From Man to Myth

Một phần của tài liệu SÁCH - HỒ CHÍ MINH MỘT CUỘC ĐỜI (Trang 179 - 197)

Cái chết của HCM tạo nên một tiếng vang rộng lớn trên khắp thế giới. Hà nội nhận được hơn 22000 điện chia buồn từ 121 nước. Các nước XHCN đều tổ chức lễ viếng trọng thể. Tuyên bố chính thức từ Matxcova: “HCM là người con vĩđại của nhân dân Việt nam anh hùng, nhà lãnh đạo nổi bật của phong trào cộng sản và giải phóng dân tộc, người bạn của nhân dân Xô viết”. Các nước thứ ba ca ngợi Hồ như người bảo vệ cho các dân tộc bị áp bức. Một bài báo Ấn độ viết:

“HCM là tinh hoa của dân tộc, hiện thân của khát vọng cháy bỏng cho tự do và tranh

đấu”. Bài xã luận trên một tờ báo Uruguay viết: “Người có trái tim bao la như vũ trụ, tình yêu vô bờ bến với con trẻ, là mẫu mực của sự giản dị trên tất cả các lĩnh vực”clix.

Phản ứng chính thống của các chính phủ phương Tây lặng lẽ hơn. Chính phủ Nixon từ

chối bình luận. Nhưng các phương tiện thông tin đại chúng bày tỏ quan điểm quyết liệt. Các báo chống chiến tranh miêu tả HCM như một địch thủđáng kính trọng, người bảo vệ

cho kẻ yếu và các dân tộc bị áp bức. Ngay cả những kẻ chống đối chếđộ Hà nội cũng bày tỏ sự kính trọng HCM như người suốt đời chiến đấu cho độc lập dân tộc và thống nhất

đất nước.

Điều mà các nhà bình luận khắp thế giới quan tâm là ảnh hưởng của cái chết của Cụ tới cuộc chiến tranh Đông dương. Mặc dù những lời đồn đại về HCM như một đặc vụ cộng sản, và một nhà cách mạng tàn bạo, dư luận đều thống nhất HCM là một người thực dụng. Hồ hiểu được sự phức tạp của tình hình thế giới và luôn có những quyết sách phù hợp. Ngay cả Lindon Jhonson, đối thủ chính của Hồ trong suốt thập kỷ 60 đã phải nhiều lúc bực mình quát lên: giá như mà tôi có thể ngồi với “Già Hồ”, chúng tôi chắc chắn sẽ đạt được thoả thuận. Những người kế tục Hồ không có được ảnh hưởng như vậy. Ngoài Hồ, chẳng ai trong ban lãnh đạo Đảng chu du trên thế giới, đặc biệt là Pháp, chưa kểđến các nước phương Tây khác. Một sốđược đi học nước ngoài thì tầm nhìn cũng bị hạn chế

bởi quan điểm chính thống của Matxcova và Bắckinh. Chẳng ai ở phương Tây biết đến Lê Duẩn. Thậm chí, Matxcova và Bắc Kinh cũng không có nhiều hiểu biết về ông này. Lần đầu tiên Hồ khởi thảo bản di chúc vào năm 1965, sau đó chỉnh sửa vào các năm 1968, 1969. Cũng như trong cuộc đời mình, trong bản di chúc, ông cố gắng cân bằng sự

cống hiến cho độc lập của dân tộc Việt nam và phong trào cách mạng thế giới. Ông coi trọng cả chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa xã hội nhưng nhấn mạnh đến việc hàn gắn vết thương chiến tranh và nâng cao đời sống nhân dân như nhiệm vụ hậu chiến quan trọng nhất của Đảng. Ông đặc biệt căn dặn việc dân chủ hoá tổ chức và nâng cao tiêu chuẩn

đạo đức của đảng viên sau chiến tranh. Cuối cùng ông tha thiết đề nghị sự thống nhất của phong trào cộng sản quốc tế.

Lễ viếng HCM được cử hành tại quảng trường Ba đình với hơn 100,000 người tham dự. Lê Duẩn đọc điếu văn thềđánh bại xâm lược Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Duẩn còn hứa sẽ hiến dâng hết sức mình để xây dựng CNXH ở Việt nam và hàn gắn những rạn nứt trong phong trào cộng sản quốc tế.

Duẩn đã phần nào thực hiện được lời hứa của mình. Dưới sự lãnh đạo của ông, Hà nội kiên trì tăng cường lực lượng tại miền Nam, chuẩn bị cho cuộc tiến công vào năm bầu cử

tổng thống Mỹ. Hai bên cũng đã ngồi vào bàn đàm phán tại Paris nhưng chẳng mấy kết quả bởi đều chờđợi những thắng lợi tại chiến trường để mặc cả. Mặc dù bị những tổn thất nặng nề nhưng Đảng vẫn lạc quan vì phong trào phản chiến đặc biệt lên cao ở Mỹ. Tổng thống Nixon đã buộc phải tuyên bố rút hết quân Mỹ về nước vào cuối nhiệm kỳ của mình. Mùa hè 1972, khi Mỹ chỉ còn khoảng 50000 lính Mỹở Việt nam, Hà nội mở chiến dịch Phục sinh. Cũng như Tết 1968, chiến dịch không đạt được kết quả như ý nhưng đã tạo một động lực quan trọng trên bàn đàm phán. Tháng 1/1973, hai bên ký hiệp định Paris, bảo đảm rút hết quân Mỹ về nước. Không lời nào đảđộng đến các đơn vị chủ lực Bắc Việt đang đóng ở miền Nam. Một cơ quan được thành lập là Hội đồng Hoà giải và Hoà hợp dân tộc nhằm xác định ranh giới chiếm đóng giữa chính quyền Sài gòn và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam. Hội đồng này sau đó sẽ lãnh trách nhiệm tổ

chức tổng tuyển cử. Cũng như hiệp định Genevo 2 thập kỷ trước đây, hiệp định Paris không kết thúc được chiến tranh Việt nam. Nó chỉ mởđường cho Mỹ rút quân dễ hơn và

đưa miền Nam trở lại tình hình đầu những năm 1960. Và cả hai bên chẳng ai có ý định tôn trọng hiệp định. Năm 1975, Hà nội mở cuộc tổng tiến công. Chính quyền Mỹ, (đã yếu

đi nhiều sau vụ scandan của Nixon dẫn đến ông này từ chức và đưa Ford lên cầm quyền) quyết định không can thiệp và sơ tán các nhân viên của mình khỏi Việt nam. Ngày 30-4, cuộc vật lộn đẫm máu làm hơn 1 triệu người Việt nam thiệt mạng đã trở thành “Cuộc chiến giờđã chấm dứt” (lời tổng thống Ford). Khome đỏ cũng đã tiến vào Phompenh trước đó 2 tuần. Chính quyền cách mạng cũng được thành lập ở Lào trong cùng năm. Tháng 7/1976, hai miền Việt nam thống nhất trở thành nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt nam.

Nhưng trong các lĩnh vực khác, Duẩn đã không thành công lắm trong việc thực thi lời hứa của mình. Từ những năm 1968, chuyên gia Xô viết đã đến để bàn về việc ướp xác Hồ. Tuy nhiên kế hoạch này được giữ kín vì chắc chắn HCM mong muốn mình được hoả

thiêu. Khi Hồ mất, trung ương cũng tỏ ra khá lúng túng. Sau khi tư vấn với Liên xô, một chuyên gia được cấp tốc cử sang vào giữa tháng 9 để tiến hành bảo tồn cơ thể Hồ. Ngày 29/11, Bộ chính trị quyết định xây Lăng. Theo kế hoạch do Bộ xây dựng và Quốc phòng

đề xuất, lăng phải hiện đại và có tính dân tộc, nghiêm túc nhưng giản dị như phong cách của HCM. Dự án được phê duyệt tháng 12/1971 và khởi công ngay sau khi hiệp định Paris được ký kết. Ngày 29/8/1975, Lăng HCM được khánh thành tại địa điểm linh thiêng nhất của cách mạng Việt nam: quảng trường Ba đình. Theo ý tưởng, nó thể hiện bông sen vươn lên từ bùn đen, một đối âm của chùa Một cột gần đó. Tuy nhiên theo nhiều nhà quan sát, toà nhà này quá nặng nề và buồn tẻ, hoàn toàn đối lập với tính cách không phô trương và sự hài hước tinh quái của chủ nhân của nó. Nhà sử học Huế Hồ Tài Tâm cho rằng, người ta muốn xây dựng HCM như một lãnh tụ của phong trào cộng sản quốc tế

chứ không phải là Bác Hồđược hàng triệu người Việt nam yêu quý. Tuy nhiên hàng tuần cũng có đến hơn 15000 người viếng lăng. Ban lãnh đạo Đảng rõ ràng đã cố tình lờđi mong muốn của HCM được tổ chức tang lễ một cách bình dị và hoả thiêu. Sinh thời Hồ

Kim liên năm 1959. Để tránh sự dị nghị của dư luận, ban lãnh đạo Đảng đã xoá đi đoạn này trong di chúc của Hồ. Họ còn tiện thể xoá luôn ý nguyện của Hồ miễn thuế nông nghiệp 1 năm và dự báo của ông rằng cuộc chiến tranh sẽ kéo dài thêm vài năm nữa. Sau đại hội IV vào tháng 12/1976, lãnh đạo Đảng tuyên bố sẽ xây dựng căn bản chủ

nghĩa xã hội trên toàn quốc vào cuối thập kỷ. Để thể hiện quyết tâm, Đảng đổi tên từ Đảng lao động Việt nam thành Đảng cộng sản Việt nam. Hình ảnh Hồ Chí Minh được triệt để lợi dụng để kêu gọi sự hỗ trợ của dân chúng. Ảnh Hồ treo khắp nơi. Sách, báo về

HCM xuất bản liên tục. Thanh niên được tổ chức học tập cách sống Hồ Chí Minh. Các học trò như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp đua nhau viết hồi ký về

Hồ, nhấn mạnh “tư tưởng Hồ Chí Minh” như một công cụ chính để xây dựng đất nước. Một bảo tàng đồ sộ về HCM được khánh thành vào năm 1990 cạnh quảng trường Ba

đình. Các nhà thiết kế phủ một lớp đá trắng với ý đồ biến bảo tàng thành một đoá hoa sen, tuy nhiên toà nhà trông vẫn giống một cái mũi tàu hơn.clx

Mặc dù HCM được trình diễn như hiện thân của nước Việt nam mới, các nhà quan sát đã thấy rõ sự khác nhau trời vực giữa phong cách lãnh đạo của Lê Duẩn và người tiền nhiệm lẫy lừng của mình. HCM luôn nhấn mạnh sự kiên trì và phát triển từng bước của cách mạng Việt nam và tranh thủ sự thống nhất ủng hộ trong toàn xã hội, Duẩn thì ưa dùng những chiến thuật quá tham vọng dẫn đến sự chia rẽ trong nội bộ lãnh đạo Đảng, gạt một bộ phận không nhỏ dân chúng ra ngoài cuộc. HCM luôn tìm cách điều chỉnh những chiến lược của mình cho phù hợp thực tế quốc tế. Duẩn thì hùng hổ trong lĩnh vực đối ngoại, không những biến các láng giềng Đông Nam Á thành thù địch mà còn chọc tức đồng minh quan trọng nhất của mình là Trung quốc. Những người chống đối bịđưa ra khỏi Ban lãnh đạo như Võ Nguyên Giápclxi hoặc phải chuồn ra nước ngoài như Hoàng Văn Hoan.

Kết quả thật là bi thảm. Cuộc cải tạo công thương nghiệp tháng 3/1978 làm hàng vạn người vượt biên. Chương trình hợp tác hoá gây nên sự thù địch của đa số nông dân miền Nam. Đến cuối những năm 70, nền kinh tế bị xáo động bởi việc “xây dựng nền móng của CNXH trước cuối thập kỷ” đã trở thành thảm hoạ. Tình hình đối ngoại cũng chẳng khá khẩm gì hơn. Sau khi không thuần phục được chếđộ cuồng tín và diệt chủng Pol Pot, tháng 12/1978 Việt nam tấn công Cambodia và dựng nên chính phủ bù nhìn ở

Phnompenh. Để trả thù, Trung quốc đưa quân qua biên giới phía Bắc. Một cuộc chiến ngắn ngủi nhưng đã ngốn nốt những nguồn lực quý báu còn sót lại của đất nước. Giữa những năm 80, dân chúng công khai bày tỏ sự tức giận đối với Ban lãnh đạo đã cố

tình không theo đuổi những lời khuyên của HCM là bảo đảm cho nhân dân được hưởng những thành quả của thắng lợi. Sau khi Duẩn chết năm 1986, Đảng thừa nhận sai lầm (được gọi là chủ nghĩa “thắng lợi”) và quyết tâm cải tổ. Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, một người kháng chiến miền Nam cũ, chấp nhận kinh tế thị trường XHCN, mở cửa cho

đầu tư nước ngoài, khuyến khích những tư tưởng tự do trong dân chúng. Chính sách này

được gọi là “đổi mới” và tỏ ra rất giống chiến lược perestroika của Gorbachev. Tuy nhiên Hà nội cho rằng chính sách của họđược đẻ ra bởi đòi hỏi bức bách của tình hình Việt nam.

Cuối thập kỷ 80, những thế lực bảo thủ trong Đảng giành lại thế chủđộng. Họ cho rằng, những tư tưởng ngoại lai tuy có tác dụng kích thích kinh tế tăng trưởng nhưng lại đẻ ra những tệ nạn xã hội như nghiện hút, SIDA, mại dâm và chủ nghĩa hưởng thụ. Người thay thế Nguyễn Văn Linh, cán bộđảng chuyên nghiệp Đỗ Mười thắng tay trừng trị những phần tử chống đối dưới khẩu hiệu “cải tổ kinh tế, ổn định chính trị”. Mặc dù tự do hoá

kinh tế mới có những thành công khiêm tốn, Đảng tái xác nhận quyền lãnh đạo xã hội duy nhất của mình trong hiến pháp 1991clxii.

Những nhà cải cách nhanh chóng sử dụng di sản của HCM để hậu thuẫn cho đường lối của mình. Họ cho rằng với cách suy nghĩ thực dụng, Cụ sẽủng hộ việc nâng cao mức sống nhân dân trước khi xây dựng CNXH. Như một nhà nhân văn, dám chấp nhận nhiều tư tưởng trái ngược, chắc chắn Cụ cũng không để xảy ra sự phân rã trong hàng ngũ lãnh

đạo và có nhiều biện pháp để huy động tối đa sựủng hộ của dân chúng. Cuối những năm 80, những người cải cách được cổ vũ bởi Vũ Kỳ, thư ký riêng cuối cùng của HCM. Ông này tố cáo Lê Duẩn và các đồng chí đã xoá đi một sốđoạn trong di chúc của Cụ, đặc biệt là về thuế nông nghiệp và đám tang đơn giản. Bộ chính trị buộc phải nhận lỗi, nhưng chống chế là họ hành động như vậy duy nhất chỉ vì mục đích làm lợi cho đất nước và nhân dân Việt nam như mục tiêu của cuộc đời Cụ.

* ****

Không chỉở Việt nam, tính cách và di sản thực sự của Hồ cũng được nhìn nhận hết sức mập mờở nước ngoài. Vị thánh giải phóng các dân tộc khỏi ách áp bức của phương Tây? Thủ phạm gieo rắc chủ nghĩa cộng sản? Hay tệ hơn, một kẻ cơ hội lợi dụng giả vờ giản dị để tìm kiếm những hào quang cá nhân? Tại hội nghị của UNESCO nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của HCM, những lời ca tụng cũng phần nào bị lu mờ bởi làn sóng những chỉ trích chống lại việc tôn sùng một con người, suy cho cùng phải chịu trách nhiệm về

cái chết của rất nhiều đồng bào mình.

Đối với nhiều nhà quan sát, cái nút của vấn đề là ở chỗ xác định HCM là ai, một chiến binh cộng sản hay một nhà dân tộc chủ nghĩa. Những người ngoại quốc đã từng tiếp xúc với H đều khẳng định H giống một người yêu nước hơn một nhà cách mạng Maxist. Bản thân H cũng đã nhiều lần khẳng định chính khát vọng giải phóng dân tộc đã dẫn ông đến với chủ nghĩa Max chứ không phải ngược lại. Hãy đọc trả lời của H cho sĩ quan tình báo Mỹ Charles Fenn:

Đầu tiên, hãy hiểu rằng, đểđánh thắng một kẻ thù hùng mạnh như Pháp là một nhiệm vụ bất khả

thi nếu không có sự giúp đỡ từ bên ngoài. Sự trợ giúp đó không chỉ bằng vũ khí, mà có thể là các quan hệ, lời khuyên. Người ta không thể giành độc lập bằng cách đánh bom hoặc các hành động tương tự. Các nhà cách mạng tiền bối thường phạm sai lầm này. Cần phải có tổ chức, tuyên truyền, đào tạo và kỷ luật. Cũng cần phải có những niềm tin, cẩm nang, phân tích, thậm chí có thể nói tương tự như Kinh Thánh. Chủ nghĩa Max-Lenin đã cho tôi những khuôn khổđấy.

Khi được hỏi, tại sao ông lại không chọn dân chủ hoặc một hình thức chính trị nào đấy mà lại chọn một hệ tư tưởng rõ ràng gây phản cảm cho Mỹ, đất nước mà ông hết sức ngưỡng mộ, H đã trả lời: ông nhận được sự giúp đỡ thực tế chỉ khi đến Matxcova và Liên xô đã là “người bạn thực sự trong lúc khó khăn”. Chung thuỷ đổi lấy sự thủy chung.

Rõ ràng là sự tồn vong của VN luôn là mối quan tâm đầu tiên và cao nhất của HCM. Quan điểm này đã từng làm cho không ít các đồng chí của ông tại Hànội, Bắc kinh và Matxcova nghi ngờ liệu ông có phải là nhà Marxist chân chính? Nhưng cũng chắc chắn là trong ông có một trái tim của nhà cách mạng thế giới. Khuynh hướng này nhiều khả năng xuất phát từ những kinh nghiệm của ông trong những năm lênh đênh trên biển, tận mắt chứng kiến sự cùng cực mà các dân tộc thuộc địa phải gánh chịu. Thời gian sống ở Pari càng làm cho Hồ thất vọng về thói đạo đức giả của chủ nghĩa thực dân Pháp, từ chối áp dụng những lý tưởng sống cao đẹp cho các nước thuộc địa. Hai năm nằm trong giai đoạn cao trào của cách mạng Nga đã tiếp cho Hồ niềm tin lãng mạn vào tương lai của chủ nghĩa cộng sản, khi mà theo Lê nin, chủ nghĩa yêu nước sẽ được thay thế bằng quan điểm thế giới cộng đồng. Những cuộc tàn sát đẫm máu diễn ra sau đó ở Matxcova

Một phần của tài liệu SÁCH - HỒ CHÍ MINH MỘT CUỘC ĐỜI (Trang 179 - 197)