lợi. Những đơn vị Việt minh chân đất từ trong rừng đã tràn vào Vĩnh yên theo chiến thuật “biển người” của TQ. Nhưng tướng Jean de Lattre de Tassigny, được bổ nhiệm
19/12/1950 làm cao uỷ kiêm tổng tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp ởĐông dương không phải là người dễ bị bắt nạt. Như một anh hùng thời chiến và là người cực tự tin, De Lattre lập tức hành động. Ông này ngay lập tức huỷ lệnh sơ tán thân nhân Pháp ra khỏi Hà nội, tập trung quân dự bị và ra lệnh cho các phi cơ ném bom napalm của Mỹ xuống Vĩnh yên. Những người lính VM lần đầu tiên chứng kiến những hiệu quả khủng khiếp của napalm
đã hoảng hốt bỏ chạy. Một người trong số họ kể lại
Sưđoàn của chúng tôi bắt đầu tấn công từ sáng. Từ xa xuất hiện 3 con chim én. Đến gần thì ra 3 chiếc máy bay. Chúng nghiêng cánh và mở ra cánh cửa địa ngục. Ngọn lửa khủng khiếp lan xa hàng trăm mét trùm lên đội hình. Lửa napalm rơi từ trên trời xuống. Một chiếc máy bay nữa xà tới. Một quả bom rơi ngay sau lưng và tôi cảm thấy hơi nóng chạy khắp người. Tất cả bỏ chạy và tôi không thể ngăn họ. Lửa ăn tất cả mọi thứ xung quanh, không để bất cứ một chỗ nào cho ai trốn.cxviii
Theo báo cáo của tình báo Mỹ, khoảng 3500 đến 4000 quân Việt minh bị giết trong tổng số 10,000 quân tấn công. Pháp mất khoảng 400 lính và 1200 bị thương. Các cuộc tấn công Mạo khê và sông Đáy còn ít có hiệu quả hơn và cuối cùng Việt minh đành phải rút quân về núi. Sức ép lên Hà nội đã giảm đáng kể. De Lattre thú nhận là quyết định “ngừng di tản Hà nội” của ông ta là quyết định mò mẫm và chỉ có mục đích lấy lại tinh thần quân lính. Thay vì mởđường đến Hà nội, cuộc tiến công đã trở thành một thất bại cá nhân thảm hại cho nhà chiến lược quân sự của H là Võ Nguyên Giáp. Tại hội nghị lãnh đạo
đảng vào giữa tháng 4, H đã đề nghị tự kiểm điểm và rút kinh nghiệm để chuẩn bị cho trận đánh mới. Các nguồn tin chính thức ngừng sử dụng khẩu hiệu: “chuẩn bị chuyển sang tổng phản công”. Đài phát thanh của VM nhắc đi nhắc lại là chỉđánh lớn khi chắc thắng. H cũng nhấn mạnh việc phải sử dụng các kỹ năng chiến tranh du kích để trường kỳ
kháng chiến. Các cố vấn TQ tỏ thái độ vô can “không phải tôi”, bằng cách báo cáo kêu ca lên thượng cấp (sau khi sự việc đã diễn ra), rằng quân VM thiếu kinh nghiệm cho những trận đánh lớn như vậy. Giáp thừa nhận khuyết điểm khi đưa quân thiếu kinh nghiệm ra
đối đấu với quân đội được trang bị tốt hơn trong những trận đánh cổđiển. Chưa kể quân VM nhiều lúc còn chưa thật kiên quyết và dũng cảmcxix
TQ không chỉ gây ảnh hưởng đến chiến lược chiến tranh. Những cán bộ mặc áo đại cán kiểu Mao, luôn mồm khẩu hiệu cách mạng bắt đầu ồạt kéo vào, tư vấn cho Việt minh cách cai trị cũng như phương thức cư xử hợp lý. Mặc dù Lưu Thiếu Kỳđã không ngừng dặn dò các đồng chí của mình trước khi đi là không được áp đặt các phương pháp TQ, không phải cán bộ nào cũng tuân theo lời khuyên đó. Các sĩ quan và cán bộ VN vốn luôn cảnh giác với những láng giềng phương Bắc của mình, tất nhiên là chẳng thích thú gì.
Đáng kể nhất là phong trào “chỉnh huấn, chỉnh phong”, đào tạo lại về tư tưởng cho cán bộ, đảng viên. Những cuộc tự phê bình thường xuyên trở thành làm nhục và xúc phạm. Nhiều cán bộ VM, vốn chưa hiểu biết nhiều về Max, tham gia kháng chiến vì lòng yêu nước chứ không phải vì tư tưởng, trở thành đối tượng cho các cuộc đấu tranh giai cấp của các đồng chí ngèo hơn của mình. Georges Baoudarel, đảng viên cộng sản Pháp, hoạt
động trong Việt minh lúc đó, miêu tả không khí tại một sốđơn vị căng thẳng đến mức phải thu dao cạo râu và đểđèn suốt đêm vì sợ số cán bộ này tự tử. Tất cả các đơn vịđều
có thêm chức danh chính trị viên, trong trường hợp mâu thuẫn với chỉ huy, anh này có quyền quyết định.cxx
Những chính sách cực đoan thân Mao này có hai hiệu quả xấu: trước mắt là mất các cán bộ ôn hoà, gây chia rẽ trong Đảng, lâu dài sự sợ hãi sẽ giết chết tính sáng tạo của các nhà văn và nghệ sĩ. Pháp cũng nhận được vô số tài liệu nói về sự mâu thuẫn giữa VN và các cố vấn Tàu. Nhiều kẻđào ngũđã thừa nhận ảnh hưởng của chủ nghĩa Mao là nguyên nhân khiến họ rời bỏ hàng ngũ. Nhiều cán bộ trung và cao cấp bị thanh trừng theo yêu cầu của TQ. Theo một nguồn tin của Pháp, tướng Nguyễn Bình, chỉ huy quân VM tại Nam bộđã phản ứng quyết liệt với sự can thiệp của Tàu và đã bịđiều ra Trung ương để
“cải tạo”. Việt minh nói Bình bị quân Hoàng gia Khơ me giết tại biên giới Campuchia trên đường ra Việt bắc. Cũng có tin rằng thực ra ông này bị bắt và đã lựa chọn “chết trên chiến trường” thay vì bị xử tại hậu phươngcxxi
Mao cũng bắt đầu có ảnh hưởng tại nông thôn. Trước đây, chính sách nông nghiệp của H chủ yếu tập trung vào việc giảm tô và chỉ tịch thu đất của những người cộng tác với Pháp và Bảo đại, lôi kéo tầng lớp địa chủủng hộ kháng chiến. Chính sách mới đặt mục đích thủ tiêu những ảnh hưởng về kinh tế và chính trị của địa chủ tại các làng, xã. Lãnh đạo
Đảng như Trường Chinh cho rằng nếu không động viên được sựủng hộ của dân nghèo, mục đích của cách mạng khó mà đạt được. Các cố vấn Tàu sẵn kinh nghiệm còn nóng hổi của cuộc cải cách ở TQ cũng ép VN phải “làm việc” với các phần tử phong kiến ở làng quê một cách kiên quyết hơn.
Sự kiện quan trọng nhất đánh dấu sự dịch chuyển thiên tả của chính phủ là Đại hội 2 của
đảng được tiến hành vào giữa tháng hai năm 1951 tại Tuyên quang. Hơn 200 đại biểu đại diện cho khoảng nửa triệu đảng viên đã về dự. Đại hội đã công khai thừa nhận sựảnh hưởng của Tàu. Trường Chinh phát biểu: Việt nam sẽ áp dụng “chuyên chính dân chủ
nhân dân” của Tàu chứ không phải “chuyên chính vô sản” của Nga. Việt minh, được thành lập từ năm 1941, được đổi tên thành Mặt trận Liên Việt và thừa nhận sự lãnh đạo của đảng cộng sản. ICP cũng được đổi tên thành Đảng lao động Việt nam. Đảng thừa nhận sự khác biệt trong tình hình 3 nước đông dương và mỗi nước có thể có con đường khác nhau. Hai nước còn lại sẽ thành lập Đảng nhân dân cách mạng và sẽ lập liên minh với VWP. Mặc dù nguồn tin của Đảng sau này nói rằng, quan điểm Liên bang Đông dương được nêu lên từđại hội I năm 1935 bị chính thức xoá sổ tại Đại hội này, một tài liệu chính thức của Đại hội đã viết: “Sau này nếu điều kiện cho phép, 3 đảng cách mạng sẽ tập hợp thành một đảng duy nhất, đảng của Liên bang Việt-Lào-Miên”. Dấu ấn của H là tương đối rõ qua việc nhấn mạnh tầm quan trọng của phản đế so với phản phong, cách mạng hai giai đoạn (dù thời gian trung chuyển có thể rất ngắn), và áp dụng tư tưởng cách mạng trong những điều kiện cụ thể của từng nước. Việc đảng được gắn tên với Việt nam cũng thể hiện quan điểm dân tộc mà H theo đuổi từ giữa những năm 20. Tuy nhiên cũng khó phủ nhận là những kết quả chính của đại hội là chịu ảnh hưởng của Bắc kinh. Thuật ngữ “dân chủ mới” cũng chính là cái mà TQ áp dụng cho chính thể của mình. Đưa đảng ra công khai và chấp nhận “grow over” từ cách mạng dân tộc sang cách mạng XHCN hiển nhiên là để giải toả những nghi ngờ của Tàu và Nga về màu sắc Max của cuộc đấu tranh của nhân dân Việt nam.
Tất nhiên là ít người ở VN hiểu Mao và các đồng chí của ông ta hơn H. H cần sựủng hộ
của TQ để có thể hoàn thành sự nghiệp cách mạng của mình. Nhưng H cũng thừa hiểu là những kỹ thuật kiểu tập trung quyền lực của đảng, cải tạo tư tưởng và đàn áp tàn bạo các phần tử chống đối chưa chắc đã thành công dưới ánh nắng mặt trời của Đông dương
thuộc Pháp. Linh tính chắc chắn cũng mách bảo H chống lại những chính sách có thểđẩy hàng loạt cán bộ nòng cốt của VM sang tay kẻ thù. Giới quan sát bấy giờ hiển nhiên không bỏ qua những lo lắng của H. Tin đồn lan nhanh là mặc dù vẫn được bầu là chủ tịch
Đảng, đại hội đánh dấu sự thất bại của H và ảnh hưởng của ông đối với cách mạng VN. Một báo Sài gòn còn đưa tin là Giáp đã ra lệnh thủ tiêu H. Ban chấp hành TƯ có 29 thành viên (chủ yếu là thành viên cũ từ trước WWII). Bắt chước mô hình Nga xô, đại hội bầu ra Bộ chính trị gồm 7 thành viên và một thành viên dự khuyết. Chinh, Đồng, Giáp và HCM
được coi là “Tứ trụ” của Đảng. Báo Nhân dân ra tháng 3 đã đăng tiểu sử sơ bộ của các cán bộ và gọi Chinh là kiến trúc sư và xếp lớn, còn HCM là linh hồn của cách mạng Việt nam.
Sau thất bại tại chiến dịch đồng bằng sông Hồng của Giáp, tình hình chiến trường trở nên giằng co. Đến năm 1951 thì các trận đánh chỉ chủ yếu ở phía Bắc. Tại miền Nam, sau cuộc tiến công dở chừng mùa hè 1950, Việt minh thay đổi chiến thuật. Lợi dụng điều kiện kinh tế khó khăn, Bình tổ chức những cuộc biểu tình lớn chống chiến tranh tại Sài gòn còn được gọi là “Những ngày đỏ”. Tuy nhiên nhiều thành phần ôn hoà đã không tham dự vì những bạo lực thái quá của đoàn biểu tình. Thủ tướng mới của Bảo đại là Nguyễn Văn Tâm vốn có biệt danh là “hổ Mái Lai” khi còn phụ trách cảnh sát, đã đàn áp dữ dội. Đến tháng 8 thì có thể nói bộ máy VM tại Sài gòn đã bị tan rã. BCH Trung ương VWP quyết định thành lập TƯ Cục miền Nam (COSVN) để chỉđạo cuộc chiến. Giáp và các chiến hữu của mình cũng bắt đầu gây sức ép ở Lào, Campuchia và vùng miền núi Tây bắc, kéo căng lực lượng Pháp để tìm điểm tiến công. Hoà Bình là một thị xã phía Nam châu thổ sông Hồng và quân Pháp tin rằng đây là điểm nối giữa Việt bắc và các vùng phía nam cung cấp quân lương cho trung ương. HCM đã từng nói: “Những cánh
đồng lúa chính là chiến trường”. Các đơn vị Pháp đã chiếm Hoà bình tháng 11/1951 và ngay lập tức chịu sự tấn công ác liệt của Việt minh. Nhà sử học Bernard Fall đã gọi đây là những cái “cối xay thịt”. Tháng 2/1952 quân Phâp bắt đầu rút lui. Trong khi trận đánh
đang diễn ra, De Lattre phải về Pháp chữa bệnh và đã chết vì ung thư vào tháng Giêng. Bao nhiêu lạc quan gắn với sự năng động của viên tướng này tan biến. Đại sứ quán Mỹở
Sài gòn thông báo, các phần tử dân tộc càng ngày càng tin rằng Việt minh sẽ chiếm Hà nội vào mùa hè. Chuỗi lô cốt phòng thủđược xây theo lệnh của De Lattre nhanh chóng trở thành phòng tuyến Maginot. VM hoặc là đi vòng qua hoặc chiếm từng cái một. Cuối năm 1952, các đơn vị Việt minh đã có thể di chuyển tự do trên những cánh đồng xung quanh Hà nội. Hơn một nửa số làng tại châu thổđã có chính quyền kháng chiến. Cũng mùa thu năm đó, VM mở mặt trận sâu trong vùng Tây bắc, nơi có những thung lũng hẹp lọt thỏm trong những dãy núi trập trùng. Pháp đã chiếm vùng này từ những ngày đầu cuộc chiến. Kế hoạch của VM được hình thành từ mùa xuân, do các chuyên gia Trung quốc đề xuất, nhằm mục tiêu tạo thếđểđánh vào Thượng Lào. Tháng 9, HCM bí mật đi Bắc kinh để tư vấn với TQ và đi Matx dựĐại hội 19 đảng CS Liên xô. Kế hoạch tấn công Nghĩa lộđược phê duyệt vào cuối tháng 9. H quay về Việt nam vào tháng 12. Giữa tháng 10, 3 sưđoàn VM tấn công Nghĩa lộ. Quân Pháp bỏ luôn Sơn la và lùi về cố
thủ tại Nà sản và Lai châu. VM tập trung tấn công Nà sản nhưng chịu thất bại nặng nề và bỏ cuộc. Đầu năm sau, VM tiến sang Bắc Lào, giải phóng Sầm nưa và uy hiếp Luang Prabang, tiếp tục kéo dãn quân Pháp rồi quay về Việt bắc.
Từ năm 1947, trong suốt thời gian kháng chiến, hành tung của H tỏ ra khá bí ẩn đối với thế giới bên ngoài. Một số tin rằng H đã chết vì những bệnh kinh niên mắc từ trước đó. Có kẻ lại đồn H đã bịđưa đi đày ở TQ vì chống lại sựảnh hưởng của PLA. Mãi đến
tháng 7/1952, mật thám Pháp mới tin là H vẫn còn sống qua tấm ảnh của báo Humanite. Cuối cùng tháng 3/1953, phóng viên tờ Daily Worker là Joseph Starobin đã gặp và phỏng vấn H tại một địa điểm bí mật và thông báo cho toàn thế giới biết.cxxii
Trong vùng giải phóng, ngược lại, người ta thấy H ở khắp nơi. Trên chốt tiền tiêu, trên cánh đồng, trong các cuộc họp... H không mệt mỏi động viên khích lệ nhân dân hy sinh
để kháng chiến. Mặc dù đã trên 60, mỗi ngày H đều có thểđi bộđược hơn 30 dặm đường rừng. Theo thông tin của một số kẻđào ngũ thì tinh thần trong khu giải phóng có vẻđi xuống. Việt minh bắt buộc phải đưa ra chếđộ lao động công cộng cưỡng bức. Trí thức thì bất mãn vì những đợt tự phê bình và tẩy não, thuế cao và bom đạn thường xuyên của Pháp cũng làm cho dân nơm nớp lo sợ. Tuy đa số cơ chấp nhận tất cả những khó khăn đó như cái giá phải trảđể giành lại độc lập từ Pháp, chiến tranh kéo dài ngốn rất nhiều nhân lực và vật lực. Trong khi các cơ sởở thành phố hầu như không còn hoạt động. Đảng quyết định phải giành lại dân nghèo nông thôn.
Tháng 3/1953, học tập kinh nghiệm Trung cộng trong cao trào của cuộc nội chiến, VM ra nghị quyết cải cách ruộng đất: giảm tô và tịch thu ruộng đất của những địa chủ bất hợp tác. Các toà án xã, do những nông dân quá khích lập ra, tổ chức đấu tố và phân phối lại ruộng đất. Trong một số trường hợp, kẻ bị kết tội “phản bội” nhân dân bị thủ tiêu ngay tại chỗ. Dương Văn Mai Elliott đã miêu tả lại bi kịch của chính gia đình mình:
Họ tổ chức các phiên toà kiểu Kangaroo, khéo léo ngụy trang dưới cái gọi là “nguyện vọng của dân”. Chừng một chục những kẻ nghèo nhất, chịu đựng nhiều nhất, căm thù địa chủ nhất được chọn sẵn và huấn luyện trước những điều cần phải tố cáo trước toà. Trong lúc đó, đám đông đứng sau kích động “đảđảo bọn địa chủ”... để tăng không khí thù địch. Nếu bị kết tội chết, địa chủ sẽ bị xử ngay tại chỗ, nếu không sẽ bị dẫn đi. Toàn bộ tài sản, ruộng đất, nhà cửa, đồđạc, công cụ sẽ bị tịch thu và chia lại cho những người nghèo.
Đảng hy vọng là sẽ lùa được nhiều nông dân nghèo tham gia vào kháng chiến thông qua những chính sách như vậy. Đài VM suốt ngày trích đọc bức thư của một bà lão nông dân gửi H: “Trước đây, tôi và các con không có cơm ăn, áo mặc... từ cuối năm 1952, nông dân đã vùng lên chống lại bọn địa chủ bẩn thỉu. Chúng tôi không bao giờ quên ơn cụ”.
Tuy nhiên, đối với một sốđồng chí quân sự cực đoan, có vẻ các biện pháp mạnh vẫn chưa đủđể cho dân nghèo không ruộng đất (khoảng 15% dân số) ra trận. Tháng 11/1953, tại Hội nghị Nông nghiệp toàn quốc, Trường Chinh đã đề xuất luật cải cách mới, thực chất là tịch thu tài sản và ruộng đất của toàn bộ giai cấp địa chủ. Chắc chắn là H sẽ chống