Những ngày tháng 8

Một phần của tài liệu SÁCH - HỒ CHÍ MINH MỘT CUỘC ĐỜI (Trang 94 - 107)

Mc Carthur bay đến vịnh Tokyo để ký kết các điều kiện đầu hàng với Hoàng gia Nhật bản trên chiến hạm Missouri. Từ các căn cứđịa của mình trên vùng rừng núi Tân trào, Việt minh bắt đầu hành động. Ngày 16, cùng ngày với Đại hội quốc dân, các đơn vị của Giáp do nhóm Con nai hộ tống bắt đầu tiến về phía Nam. Lác đác tại một số vùng nông thôn Bắc bộ, nơi nạn đói và lụt lội đã cướp đi sinh mạng của hơn 1 triệu người trong nửa năm đầu, dưới sự chỉđạo của các hội Việt minh địa phương, nông dân đã nổi dậy cướp chính quyền, phá kho thóc và thành lập các Uỷ ban giải phóng nhân dân địa phương. Ngày 19/8 tại Thái nguyên, khi quân của Giáp ăn mặc chỉnh tề tiến vào thành phố và

được nhân dân nhiệt liệt chào đón, lực lượng bảo an và các quan chức chính phủ lâm thời của Trần Trọng Kim đã nhanh chóng đầu hàng. Tuy nhiên quân Nhật đồn trú đã kiên

quyết kháng cự. Được tin, TƯđã ra lệnh cho Giáp chỉđể lại một đơn vị nhỏ, còn lại tiến thẳng về thủđô. Tình hình cũng xảy ra tương tựở Tuyên quang.

Ơ Hà nội, tin Nhật sắp đầu hàng được rỉ tai nhau từ ngày 11/8. Cơ quan đảng dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Khang đã tích cực chuẩn bị cho khởi nghĩa cướp chính quyền từ tay quân Nhật. Họđợi ngày này đã lâu. Mặc dù chỉ có khoảng hơn 50 đảng viên ở trong thành phố, đảng đã tổ chức được hàng ngàn người bất mãn với chính quyền hiện tại vào các Hội cứu quốc của Việt minh. Tại ngoại ô, nông dân được huy động để sẵn sàng tràn vào thành phố hỗ trợ cuộc khởi nghĩa.lxxxi

Tình hình kinh tếở Hà nội cũng có lợi cho cách mạng. Đồng bạc đông dương bị mất giá thảm hại, chỉ trong mấy tháng giảm từ 0.25 $ xuống còn 0.10. Chi phí sinh hoạt tăng 30 lần so với trước chiến tranh. Các tầng lớp trung lưu bắt đầu có cảm tình với Việt minh, nhiều người bí mật mua trái phiếu Việt minh. Trong hai tuần đầu tháng 8, đảng tìm cách cài người vào các đơn vị quân đội đóng trong thành phố và thiết lập quan hệ với đại diện của triều đình ở Bắc bộ Phan Kế Toại (ông này có con tham gia Việt minh). Ngày 13/8, Toại gặp Nguyễn Khang và khuyên Việt minh tham gia thành lập chính quyền cùng Bảo

đại đểđón tiếp quân đồng minh. Khang từ chối và đề nghị Bảo đại thoái vị nhường chính quyền cho chính phủ cộng hoà. Toại hứa sẽ truyền đạt thông điệp đó cho triều đình. Cùng ngày, tại Huế Trần Trọng Kim xin từ chức vì bất lực trước tình hình (ông này trước đây là nhà sử học) và trao quyền lại cho một chính phủ lâm thời. Các phần tử không cộng sản

ở Hà nội đã thành lập ra Uỷ ban cứu quốc, tự xưng là đại diện cho chính phủ lâm thời mới này. Ngày 15/8 sau khi Tokyo ký văn bản đầu hàng, quân Nhật tại Hà nội ngay lập tức bàn giao quyền lực cho chính quyền lâm thời. Xứ uỷ Bắc kỳ họp khẩn cấp tại Hà

đông trước tình hình mới. Mặc dù chưa có chỉ thị gì từ Tân trào, cuộc họp vẫn quyết định tổng khởi nghĩa tại các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc bộ, tiến tới giải phóng thủđô. Nguyễn Khang được giao chỉ huy Uỷ ban khởi nghĩa vũ trang gồm 5 người. Tối ngày 16/8, người Hà nội phấp phỏng chờđón số phận của mình. Ánh đèn rực rỡ từ những khung cửa sổ

khách sạn đối lập với màn đêm đen đặc và những ngọn đèn đường tù mù vì sợ bị oanh tạc. Tại một rạp chiếu bóng gần hồ Hoàn Kiếm bỗng vang lên những tiếng súng lục: Việt minh chiếm sân khấu và kêu gọi khởi nghĩa. Một sí quan Nhật chạy ra ngoài lập tức bị

bắn chết, nằm trên đường mấy tiếng đồng hồ không ai thèm ngó tới. Ngày 17, Hội đồng tư vấn Bắc bộ, một tổ chức bù nhìn do Pháp lập ra cách đây 2 thập kỷ, họp tại Toà Thống sứ. Thành viên của Hội đồng này chủ yếu là thành viên của đảng Đại Việt và cũng chiếm chân trong Uỷ ban cứu quốc vừa được thành lập 4 ngày hôm trước. Hội đồng quyết định kêu gọi cuộc biểu tình của dân chúng đểủng hộ Bảo đại. Trưa ngày 17, trong lúc HĐ còn

đang họp, các đảng phái thân chính phủ lâm thời của Trần trọng Kim đã tổ chức một cuộc miting lớn với gần 20000 người tham dự ngay trước cửa Nhà hát Lớn. Khi cuộc miting còn đang diễn ra, các phần tử võ trang Việt minh đã nhảy lên cướp khán đài, giật cờ triều

đình, treo cờđỏ sao vàng. Nguyễn Khang đã lên phát biểu kêu gọi quần chúng ủng hộ

Việt minh giành lại độc lập cho dân tộc. Cuộc miting đã kết thúc trong hỗn loạn, dòng người đội mưa tiến về Bắc bộ phủ, Toà Thống sứ và khu phố cổ.

Trong khi đó, dưới sự chỉ huy của Uỷ ban khởi nghĩa vũ trang, nông dân các làng ngoại ô

đã chiếm chính quyền và tổ chức thành các đơn vị dân quân với giáo mác và vài khẩu súng kíp, sẵn sàng tràn vào nội thành vào sáng hôm sau. Đêm 17, là một đêm mùa hè nóng nực. Các lãnh đạo Đảng bí mật họp tại một địa điểm ngoại ô và quyết định khởi nghĩa vào ngày 19/8. Họước tính có khoảng 100,000 người hay 1/2 dân số nội thành ùng hộ Việt minh, thêm vào đó là các đơn vị dân quân ở ngoại ô sẵn sàng tiếp viện. Trong

ngày 18, vũ khí sẽđược tuồn vào và các đội xung kích sẽ án ngữ các vị trí quan trọng.

Đêm ngày 18, các uỷ viên UBKNVT lặng lẽđột nhập Hà nội.

Rạng sáng chủ nhật, ngày 19/8. Dòng người từ các huyện Thanh trì, Thường tín, Phú xuyên, cuồn cuộn đổ vào thành phố hoà cùng với công nhân, sinh viên, tiểu thương và các công chức tò mò, bắt đầu tụ tập trước quảng trường Nhà hát Lớn. Đàn ông mặc áo nâu, đi dép cao su, đàn bà áo nâu, chít khăn mỏ quạ, đi giày cỏ. Rợp trời cờđỏ sao vàng. Cuộc diễu hành bắt đầu bằng phút mặc niệm các chiến sĩđã ngã xuống vì độc lập dân tộc. Dàn nhạc chơi giai điệu mới “Đoàn quân Việt nam đi”, các lãnh đạo Việt minh tuyên bố

lệnh Tổng khởi nghĩa. Đoàn người chia làm nhiều ngả chiếm Bắc bộ phủ, Dinh Toàn quyền, Trụ sở bảo an và các địa điểm quan trọng khác. Họ hầu như không gặp sự chống

đối nào, ngoại trừ một chút khó khăn ở Bắc bộ phủ. Sau khi đàm phán, quân Nhật tuyên bố sẽ không can thiệp. Uỷ ban cứu quốc bù nhìn hoàn toàn bị tan rã. Đến cuối ngày, toàn bộ thành phốđã nằm trong tay quân khởi nghĩa. Đoàn diễu hành đi khắp các phố hát vang những bài ca cách mạng và hô khẩu hiệu đòi độc lập dân tộc. Chắc chắn là rất ít người trong số họ hiểu Việt minh là ai và tại sao lại có thểđại diện cho dân tộc. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh Thái bình dương đã kết thúc và viễn cảnh được đá đít Pháp cũng đã đủđểăn mừng.

Ngay trong đêm 19, lãnh đạo Xứ uỷ gửi chỉ thịđi khắp nơi: “Hành động như Hà nội, nếu quân Nhật kháng cự, hãy tiêu diệt, dành chính quyền bằng mọi giá”. Làn sóng khởi nghĩa mau chóng lan rộng và đến ngày 22/8, cờđỏ sao vàng đã bay khắp các tỉnh Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Quân Nhật ở Thái nguyên cũng đồng ý hạ vũ khí vào sáng hôm sau. Tình hình miền Trung, đặc biệt ở Huế có vẻ phức tạp hơn. Do không có vùng giải phóng để

huy động lực lượng, thông tin từ Tân trào thì phải hàng mấy ngày mới đến, dân nội thành thì toàn là công chức và quan lại, không có đông công nhân, tiểu thương, sinh viên, chi bộĐảng ởđây chủ yếu phải dựa vào những chỉ thị từ hội nghị tháng 3 để chuẩn bị lực lượng trong các làng ngoại ô. Ngày 21/8, Hà nội gửi điện yêu cầu Bảo đại thoái vị. Nhà cách mạng, nhà thơ trẻ Tố Hữu được phái vào kích động phong trào. Sáng 22/8, hơn 100,000 tụ tập trước cửa Ngọ môn để chứng kiến Uỷ ban khởi nghĩa chiếm chính quyền mà không gặp phải sự kháng cự nào của quân Nhật.

Nam bộ tỏ ra khó nhằn đối với Việt minh. Sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Nam kỳ, tất cả các lãnh đạo Đảng hoặc chết hoặc đang ở trong trại giam. Các đảng phái dân tộc chủ

nghĩa mọc ra như nấm dưới sự cai trị của Nhật, hô hào khẩu hiệu nhái theo học thuyết Monroi: “Châu á của người châu á”. Chính quyền Pháp thì bám vào tầng lớp thị dân Sài gòn và một số thành phố thuộc đồng bằng sông Cửu long. Trong hoàn cảnh đó, cựu học viên của trường Stalin, Trần Văn Giàu, sau khi trốn khỏi nhà tù, quyết định xây dựng lại từđầu. Vì mất liên lạc với TƯ, xứ uỷ Nam kỳ quyết định hành động theo chỉ thị của Hội nghị 6 năm 1939, kêu gọi chuẩn bị lực lượng để tổng khởi nghĩa. Không có rừng núi như

Việt bắc làm chiến khu, Giàu tập trung nỗ lực vào khu đô thị Sài gòn – Chợ lớn, cùng lúc xây dựng phong trào tại các vùng nông thôn. Giàu thường lấy những ngươi thiểu số

Bônsevic, nhờ huấn luyện kỹđã dành được chính quyền, đểđộng viên tinh thần anh em.

Đầu năm 1945, Đảng đã điều khiển được hoạt động của hơn 70 tổ chức công đoàn gồm gần 3000 công nhân. Sau cuộc đảo chính tháng 3, lợi dụng tình hình nhốn nháo, Đảng thừa cơ nắm quyền lãnh đạo tổ chức Thanh niên Tiền phong do Nhật dựng lên. Dưới sự

lãnh đạo của Phạm Ngọc Thạch (con trai ông Phạm Ngọc Thọ, người đã từng gặp H ở

Quy nhơn khi H trốn vào nam năm 1908), tổ chức này đã phát triển nhanh chóng, và đến tháng 8 năm 1945 đã có hơn 1 triệu thành viên ở tất cả các tỉnh của Nam bộ. Ngày 14/8,

Nhật chuyển giao quyền lực. Thừa cơ, ngày 16, khi Sứ thần của Bảo đại là Nguyễn Văn Sâm chưa đến nơi, các phần tử dân tộc không cộng sản lập ra Mặt trận Quốc gia Thống nhất, chiếm lấy chính quyền. Cũng lúc đó, ngày 14 Giàu đã họp các đồng chí của mình để

chuẩn bị khởi nghĩa. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm cay đắng năm 1940, nhiều người do dự

vì Việt minh không có vũ khí để vũ trang cho dân quân và Thanh niên Tiền phong. Thêm vào đó, họ cũng chẳng có thông tin gì về kế hoạch của các đồng chí phía Bắc. Cuối cùng cuộc họp quyết định khởi nghĩa “thử” ở một số xã nông thôn, rồi sẽ xem tiếp. Cuộc thử

nghiệm đã diễn ra suôn sẻở Tân An, một thị trấn nhỏ phía Nam Sài gòn. Ngày 20, sau khi nghe tin Hà nội thành công, Giàu đã yêu cầu Mặt trận Quốc gia từ chức vì quá dính líu với Nhật, chắc chắn sẽ không được Đồng minh chấp nhận. Giàu thông báo chỉ có Việt minh mới được sự hỗ trợ hoàn toàn của Đồng minh. Đang hoang mang, Mặt trận lại được tin Bảo đại đã gửi điện đề nghị Hà nội lập chính phủ cộng hoà thay thế Trần Trọng Kim, cả hội vội vàng giải tán. Ngay lập tức Giàu thành lập Uỷ ban Nam bộ do chính ông làm chủ tịch, triệu tập cuộc họp Xứ uỷ, quyết định khởi nghĩa vào ngày 25. Sáng 25, các đội xung phong chiếm các trụ sở và nhà máy. Nông dân rầm rập tiến vào từ ngoại ô, hô vang khẩu hiệu: “Đảđảo đế quốc, đảđảo thực dân, Việt nam của người Việt nam, Tất cả chính quyền cho Việt minh. Tuy Việt minh tránh đối đầu với quân Nhật, vẫn xảy ra những cuộc

đụng độ với người châu Âu. Đã xảy ra một số vụ thảm sát người châu Âu trên đường phố

Sài gòn. Chiều ngày 25, Uỷ ban Nam bộ với 6 thành viên là Việt minh đã tuyên thệ nhậm chức chính quyền tạm thời. Đài Việt minh thông báo: “Khởi nghĩa đã thắng lợi tại thành phố Hồ Chí Minh”lxxxii

Ngày 22/8 HCM rời Tân trào, tối hôm đó H đến Thái nguyên, nghỉđêm và tiếp tục theo

đường số 3 xuôi về Hà nội. Sáng 25, Giáp, Trần Đăng Ninh đón và báo cáo tình hình với H tại làng ngoại ô Ga. Trưa hôm đó, Trường Chinh chở H qua cầu Long biên đến thẳng tầng trên cùng của một ngôi nhà 3 tầng trên phố Hàng Ngang. Sau 55 năm, HCM đã có mặt tại Hà nộilxxxiii. Ngày hôm sau, H chuyển xuống tầng 2 vốn là tầng đểăn, ở cùng với Giáp, Ninh. H làm việc với một cái máy chữ cũ trên bàn ăn và ngủ trên giường xếp, Giáp và Ninh thì ngủ trên chõng và 2 chiếc ghế xếp lại. Đối với hàng xóm, họ chỉ là những họ

hàng từ quê ra.

Ngay buổi trưa đến HN, H đã triệu tập Uỷ ban thường vụ TƯđể bàn việc ra mắt chính phủ lâm thời. H đề nghị mở rộng thành phần chính phủđược bầu ở Tân trào, nhấn mạnh lễ ra mắt phải được tổ chức trước càng đông dân chúng càng tốt. Tất cả mọi việc đều phải hoàn thành trước khi quân Đồng minh vào đến Hà nội. Theo quy định của Hội nghị

Postdam, quân Tưởng sẽ tiếp quản miền Bắc, còn quân Anh sẽ tiếp quản Nam bộ. Người Pháp chỉđược tham gia các hoạt động nhân đạo. Trong lúc đại quân còn chưa kịp đến thì những đơn vị OSS tiền tiêu do Archimedes Patti chỉ huy đã đến Hà nội để tiếp nhận tù binh và đánh giá tình hình. Sainteny, đại diện của phong trào Nước Pháp Tự do đã xin đi theo với lý do để bảo vệ những người Pháp bị kẹt lại. Cả hội ở khách sạn Metropole sang trọng, ngay đối diện toà nhà Bắc bộ phủ. Trưa ngày 26, Patti bất ngờđược mời đến gặp H tại số nhà 48 Hàng Ngang. Sau khi chén súp cá, gà và lợn luộc cả hai đã đàm đạo khá lâu về tình hình hiện tại. H hết sức bất mãn về sự có mặt của quân Pháp trong đoàn Patti. Ông cho rằng mục tiêu của hội này chắc chắn không phải chỉ là lo lắng cho người Pháp ở đây. Quân Anh thì hiển nhiên là sẽ thông đồng với Pháp, còn Tưởng thì chẳng có lý gì lại không bán đứng Việt nam vì lợi ích của mình. H thăm dò thái độ của Mỹ, phủđịnh tin

đồn về nguồn gốc cộng sản của mình, biện hộ rằng sở dĩ mình phải đến Matxcova và chơi với cộng sản Trung hoa là do hoàn cảnh đưa đẩy. Patti thì chẳng hứa hẹn gì, nói rằng

mình không có thẩm quyền bàn về các vấn đề chính trịđịa phương. 3h30, Patti xin phép về nhà mình tại Maison Gautier, một vila sang trọng cạnh hồ Hoàn kiếm. Lúc đó, H được tin là Sứ thần Bảo đại ở Nam bộ là Nguyễn Văn Sâm đã xin triều đình từ chức. Vềđến nhà, Patti đã thấy Sainteny gửi giấy hẹn sang nói chuyện. Thừa biết là Patti đã có quan hệ

với H, S đề nghị Patti môi giới cuộc gặp gỡ với Việt minh. Chiều hôm đó, Patti được thông báo là Giáp sẽđến gặp S và Patti vào sáng hôm sau. Rõ ràng là Giáp muốn có những người bạn Mỹ bên cạnh trong lần tiếp xúc đầu tiên với đại diện của Pháp. Hôm sau, Giáp đến trong bộ lễ phục trắng, và ngay lập tức được S huấn thị về việc Việt minh

đã lơ là trong việc bảo vệ luật pháp, trật tự và tính mạng của những người Pháp. Giáp đáp lại, tôi đến đây không phải để giải thích các hành động của người Việt mà để tiếp xúc với

đại diện của một nước Pháp “mới”. S xuống giọng, hứa sẽ xem xét các yêu cầu của người Annam, tuy nhiên cũng doạ thêm là nếu không dựa vào Pháp, Việt nam sẽ bị Tàu Tưởng làm cỏ.

Trong khi H bắt đầu cuộc thương lượng đầy sóng gió với Pháp về số phận mới của Việt nam, chính phủ Việt minh tiếp tục thương lượng với triều đình Huế. Ngày 20, Bảo đại

đồng ý từ chức, kêu gọi Hà nội thành lập chính phủ mới. Việt minh quyết định đẩy nhanh

Một phần của tài liệu SÁCH - HỒ CHÍ MINH MỘT CUỘC ĐỜI (Trang 94 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)