: “cách mạng như nước thuỷ triều, có lúc lên lúc xuống. Cán bộ nòng cốt chính là những cột cừ giữđất khi nước xuống”. Tuy điều kiện ở
tốt hơn nhưng căn cứ mới dễ bị Pháp truy quét. Thỉnh thoảng cả bọn lại phải trốn vào rừng rậm hoang sơ rất vất vả. Q luôn sẵn sàng chia sẻ những điều kiện khó khăn nhất với các đồng chí của mình. Khi tinh thần xuống, ông động viên: người cách mạng cần nhất 3 tính cách: kiên trì, bình tĩnh và cảnh giác”
Từ những năm 30, Đảng đã chủ trương chọn Việt bắc để xây dựng căn cứ hỗ trợ cho mình. Đại hội I năm 1935 đã hứa sẽ dành cho tất cả các dân tộc sống ở trong khu vực này quyền tự trị trong liên bang Đông dương độc lập trong tương lai. Được Q khuyến khích, rất nhiều cán bộđã học tiếng cũng như các phong tục địa phương, tham gia vào các hoạt
động cộng đồng, một số lập gia đình tại chỗ. Q luôn nhắc các đồng chí của mình: Tuyên truyền là công tác quan trọng nhất của cách mạng, và là bảo đảm cho thành công. 7/12/1941, Nhật bất ngờ tấn công Mỹở Trân Châu Cảng. Ngay lập tức trên báo Độc lập, Q có bài phân tích tình hình, nhận định cuộc chiến trên Thái Bình Dương đã trở thành cuộc xung đột có tính toàn cầu, và cách mạng Việt nam cần có những điều chỉnh để có thể tập hợp lực lượng sẵn sàng cho những thách thức mới. Q cho rằng từ Cao bằng phải mở rộng liên kết với những đội du kích đang hoạt động ở Bắc sơn, Võ nhai do Chu Văn Tấn chỉ huy, tiến tới mở hành lang xuống đồng bằng Bắc bộ. Cũng trong thời gian này, quân Pháp tăng cường càn quét, lùng sục. Phùng Chí Kiên bị giết trong một trận càn. Tháng 6 năm 1942, Q quyết định rời Lam sơn về lại Pacbo trong vai một thầy cúng đi chữa bệnh cho vợ.
Ngày 13/8/1942 Q cùng Lê Quảng Ba lên đường sang Tàu để tìm kiếm thêm sự hỗ trợ
quốc tế. Họđi bộ, ngày nghỉ, đêm đi để tránh mật thám Pháp, đến được thị trấn biên giới nhỏ Bamong ngày 25/8. Sau khi nghỉ 2 ngày tại nhà một nông dân có cảm tình với cách mạng Việt nam Xu Weisan, cùng với một liên lạc viên trẻ TQ, Q lên đường tới kinh đô cách mạng Trùng khánh, để LQ Ba lại ở Bamong. Chưa đi được bao xa thì cả hai đã bị
cảnh sát TQ bắt tại làng Teyuan, gần thị trấn Debao, 20 dặm về phía Đông bắc của Giang tây. Chính quyền địa phương nghi họ là gián điệp của Nhật vì cả giấy chứng nhận của Hội Chống xâm lăng, thẻ nhà báo mang tên Hồ Chí Minh của Tân xã quốc tế, lẫn chứng minh thư của Quân đoàn 4 mà Q mang theo người đều đã hết hạn. Mục tiêu chuyến đi TQ này của Q cũng là một câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trong hồi ký của mình, Q tự
nhận là nhằm tìm kiếm mối quan hệ với Tưởng và nhờ chính phủ Quốc dân đảng giúp đỡ đuổi Nhật. Một số nhà sử học thì cho rằng chẳng qua Q muốn bắt liên lạc với các đồng chí của mình ở CCP. Sự thật thì chắc là cả hai. Hiển nhiên là Q muốn gặp lại Chu Ân Lai và những người quen cũ mà ông đã không gặp từ năm 1938 tại ở Diên An, nhưng mục
đích chính của Q chắc là tìm sựủng hộ của Tưởng. Q thừa biết sau chiến thắng Midway, quân đồng minh đang chiếm ưu thế và chính phủ Tưởng được đồng minh ủng hộ, có nhiều khả năng sống sót sau hậu chiến. Q cũng cần chính phủ Tưởng làm ngơ cho các hoạt động của Việt minh ở phía Nam TQ. Người mà Q muốn liên lạc để giới thiệu nhiều khả năng là Tống Khánh Linh, đang phụ trách chi nhánh TQ của Hội Chống xâm lăng. Hoa mắt với đống giấy tờ giả, chính quyền địa phương cho rằng kẻ bị bắt chắc phải có tầm quan trọng lớn. Họđã liên lạc với toà án quân sựở Quế lâm, thủ phủ Quảng tây. Toà này yêu cầu dẫn giải Q đến để xét xử. Mặc dù Xu Weisan có người quen trong chính quyền nhưng vẫn không can thiệp được. Ngày 29/8, Q bị tống vào nhà giam Quốc dân
đảng ở Jingxi, để tiếp tục đợi lệnh trên. Chính trong điều kiện tù ngục khó khăn này, tập thơ nổi tiếng của Q “Nhật ký trong tù” đã ra đời.lxv
Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng ngồi trong ngục biết làm chi đây Ngồi buồn ngâm vịnh cho khuây
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do
Ngày 10/10, kỷ niệm 31 năm cách mạng tư sản TQ, Q bị chuyển sang Debao. Trong thời gian này, được tin Wendell Willkie, đặc phái viên của Rusevelt cũng đến Trùng khánh và
được tiếp đón nồng nhiệt, Q đã cám cảnh làm bài thơ:
Tôi với ông.....
Từ Debao, Q bị chuyển qua Tiandong và Lungan tới Nam ninh. Tình hình có vẻ như
quân khu 4. Tư lệnh vùng là tướng Trương Phát Khuê, cũng không chia sẻ quan điểm chống cộng điên cuồng của Tưởng và ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân Việt nam. Q hy vọng là vụ việc sẽđược báo cáo lên ông này. Tuy nhiên, chẳng có gì xảy ra cả, ngày hôm sau Q bịđưa đi Quế lâm. Tại đây Q khai trước thẩm phán toà quân sự là có quan hệ với phong trào cộng sản ởĐông dương nhưng không liên quan gì đến CCP cả. Thẩm phán tuyên bố Q là tù chính trị và được trả lại Liễu châu cho Phòng chính trị
quân khu xử. Q về lại đến Liễu châu đầu tháng 2 năm 1943.
Tin Q bị bắt vềđến Pacbo vào cuối tháng 10. Các đồng chí của ông đã gửi thư phản đối khắp nơi cho các hãng thông tấn như AP, Reuters, UPI, Tass. Trong điện gửi Tass, họ
khoe rằng Hội Chống xâm lăng Việt nam có đến 200,000 thành viên và Q là nhân vật chủ
chốt của Hội. Một cán bộ của Đảng là Hoàng Đình Gióng đã được cửđi đưa một bức thư đến tận tay Tôn Kế, con trai Tôn Trung Sơn, hiện là chủ tịch Nghị viện. Bức thư viết:
Kính thưa Tôn Chủ tịch
Đại diện của chúng tôi, ông Hồ Chí Minh đã bị bắt trên đường đến diện kiến Tưởng Nguyên soái. Chúng tôi khẩn thiết yêu cầu ngài can thiệp để thả ông ấy ra càng sớm càng tốt
Mặc dù chẳng biết HCM là ai, Tôn chuyển vụ việc cho Vũ Thế Chương (Wu Tiecheng), tổng thư ký của Ban thường vụ TƯ Quốc dân đảng. Ngày 9/11, ông này điện xuống Quế
lâm và Liễu châu đề nghị nghiên cứu vụ việc và nếu được thì thả Q ra. Đáng tiếc là lúc đó Q vẫn còn đang ở trên đường từ Debao đến Nam ninh.lxvi
Khoảng mùa đông năm 1942-1943, một cán bộĐảng được cửđi tìm gặp Q mới trở về
thông báo là Q đã chết tại nhà tù ở Liễu châu. Các lãnh đạo ở Việt bắc vội báo ngay tin cho các đồng chí của mình đang đóng gần Hà nội và cử Phạm Văn Đồng phụ trách việc tang lễ. Vài tuần sau, khi sự việc còn đang tù mù, bỗng có tờ báo đến từ TQ, trên đó có mấy dòng viết tay nét chữ của Q: “Gửi các chíên hữu. Chúc khoẻ và dũng cảm trong công việc” kèm theo là bài thơ:
Núi ấp ôm mây, mây ấp nũi
Lòng sông gương sáng bụi không mờ
Bòi hồi dạo bước Tây phong lĩnh Trông lại trời Nam nhớ bạn xưa
Anh em mừng hú, mới gọi tay cán bộ kia ra tra hỏi. Tay này khẳng định là chính Tỉnh trưởng thông báo tin này. Vặn vẹo kỹ mới vỡ lẽ là tay này kém tiếng Tàu, nghe nhầm chữ
Shi tức là OK thành Xi tức chếtlxvii
Trong tập NKTT, Q ví mình như quả bóng bịđá đi đá lại giữa các nhà tù. Trong 5 tháng cuối, ông đã từng qua đến 18 nhà tù của 13 huyện nam Trung hoa. Cuộc sống đã dễ thở
hơn. Thức ăn đã tạm được, tối ngủ không bị xiềng, thỉnh thoảng ban ngày còn được đi dạo, thậm chí còn được đọc sách báo. Q thường tận dụng cơ hội liên lạc với các đồng chí của mình bằng cách viết bằng nước cơm lên mép của các quyển tạp chí. Để giết thời gian, Q đã dịch cuốn Nguyên tắc Tam dân của Tôn Trung Sơn sang tiếng Việt. Khoảng mùa xuân năm 1943, Trương Phát Khuê cũng hiểu ra rằng tay tù chính trị của mình là ai, hay ít nhất cũng nắm được rằng tay này là cộng sản. Theo Hoàng Văn Hoan, chính một thành viên quốc dân đảng Việt nam tên là Trần Bao đã khai ra Q chính là đặc vụ của QTCS. Tuy nhiên trong hồi ký của mình sau này, trưởng phòng chính trị QK 4, tướng Lương Hoa Sinh kể rằng khi thẩm vấn Q, ông đã hiểu ngay tay này là cộng sản và đề nghị thủ
Quan điểm của chính phủ TW có thể bị Chu Ân Lai, lúc đó là trưởng đại diện của CCP tai Cq ảnh hưởng. Nghe tin Q bị bắt, Chu đã liên hệ với tướng Phương Yuxiang, một trong những đối thủ của Tưởng những năm 20-30, giúp đỡ. Phương đã tư vấn với đại
điện Xô viết ở Cq, rồi cùng với Phó chủ tịch chính phủ là Lý Trung Nhân đến gặp Tưởng. Phương nói với Tưởng, việc Q là cộng sản VN chẳng ảnh hưởng gi đến QD đảng, Trung cộng rồi Xô cộng đều có đại diện tại Cq, đâu có ai bị bắt bớ gì? Chưa nói đến VN đang
đứng cùng bên với Tưởng trong cuộc chiến chống Nhật, xử Q như tội phạm sẽ làm mất uy tín chính phủ, có thểảnh hưởng đến sựủng hộ của thế giới. Lý cũng hùa vào, đề nghị
giao cho vụ việc cho địa phương xử lý. Tưởng miễn cưỡng đồng ý, điện cho QK 4 thả Q ra dưới sự giám sát và tìm cách lợi dụng Q cho các mục đích của QDĐ.
Không rõ bức điện này có tác dụng gì không! Trong một cuộc phỏng vấn sau này ở Mỹ, Trương Phát khuê cho rằng mình chưa bao giờ hành động theo lệnh trên trong vụ giam giữ HCM. Khi biết được Q là đại diện của phong trào cộng sản VN, Trương đã giao cho trưởng phòng chính trị mới là tướng Hầu Chíminh nhiệm vụ dụ dỗ Q hợp tác đểđổi lấy tự do. Trương cho biết ông đã trực tiếp thẩm vấn và bị thuyết phục bởi năng lực tổ chức và nhiệt huyết chống Pháp của Q. Q thông báo đảng CS VN đặt mục tiêu hàng đầu là độc lập và tự do của dân tộc mình. Q đề nghị giúp đỡ Trương trong việc tổ chức lại các lực lượng VN yêu nước ở Nam Trung hoa và cam kết sẽ không xây dựng xã hội cộng sản tại VN trong ít nhất là 50 năm.
Trương hiển nhiên là có những mưu đồ chính trị dài hạn riêng trong việc thả Q. Xuất thân từ Quảng đông, đã từng tham gia cuộc hành quân Bắc phạt, Trương lại bị cho ra rìa trong các quan hệ chính trị Quốc – Cộng. Trương ghét cả Nhật và Pháp và không loại trừ có cảm tình với tham vọng dành độc lập của nhân dân Việt nam. Là tư lệnh QK4, Trương cần phải chuẩn bị lực lượng để có thể tấn công quân Nhật ởĐông dương khi cần thiết. Kế
hoạch tập hợp lực lượng Việt nam của Trương đang bị nhiều vấn đề nghiêm trọng. Cuối năm 1941, Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt nam, liên minh giữa Quốc dân đảng và ICP tan vỡ do các lãnh tụ QDĐ phát hiện ra mưu đồ của Giáp và Đồng. Sau đó thì chính Tường Tam, Hải Thần và Nghiêm Kế Tộ hục hặc lẫn nhau, Nhà tài trợ chính Trương Bội Công bị bắt vì tội hối lộ. Mùa hè 1942, Trương quyết định tổ chức lại, thành lập Việt nam cách mạng đồng minh Hội, do tướng Hau Chiminh làm cố vấn. Tuy nhiên Hội này cũng chẳng hơn gì Uỷ ban trước do các lãnh đạo suốt ngày đấu đá. Có lẽ Trương hy vọng là Q sẽ mang lại được nguồn sinh khí mới cho đám tay chân VN của mình. Ngày 10/9/1943, Q
được trả tự do. Một thành viên phòng chính trị kể rằng, ông ta đang ăn thì bỗng thấy tay tù bước vào sà xuống tán phét với tướng Hầu Chiminh và các cộng sự khác.lxviii
Mùa thu 43, Trương tuyên bố sẽ quan tâm trực tiếp đến Đồng minh Hội và cử phó của mình là tướng Tiêu Văn làm cố vấn. Hồ Chí Minh được bổ nhiệm làm phó chủ tịch. Chủ
tịch hội lúc đó là Nguyễn Hải Thần chắc chắn là rất khó chịu nhưng không dám làm mất lòng người đỡđầu của mình. Trong một bữa chiêu đãi, Hải Thần đã đưa ra câu đối: “Hồ