Giữa hai cuộc chiến

Một phần của tài liệu SÁCH - HỒ CHÍ MINH MỘT CUỘC ĐỜI (Trang 147 - 164)

bước qua cầu Paul Dume (nay là cầu Long biên), nhường lại quyền quản lý Hà nội cho trung đoàn thủđô của Giáp. Suốt 2 tuần trước đó, thành phố nhưđã chết. Dòng người di tản để lại những đường phố vắng lặng, các nhà hàng, cửa hiệu đóng cửa im ỉm.

Ngày hôm sau, cả thành phố bừng tỉnh chào đón những nhà cai trị mới. Các đoàn diễu hành mang theo cờ hoa đi trên đường phố. Ngày 11/10, những đơn vị quân đội Việt minh tiến vào thành phốđược đám đông chào đón bằng những khẩu hiệu “độc lập! độc lập!”.

Đối với nhiều thành viên của chính phủ, lần đầu tiên sau hơn 8 năm họ mới đặt chân trở

lại thủđô. HCM lẳng lặng trở về thành phố lúc nào không ai rõ, cho đến khi ông xuất hiện trong lễđón thủ tướng Ấn độ Nehru ngày 17/10. Trong xã luận của báo Nhân dân

đăng ngày hôm sau, H giải thích: “hiện tại, phát triển kinh tế và tiến tới thống nhất đất nước quan trọng hơn các nghi lễ chào đón”. H kêu gọi các cán bộđối xửđúng mực và nhân dân sẵn sàng để phê phán chính phủ, sinh viên, thầy giáo tiếp tục tới giảng đường, các thương gia tiếp tục buôn bán, người ngoại quốc hãy ở lại để tiếp tục công việc của mình. H từ chối ở trong Dinh thống sứ, cho rằng nó quá sang trọng với mình và quyết

định ở một căn nhà trong vườn. Mặc dù vậy, chính phủ vẫn đổi tên dinh này thành Phủ

Chủ tịch

Trong quan hệđối ngoại H tiếp tục thể hiện một đường lối hòa giải. Ông ủng hộ 5

nguyên tắc chung sống hòa bình và hứa với Nehru sẽ thiết lập quan hệ hữu hảo với chính phủ hoàng gia Lào và Campuchia. Ngày 18, trong cuộc gặp với đại diện Pháp tại DRV Jean Sainteny, H bày tỏ nguyện vọng bảo vệ sự có mặt về văn hóa và kinh tế của Pháp, thông báo với Sainteny rằng Việt nam sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước không cộng sản khác. Tuy nhiên ông nhấn mạnh quan hệ Pháp – Việt giờđây phải dựa trên nguyên tắc bình đẳng.

Ngược lại với phong thái ung dung của H, các đồng chí của ông suốt ngày bận rộn với việc: “tổ chức meeting, diễu hành, tuyên truyền nhồi sọ, hò hét các khẩu hiệu yêu

nước...”. Cộng đồng người nước ngoài, đặc biệt là người Mỹ bị theo dõi chặt chẽ và chịu nhiều hạn chế. Báo chí suốt ngày đả kích Mỹ, ủy ban Việt minh địa phương ra tuyên bố

không thừa nhận cơ quan lãnh sự Mỹ tại Hà nội. H cũng đổ thêm dầu vào lửa bằng những bài viết châm biếm ký tên C.B. Cuối cùng tòa lãnh sự Mỹ cũng bị buộc phải đóng cửa vào cuối năm, sau khi tổ chức lễ Tạơn lần cuối cho một nhúm các nhà ngoại giao phương Tây và thành viên của ủy ban giám sát quốc tế.cxxvii

Ngày 3/11, H triệu tập phiên họp đầu tiên của chính phủ với những vấn đề nghị sự vô cùng cấp bách. DRV sẽ nhanh chóng cải cách phong kiến và xây dựng nền móng của xã hội chủ nghĩa hay sẽ tiến từ từ, tập trung cho việc phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân, vừa lấy lòng dân nghèo vừa không làm phật ý những tầng lớp thương gia? Chính phủ cũng sẽ làm thế nào để hiệp định Geneva được thực thi, nước nhà được thống nhất?

Để trả lời câu hỏi đầu tiên, Việt nam có thể học các đồng chí của mình. Ngay sau cuộc nội chiến ở Nga, Lenin đã thực thi chính sách kinh tế mới, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, cho đến tận những năm 1928 khi Stalin bắt đầu cuộc công nghiệp hóa của mình. Tại Trung quốc, sau khi dành được chính quyền, Đảng cũng áp dụng chính sách “dân chủ mới”, tìm kiếm sựủng hộ của tầng lớp trung gian, chuẩn bị cho cuộc cải cách xã hội chủ nghĩa giữa những năm 50. Vài ngày trước khi hiệp định Geneva được ký

kết, tại Việt bắc, chính phủ cũng đã công bố nghịđịnh 8 điểm cho thời hậu chiến. Nghị định này nói rõ, chính phủ chỉ quốc hữu hóa những tài sản của bọn thực dân, bán nước và tôn trọng sở hữu cá nhân của tất cả các thành phần khác. Những nhân viên của chếđộ cũ

sẽđược tiếp tục công việc của mình, trừ những kẻ trực tiếp dùng vũ khí chống lại kháng chiến hoặc có hành động phá hoại. Binh lính thuộc quân đội quốc gia (của Bảo đại) phải ra trình diện. Bảo đảm tự do tín ngưỡng cũng như an ninh của các công dân nước ngoài. Trong lời kêu gọi gửi nhân dân hồi tháng 9, Hồ viết: “chúng ta sẵn sàng thống nhất với tất cả những người chấp nhận hòa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ, bất kể trước đó họđã hợp tác với ai. Bảo đảm quyền của các nhà tư bản trong nước và ngoại quốc được tiếp tục công việc hợp pháp của mình, và chào đón tất cả những nhân viên của chếđộ cũ

mong muốn làm việc cho nhân dân”

Đảng cũng có nhiều lý do để hòa giải với kẻ thù cũ. Đã có tổng cộng hơn 800,000 người di cư vào phía Nam. Trong đó có rất nhiều gia đình công giáo đi theo tiếng gọi của Đức mẹđồng trinh, nghe đồn là cũng đã “chuyển vào Nam”. Số dân di cư này đã giảm đáng kể cho Đảng những tiềm năng chống đối, tuy nhiên cũng làm mất đi một lực lượng lớn các nhà sản xuất, nhà buôn, thợ lành nghề và trí thức của các tỉnh phía Bắc. Một nhà quan sát đánh giá rằng vào tháng 10, cả chính phủ DRV chỉ có 50 người có bằng đại học và khoảng 200 có bằng tú tài. Hai mươi chín trong 30 nhà máy của Pháp ở Hải phòng bị đóng cửa. Xăng dầu khan hiếm và đường sắt không hoạt động. Đa số các hệ thống thủy lợi đã bị Pháp phá hoại, trên 10% đất canh tác của đồng bằng sông Hồng bị bỏ hoang do chính sách “Vùng được bắn tự do” của quân đội Pháp trước đó. Tháng 12 lại có một trận lụt lớn ở miền Trung đẩy vùng này đến bờ nạn đói.

Trong vài tháng sau khi cầm quyền, Đảng tập trung củng cố hệ thống hành chính cách mạng. Các ủy ban hành chính kháng chiến tại nông thôn được sửa đổi để tiếp tục công việc của mình (bỏ chữ kháng chiến) cho đến khi tổ chức bầu cử ra hội đồng nhân dân các cấp. Trong cuộc họp đầu tháng 9, bộ chính trị bắt đầu tính đến chuyện dài hơi sau khi đã củng cốđược quyền lực. Ngày 2/9, HCM tuyên bố DRV là thể chế dân chủ tư sản về

hình thức nhưng dân chủ nhân dân trên thực tế.

Một trong những lý do chính đểĐảng chưa vội vã xây dựng CNXH tại phía Bắc là mong muốn thống nhất đất nước thông qua bầu cử như quy định trong Tuyên bố chính trị của hiệp định Geneva. Mặc dù các đồng chí phía Nam tỏ ra không thỏa mãn với thắng lợi nửa vời tại hội nghị, họđược thuyết phục là nếu bầu cử tự do, HCM sẽ dễ dàng thắng Bảo

đại, vốn chẳng được nhiều người ưa. Để bảo đảm thắng cử, Đảng phải thể hiện một khuôn mặt ôn hòa, tránh gây phản cảm với các phần tử không cộng sản ở phía Nam và các quan sát viên trên thế giới. Theo một số cán bộ thân cận, HCM tỏ vẻ lạc quan về khả

năng sức ép của dư luận thế giới sẽ buộc miền Nam phải thực thi hiệp định và bầu cử sẽ

diễn ra. Nhưng không phải tất cả các đồng chí của H đều nghĩ như vậy. Ngay cả một người ôn hòa như Phạm Văn Đồng, cũng đã thừa nhận riêng tư với một quan sát viên: “anh cũng biết như tôi là sẽ không có bầu cử mà”. Nếu như vậy, Đảng có thể sẽ lại phải quay về với chiến lược đấu tranh cách mạng. Tạm thời H cố gắng dùng tài năng của mình

để thuyết phục các đồng chí dành cơ hội để thực thi hiệp định.cxxviii Theo một số báo cáo, có khoảng từ 50 đến 90 nghìn cán bộủng hộ Việt minh (bao gồm cả con cái các vị cách mạng) tập kết ra Bắc. Khoảng 10-15000 ở lại và tham gia vào các hoạt động công khai,

đểủng hộ bầu cử. Một số khác đi vào bí mật, chuẩn bị sẵn cơ sở, bộ máy để nếu cần có thể tái lập lại phong trào.

Trở ngại lớn nhất đối với kế hoạch của Đảng chính là thái độ của chính phủ Nam VN. Ngay từ khi hiệp định Geneva còn đang diễn ra, Bảo đại đã chỉđịnh Ngô Đình Diệm làm thủ tướng chính phủ của mình. Bảo đại hy vọng là thái độ chống cộng điên cuồng của Diệm sẽ làm vừa lòng một số “diều hâu” ở Washington. Diệm đã từng bị Việt minh bắt hồi tháng 8/1945, phải chạy trốn vào sứ quán Canada tại Hà nội. Sau đó ông này sang Mỹ

và cố tìm cách lấy lòng chính phủ Eisenhower để quay lại với chính trị. Là kẻ sùng đạo, Diệm đã ở hàng tháng tại một tu viện ở New Jersey và tự lãnh lấy sứ mệnh cứu các đồng bào khỏi sựđe dọa của bọn cộng sản vô thần. Nhiều quan chức Mỹ không thích Diệm vì hay hoang tưởng và thiếu sự nghiêm túc cần thiết cho một lãnh đạo quốc gia. Một nhà quan sát Mỹ (Robert McClintock) còn ví von Diệm như “một thiên sứ thiếu thông điệp”. Không chán nản, Diệm vẫn sấn đến các nhà ngoại giao và những bậc chức sắc trong giáo hội Mỹ, trong sốđó có giáo chủ Spellman và cựu đại sứ Mỹ tại London Joseph Kennedy. Mặc dù có tin đồn là chính Mỹ gợi ý Bảo Đại bổ nhiệm Diệm, Washington chẳng biểu hiện thái độ gì về vụ việc này. Tại Sài gòn cũng ít người hào hứng. Các trí thức miền Nam e ngại một vị lãnh đạo Công giáo cuồng tín lại vốn có quan hệ chặt chẽ với triều

đình Huế. Diệm cũng không ưa gì dân Nam bộ, nói họ quá dễ dãi để có thể chống được cộng sản. Bởi vậy chính phủ mới gồm đa số thành phần là dân Bắc và Trung.cxxix

Từ khi mới được bầu, Diệm đã bày tỏ sự không hài lòng với những điều khoản của hiệp

định Geneva. Ngay sau khi hội nghị kết thúc, Diệm công khai tuyên bố không có ý định

đàm phán với cộng sản. Cảnh sát Sài gòn bắt đầu truy bắt những phần tử cảm tình với Việt minh, đóng cửa những điểm tuyên truyền cho bầu cử, đàn áp hai giáo phái Cao đài và Hòa hảo, thanh lọc những phần tử trung thành với Bảo đại vì Diệm cho ông này là tay chân của bọn thực dân Pháp. Thái độ hiếu chiến của Diệm làm nhiều quan chức Mỹ lúng túng. Tuy vậy, trên thực tế, Mỹđã quyết định giữ một Nam Việt nam không cộng sản là quan trọng với những lợi ích an ninh của Mỹở khu vực. Mùa thu 1954, tổng thống E gửi tướng J Lawton Collins (có biệt danh là Joe “ánh chớp” nhờ tính quyết đoán từ trong chiến tranh thế giới thứ 2) sang làm cố vấn tổng thống điều phối các hoạt động của Mỹ

tại Nam VN. Từ Sài gòn, Collins đã nhiều lần đề xuất thay Diệm bằng một nhân vật ôn hòa hơn để lấy lòng Pháp và người dân. Nhà trắng đã bắt đầu xem xét đề nghị này. Nhưng đến tháng 4/1955, Diệm đã thành công trong việc thanh lọc tất cả các đối thủ, đẩy Washington vào thế phải hết lòng ủng hộ Diệm. Eisenhower nói với Collins, cơ hội thành công của Mỹ tại Nam VN đã từ 10% lên đến 50%. Ngay sau đó, Diệm tuyên bố từ chối

đề nghị của Hà nội tiến hành bầu cử.

Một báo cáo của CIA lúc đó đã khẳng định, nếu tiến hành bầu cử thì Việt minh sẽ thắng, không chỉ vì uy tín rộng lớn của H trong dân chúng mà DRV có kỹ thuật vận động chính trị tốt hơn hẳn chính quyền Diệm. Quan điểm quần chúng tại Mỹ cũng bắt đầu cho rằng Việt minh không chỉ là một nhóm yêu nước đấu tranh chống lại chủ nghĩa thực dân mà là những đặc vụ cộng sản chính hiệu, nhất là sau khi được xem những thước phim hãi hùng về hàng ngàn người bỏ chạy vào Nam. Tuy nhiên Washington cũng cảm thấy bất tiện khi

để Diệm công khai từ chối bầu cử, coi thường hiệp định. Họđề nghị Diệm cứđàm phán và đặt ra những điều kiện mà Việt minh chắc chắn sẽ không chấp nhận ví dụ như giám sát bầu cử quốc tế, sau đó đổ lỗi cho Hà nội. Tuy nhiên, được sự hậu thuẫn của một số quan chức Mỹở Sài gòn, Diệm đã bỏ ngoài tai những “góp ý” này. Mỹđâm ra rơi vào thế khó xử, vì chính họđã tuyên bố tại Geneva rằng: “Bất cứ việc xâm phạm hiệp định nào cũng có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường”. Liệu Mỹ có coi việc cộng sản tràn vào Nam là vi phạm nếu bản thân Diệm đã từ chối tuân thủ hiệp định? Nhưng cuối cùng Mỹ cũng

phải nghe theo Diệm, ngoại trưởng Mỹ Dulles tuyên bố trong một cuộc họp báo, rằng mặc dù Mỹ không phản đối bầu cử tuy nhiên tại thời điểm này, các điều kiện là chưa chín muồi.

Hà nội hết sức ngạc nhiên trước việc Diệm nhanh chóng củng cốđược quyền lực và được Mỹủng hộ, vì xưa nay vẫn đánh giá thấp những phần tử dân tộc không cộng sản. Trong cuộc họp Bộ chính trị cuối năm 54, H đã kêu gọi các đồng chí kiên trì, tìm cách hợp tác với Pháp, cô lập Mỹ và tay sai. Hội nghị trung ương tháng 3/1955 công bố sách lược chú trọng xây dựng miền Bắc và giải quyết vấn đề miền Nam thông qua con đường ngoại giao. Tháng 6/1955 H cùng với Trường Chinh đi thăm Bắc kinh và Matxcơva để kêu gọi các đồng minh gây sức ép lên Mỹ và Diệm. Tuy nhiên kết quả chuyến đi không được khả

quan lắm. Cả Nga và TQ đều đang tìm cách giảm căng thẳng với Mỹ và không muốn để

Việt nam trở thành trở ngại. Để bù lại, cả hai hứa sẽ tăng viện trợ kinh tế (TQ cho 200 triệu còn Nga cho 100 triệu đô), đồng thời cung cấp ngay lương thực chống lại nạn đói

đang đe dọa miền Bắc. Ngày 22/7, trong bài phát biểu về nước, H đã cảm ơn sự giúp đỡ

của Nga và TQ, tuy nhiên cũng cảnh báo nhân dân rằng Việt nam sẽ phải dựa vào chính sức mình để thống nhất đất nước. Hội nghị trung ương tháng 8 khẳng định lại chính sách thống nhất đất nước bằng con đường hòa bình với khẩu hiệu “Xây dựng miền Bắc, hướng về miền Nam”.

Quyết định này của Hà nội không giúp được gì mấy cho các đồng chí của mình ở phía Nam. Hè năm đó, Diệm tuyên bố mở chiến dịch “Diệt cộng” nhằm tiêu diệt hoàn toàn những lực lượng còn lại của Việt minh. Hàng ngàn người bị bắt giữ, đưa vào các trại tập trung, chuồng cọp và bị thủ tiêu. Một lão thành là Nguyễn Văn Linh nhớ lại đó là thời ác liệt nhất và họ phải chiến đấu cho sự sống còn của mình. Chính sách hòa hoãn của Hà nội

đã làm nhiều cán bộ phía Nam không đồng tình. Một số xin ly khai. Số khác gia nhập các phe phái như Hòa Hảo, Cao Đài cùng chống lại Diệm.

Để tranh thủ sự hỗ trợ của đông đảo dân chúng, tháng 9/1955 Mặt trận Tổ quốc Việt nam

được thành lập “liên kết tất cả mọi người Việt nam, không phân biệt tôn giáo, đảng phái,... thành tâm ủng hộđộc lập và thống nhất đất nước”. Trong lĩnh vực kinh tế, Đảng theo đuổi chính sách “kinh tế mới” chấp nhận kinh tế tư nhân và các “chuyên gia tư sản”, với mục tiêu trong một năm khôi phục kinh tế trở lại mức năm 1939. Nhà nước có can thiệp vào chính sách giá cả và phân phối hàng tiêu dùng chỉ với mục đích chống lạm phát và đầu cơ. Đường lối ôn hòa này không được các phần tử cấp tiến do Trung quốc đứng

đằng sau ủng hộ. Một vũ khí của hội này là tìm cách đưa cuộc đấu tranh giai cấp vào nông thôn dưới danh nghĩa cải cách ruộng đất. Trong chiến tranh với Pháp, H đã luôn

Một phần của tài liệu SÁCH - HỒ CHÍ MINH MỘT CUỘC ĐỜI (Trang 147 - 164)