Trong hang Pacbo

Một phần của tài liệu SÁCH - HỒ CHÍ MINH MỘT CUỘC ĐỜI (Trang 73 - 81)

1931 khi bọn quân phiệt Nhật bất ngờ chiếm Mãn châu và thành lập chếđộ bù nhìn Mãn châu quốc. Trong những năm sau đó, chúng tiến dần xuống phía nam, chiếm đóng các tỉnh Đông bắc quanh kinh đô cũ là Bắc kinh. Ban đầu Tưởng Giới Thạch chẳng quan tâm lắm đến điều đó. Bỏ qua sự quân sư của các đồng sự, Tưởng tiếp tục chiến dịch quét sạch cộng sản ở bờ nam sông Dương tử làm Mao phải bỏ chạy lên Di an. Năm 1937, Tưởng bị

các đồng chí của mình bắt cóc khi đang đi thăm Tây an và buộc phải thay đổi thái độ. Lần thứ hai, liên minh Quốc-Cộng được thành lập nhằm chống lại sự xâm lược của Nhật. Cuộc chiến bùng nổ sau đó vài tháng sau trận đánh trên cầu Marco Polo. Cuộc xâm lược của Nhật mang đến sự thống khổ cùng cực cho nhân dân TQ nhưng lại mở ra một cơ hội mới cho NAQ. Nhờ có liên minh Q-C mới, Q có thể di chuyển tự do để liên lạc với các

đồng chí của mình. Cuộc chiến cũng đe doạ sẽ lan đến các vùng khác của châu á, có thể

kết liễu sự thống trị của Pháp tại Đông dương.

Q rời Matxcova đầu thu 1938, đi tàu hoả qua những thảo nguyên Trung á bát ngát. Sau vài ngày nghỉ ngơi ở Alma-Ata, Q theo một đoàn xe qua Urumgi đến Lan châu, thành phố phía đông của con đường tơ lụa nổi tiếng thời Trung cổ. Đại diện của CCP tại Lan châu đã giúp Q đến Tây an. Tại đó tư lệnh quân giải phóng Trung quốc (PLA) Vũ Thiếu Quân đã được lệnh của thượng cấp “phải tiếp đón một vị khách châu á quan trọng, chăm sóc cẩn thận và hộ tống ông ta đến Di an”lix. Đường đến Di an phải qua vô số những trạm kiểm soát của Quốc dân Đảng. Q phải đóng vai một anh đánh xe chở quần áo và thực phẩm cho các bộ tộc trên núi và hầu như phải đi bộ suốt chặng đường 200 dặm này.

Di an lúc đó tràn ngập quân phục màu xanh của 200,000 binh lính và sĩ quan PLA. Họở

trong những cái hang khoét vào vách núi để tránh cái nắng nóng mùa hè và hưởng chút hơi ấm mùa đông. Q may mắn hơn, được xếp ở trong toà biệt thựĐào Viên, sau này trở

thành nhà ở của Mao. Có vẻ như Q không gặp Mao, lúc đó đang thu nhập ảnh hưởng to lớn trong Đảng. Ở Di an hai tuần, Q cùng với tướng Ze Tianying nam tiến Quế lâm trên một đoàn 5 chiếc xe hơi với cái tên mới: Hồ Quang.

Quế lâm là thành phố khá quê mùa ở Quảng tây, rất nổi tiếng với những cánh rừng đá đã tạo cảm hứng cho biết bao hoạ sĩ thuỷ mặc Trung hoa. Tại đây, Q làm việc cho Văn phòng cứu quốc, một tổ chức quần chúng của liên minh Quốc-Cộng. Ông ở luôn tại bộ

chỉ huy của Bát lộ quân ở làng Lộ mã, ngay ngoại ô thành phố. Một người bạn TQ của Q tại đây nhớ lại:

Tôi làm việc với HCM tại bộ chỉ huy Bát lộ quân ở Quế lâm từ cuối năm 1938 đến mùa hè năm 1939. Chúng tôi sống với nhau trong một căn nhà rộng phía tây làng Lộ mã. HCM khi đó lấy tên là Hồ Quang và nghe giọng, tôi cho ông là người Quảng đông. Văn phòng của chúng tôi hoạt động như một câu lạc bộ kiêm thêm nhiệm vụ giáo dục và văn hoá. Có nhiều cán bộ, phụ trách từ sức khoẻ, tài chính đến tuyên truyền. HCM vừa là cán bộ vệ sinh vừa là nhà báo. Ông có những tiêu chuẩn vệ sinh rất cao và sẵn sàng phê phán không khoan nhượng. Ông thiết kế bìa, đầu đề, viết rất nhiều bài và thơ cho Thời báo Sinh hoạt của chúng tôi lúc đó.

Ông tạo ấn tượng mạnh. Sáng dậy rất sớm, tập thể dục và quét nhà bụi mù lên, che miệng bằng một miếng vải. Công việc viết báo và thanh tra vệ sinh chiếm khoảng 1/3->nửa thời gian, còn lại chẳng hiểu ông viết cái gì đó rất thành thạo trên chiếc máy chữ ngoại quốc của mình. Lúc đó tôi không biết Hồ Quang là ai, nhưng biết là ông có thế lực. Một lần tôi có nhắc nhở ông ta chuyện gì đó, cũng bình thường thôi. Sáng hôm sau đã thấy cán bộ Đảng gọi lên hỏi: ai cho phép anh phê phán mọi người một cách bừa bãi?

NAQ rất có ý thức xây dựng mối quan hệ hữu hảo với các đồng nghiệp. Một lần có anh bạn hay đi Hồng kong và Hải phòng mua hộ ông một chiếc máy chữ Pháp để thay thế cái máy kiểu Anh ông đang dùng, Q đã dẫn anh này đi chiêu đãi, uống hết 2 chai rượu. Một số bài viết của Q được gửi về Hà nội và đăng trên tờ báo tiếng Pháp: Notre Voix với bút danh là P.C. Lin. Các bài này chủ yếu nói về tình hình cuộc chiến chống Nhật của nhân dân Trung quốc. Có bài châm biếm sứ mạng “khai hoá văn minh” cho Trung hoa của phát xít Nhật trong khi giết hại dã man hàng vạn thường dân tại Nam kinh đầu năm 1938. Bài khác ca ngợi mặt trận liên minh Quốc-Cộng chống Nhật. Bài thứ ba thì chỉ rõ lợi thế công nghệ của Nhật trong cuộc chiến chỉ mang lại những thắng lợi tạm thời ban

đầu. Các xe cơ giới của Nhật sa lầy trên những đường mòn Trung quốc. Chính phủ Nhật

đã hứa kết thúc chiến tranh trong 3 tháng rồi 6 tháng, mà vẫn chưa biết đến bao giờ mới thực hiện được.

Notre Voix một tờ báo công khai của ICP là kết quả của những thay đổi dễ thở hơn tại thuộc địa do thắng lợi của Mặt trận Bình dân tại Pháp năm 1936 mang lại. Cùng với chính sách mới liên minh rộng rãi chống phát xít được thông qua tại Đại hội QTCS lần thứ 7, những đường lối thiên tả của ICP thông qua tại đại hội Macao tỏ ra lỗi thời. Tháng 7/1936, Lê Hồng Phong trở về từ Moscow triệu tập hội nghị Trung ương để phổ biến chính sách mới: Mặt trận dân chủĐông dương được thành lập; ICP gửi thư tới VNQDĐ

và các đảng phái chính trị khác đề nghị hợp tác đấu tranh dành độc lập dân tộc.lx UBTU cũng quyết định sẽ chuyển trụ sở về Hóc môn. LHP với tư cách là đại diện của QTCS cũng về theo. Hai năm tiếp theo chứng kiến sự bành trướng công khai của ICP. Số lượng

đảng viên tăng lên vài lần. Các tổ chức “hội phản đế” mọc ra khắp nơi, trở thành những trung tâm đào tạo và tuyển mộ. Một số gương mặt trẻ, ôn hoà xuất hiện như Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Trần Huy Liệu. Chính sách mới cũng là một liều thuốc đắng cho những người chủ trương cứng rắn và giáo điều như Hà Huy Tập. Tại hội nghị TW 1938, HHT và LHP đã cãi vã kịch liệt về Mặt trận Bình dân và chính sách liên minh với các

đảng nhỏ khác. Cuối cùng, Nguyễn Văn Cừ, đảng viên từ Bắc bộ, theo chủ trương cân bằng giữa công khai và bí mật đã được bầu làm Tổng bí thư thay Tập vốn chẳng được mấy người ưa.lxi

Q quan sát những thay đổi trên từ căn cứ tạm thời của mình ở phía nam Trung quốc. Ông hy vọng các đồng chí của mình sẽ nhận ra mình qua phong cách và nội dung các bài báo trong Notre Voix được viết dưới bút danh Lin (mà ông đã từng dùng ở Matxcova). Tháng 7/1939 Q đã liều hơn, gửi thẳng thư tay có địa chỉ của mình qua người quen cho các uỷ

viên trung ương. Bức thư là bản tuyên ngôn ủng hộ chính sách mặt trận rộng rãi đã được

đại hội 7 của QTCS thông qua.

1. Vào thời điểm này đảng cần phải kiềm chế không đòi hỏi nhưđộc lập dân tộc, lập nghị

viện... Điều đó chỉ có lợi cho bọn phát xít Nhật. Cần tập trung vào việc đòi các quyền dân chủ như tự do hội họp, tự do báo chí, tự do tổ chức, tự do ngôn luận và đưa đảng ra công khai.

2.Muốn đạt được điều đó, phải thành lập mặt trận liên minh rộng rãi bao gồm cả những người Pháp tiến bộởĐông dương và giai cấp tư sản dân tộc.

3. Đảng phải bằng mọi cách lôi kéo được những tầng lớp tư sản có thể lôi kéo được, trung lập hóa những phần tử có thể trung lập được. Kiên quyết không để họ rơi vào tay bọn phản động kẻ thù của cách mạng.

4. Không thoả hiệp với bọn Troskist đang trở thành chó săn của chủ nghĩa phát xít. 5, Mặt trận dân tộc Đông dương cần phải có quan hệ chặt chẽ với Mặt trận Bình dân của Pháp đểđấu tranh cho tự do và dân chủ.

6. Đảng không được phép đòi hỏi quyền lãnh đạo mặt trận. Ngược lại phải thể hiện đảng là lực lượng tích cực nhất, trung thành nhất và hy sinh nhiều nhất. Chỉ có qua cuộc chiến

đấu hàng ngày, nhân dân mới có thể hiểu được những chính sách đúng đắn của đảng và thừa nhận vai trò lãnh đạo của đảng.

7. Đảng phải kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa bè phái, không ngừng nâng cao trình

độ văn hoá và chính trị của đảng viên và giúp đỡ những người chưa phải là đảng viên nâng cao trình độ. Đảng cũng phải duy trì những quan hệ mật thiết với đảng cộng sản Pháp

NAQ gửi kèm bức thư này trong báo cáo chính thức đầu tiên cho QTCS. Q giải thích về

sự chậm trễ này là do tình hình thực tế xấu đi. Q cũng xin lỗi và nhờ (có thể có chút châm biếm ởđây) các đồng chí tại Matxcova xem hộ liệu có sai sót gì về tư tưởng trong bức thư gửi ICP. Q nói đã mất hết tài liệu chính thức của đại hội 7 và chỉ dựa vào trí nhớ. Q cũng thông bâo, mặc dù Mặt trận bình dân Pháp đã mang lại một số cải cách tại Đông dương, chính sách thiên hữu của chính phủ Daladier từ năm 1938 đang có nguy cơ xoá sách những cải cách đó. Một số cuộc đấu tranh của công nhân đã bùng phát trở lại và

được sựủng hộ rộng rãi của dân chúng.

Tháng hai năm 1939, Quốc – Cộng liên minh mở trường đào tạo quân sự tại Hằng dương, 200km về phía đông bắc Quế lâm. Khoá học đầu tiên bắt đầu từ 15/2 và kết thúc vào giữa tháng 5. Tưởng chỉ thị tướng Gia Gian Anh tìm một vài cán bộ cộng sản để giúp đỡ. NAQ lúc đó vẫn với tên là Hồ Quang những đã mang hàm thiếu tá, được phân về làm

quản lý, kiêm luôn phụ trách liên lạc vô tuyến. Sau khi kết thúc nhiệm vụ vào tháng 9, Q trở về Quế lâm, vài ngày sau lên đường đi Long châu để bắt liên lạc với hai đồng chí

được ICP cử sang. Đáng tiếc là khi Q đến nơi, hai đồng chí nọđã tiêu hết tiền đành phải quay về. Thất bại, Q lại trở về Quế lâm tìm cách khác. Ông quyết định đi Trùng Khánh, thủđô kháng chiến của Quốc dân đảng sau khi Nhật chiếm lưu vực sông Dương tử. Trên

đường đi, Q nghỉ lại tại tầng thượng của văn phòng Bát lộ quân ở Quế dương, thủ phủ

Quế châu cho đến tháng 7/11. Tại Trùng Khánh, Quốc nối lại quan hệ với Chu Ân Lai lúc

đó đang phụ trách văn phòng đại diện của Đảng cộng sản. Q đã quen Chu từ thời Paris, sau đó là thời gian Chu làm chính uỷ của học viện Hoàng Phố. Sau này Chu kể lại, Q sống rất đơn giản như một ông nông dân và lúc nào cũng cặp kè cái máy chữ bên mình. Rất ít người trong văn phòng biết nhân thân của Q. Thật trớ trêu, Phùng Chí Kiên và

Đặng Văn Cáp, đại diện cho chi nhánh Côn minh của ICP (cùng với Hoàng Văn Hoan và Vũ Anh) đã đến Quế dương để gặp Q vào ngày 11/11. Biết Q đã đi Trùng Khánh Kiên quay lại và để Cáp ở lại đợi. Ngày 18/11, Q trở về Quế dương, nhưng Cáp lại bị lạc trong những ngõ hẻm gần văn phòng và không gặp được Q. Dù sao, Q cũng đã biết được sự tồn tại của ICP tại Côn minh. Tháng 2/1940, Q lên đường đi gặp Phùng Chí Kiên và các đồng chí khác. Vũ Anh (lúc đó có bí danh là Trịnh Đông Hải) hồi tưởng lại:

Một người đàn ông trung niên, cổ cồn cà vạt tiến tới hỏi tôI :ởđây có ai tên là Trịnh

Đồng Hải. Khi được biết đó chính là tôI, ông ta xưng danh là Trần và hạ giọng mời tôI ra quảng trường thành phố nói chuyện. Trên đường tôI đặc biệt ấn tượng về tác phong nhanh nhẹn và đôI mắt sáng ngời của ông. TôI lờ mờđoán ra đó chính là NAQ, người mà Đảng đã cất công tìm kiếm lâu nay. Điều đó đem lại cho tôI sự tự tin.

Vũ Anh giới thiệu về mạng lưới ngầm của Đảng ở Côn minh dưới vỏ bọc của một hãng buôn, sau đó dẫn Q đI gặp Phùng Chí Kiên. Họ cũng gặp Hoàng Văn Hoan, người đã từng dự lớp huấn luyện cua Thanh niên Hội, sau đó đã công tác nhiều năm ở Xiêm, hiện

đang làm thợ may ở Côn minh. Q ở trong một hiệu sách và tham gia các hoạt động cách mạng. Như thường lệ lúc nào ông cũng kè kè cáI máy chứ bên cạnh và viết rất nhiều bài báo cho báo Đồng Thanh của đảng. Tháng 4/1940, Q & PCK đI thăm các cơ sơ dọc theo tuyến đường sắt Côn minh – Hà nội mới được Pháp xây dựng. Cuối tháng 5, Q trở về

Côn minh.lxii

Điều kiện hoạt động của đảng tại Đông dương càng ngày càng trở nên khó khăn. Chính phủ Dadalier đang đặt dấu chấm hết cho Mặt trận Bình dân tại Pháp. Chính quyền tại thuộc địa được thểđặt thêm nhièu kìm cặp với hoạt động của đảng. Tháng 8 năm đó, nước Đức phát xít ký hiệp ước không xâm lược với Liên xô. Một tuần sau quân Đức vượt biên giới Balan. Anh và Pháp tuyên chiến với Đức. Diễn biến này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của đảng. Toàn quyền Castraux ra lệnh triệt phá tất cả những hoạt

động chống đối của ICP và các đảng cánh tả khác. Lê Hồng Phong bị bắt lại vào tháng 9 tại Sài gòn. Hà Huy Tập thì đang ở tù sau những cuộc biểu tình tháng Năm từ năm ngoái. Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ vội vã triệu tập hội nghị TW tại ngoại ô Sài gòn để bàn biện pháp đối phó. Dưới sự truy đuổi gắt gao, chỉ có 4 thành viên có mặt trong đó không có

đại diện Bắc bộ. Hội nghị nhận định, mặc dù sựđàn áp của Pháp bắt đảng phảI rút vào hoạt động bí mật, thế chiến thứ hai bùng nổ sẽ là cơ hội tốt cho các mạng Việt nam giành

độc lập như Lê nin đã từng chỉ ra. Lần đầu tiên từ khi Thanh niên Hội tan rã, vấn đềđộc lập dân tộc được đặt lên hàng đầu. Hội nghị cũng quyết định chấm dứt chiến lược Mặt trận bình dân, thảo ra những chính sách mới chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa. Hai tháng

sau, Nguyễn Văn Cừ cùng một uỷ viên TW trẻ mới là Lê Duẩn bị bắt và tống vào nhà lao Sài gòn.lxiii

Sau khi Q quay về Côn minh, BCH TƯđã cử hai đồng chí trẻđể tham gia huấn luyện: đó là Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp. Đồng sinh năm 1908 tại Quảng ngãI trong gia

đình mà bố làm đến chức thượng thư dưới thời Duy Tân. Tốt nghiệp Quốc học Huế,

Đồng trốn sang Quảng châu và học tại trường quân sự Hoàng Phố. Năm 1929, Đồng đã từng tham gia đại hội của Thanh niên Hội tại Hồng kông. Gò má cao, mắt sâu, phong cách nhẹ nhàng nhưng kiên quyết, Đồng được anh em tôn làm thủ lĩnh. Sau khi bị bắt năm 1931 tại Sài gòn, Đồng được nếm mùi “chuồng cọp” Côn đảo và chỉđược ân xá năm 1937 trong thời kỳ Mặt trận bình dân.

Giáp sinh năm 1910 tại Quảng bình cũng trong một gia đình quan lại. Tuy nhiên cha Giáp tham gia kháng chiến từ những năm 1880s. Năm 1924, Giáp vào học viện quốc gia tại Huế. Tính dữ dội và mãnh liệt, sau vụđám tang Phan Chu Trinh, Giáp bị cuốn vào các

Một phần của tài liệu SÁCH - HỒ CHÍ MINH MỘT CUỘC ĐỜI (Trang 73 - 81)