Thanh kiếm báu

Một phần của tài liệu SÁCH - HỒ CHÍ MINH MỘT CUỘC ĐỜI (Trang 51 - 57)

tàu đi vào vô định ngày ấy. Chắc chắn là ông hài lòng vì những gì đã làm ở Quảng châu.

Đích thân ông đã đào tạo hàng trăm chiến sĩ phân phối về cả 3 miền đất nước, thành lập một tổ chức vững mạnh làm tiền thân cho đảng cộng sản Đông dương sau này. Cuộc đảo chính của Tưởng đã làm đảo lộn tất cả. Thanh niên Hội không thểđặt trụ sởở Quảng châu được nữa. Liên lạc giữa Q với các đồng chí trong nước đã bị cắt đứt, có thể phải đến hàng năm. Bản thân Q cũng chưa biết mình sẽđi vềđâu!

Ban đầu, có thể Q (vẫn đang dùng tên là Lý Thuỵ) đã hy vọng là sẽ dùng HK làm nơi cư

trú và bàn đạp cho tổ chức của hội. Nhưng chính quyền sở tại nghĩ khác và ngay ngày hôm sau Q phải lên đường đến Thượng Hải, thành phố vẫn đang còn bàng hoàng về vụ

“khủng bố trắng”. Để che mắt, Q phải đóng giả một nhà buôn và thuê phòng khách sạn sang trọng. Chẳng mấy chốc hết tiền, Q may mắn vớđược một chuyến tàu về

Vladivostok.

Vladivostock khi đó là cơ quan đầu não của các hoạt động cách mạng tại Viễn đông. Tại

đây, Q đã gặp lại Jacques Doriot, một trong những ngôi sao đang lên của Đảng cộng sản Pháp. Ông cũng gặp lại đại diện QTCS Grigori Vointinsky. Mỗi ông một ý, Doriot khuyên Q dựa vào FCP để thâm nhập Đông dương từ Thái lan, Voitinsky thì lại đề nghị

Q về Thượng hải và xây dựng phong trào trong đám lính Việt đang đóng ởđó. Q lịch sự

lắng nghe, nhưng trong thâm tâm, ông đã biết mình phải làm gì.

Q vềđến Matxcova tháng 6 năm đó và ngay lập tức viết đơn xin phép được cấp kinh phi

để có thể hoạt động ở Thái lan trong khoảng 2 năm. Trong khi chờ phê duyệt, Q viết một loạt các bài báo cho Inprecor miêu tả tình hình tại Đông dương. Sau chuyến đi nghỉ chữa bệnh ở nhà nghỉ Eppatoria Crum (chưa rõ bệnh gì), Q nhận được tin vui: Trường Stalin

đã quyết định thành lập phân ban Việt nam cho những sinh viên đã được Q gửi đi từ

Quảng châu. Trong sốđó, Trần Phú là người gây được nhiều chú ý nhất. Con một viên quan triều đình ở Quảng ngãi, Phú đã tham gia một đảng dân tộc nhỏ, khi sang Quảng châu để bàn việc hợp tác với Thanh niên hội, Phú đã bị Quốc thu phục và gửi sang Matxcova đào tạoxli

Tháng 11/1927, thay vì chi tiền cho Q đến Thái lan, QTCS điều ông sang Pháp để vạch một chiến lược toàn diện hơn xây dựng cơ sở cách mạng trong vùng. Không thấy đảđộng gì đến chuyện kinh phí cả. Trên đường sang Paris, Q ghé qua Berlin, tại đây ông tham gia xây dựng chi nhánh của Liên hiệp Phản đế (vỏ bọc của đại diện Liên xô ở nước ngoài).

Đến Pháp, mặc dù được báo cáo trực tiếp cho trung ương FCP, Q tỏ ra hết sức thất vọng vì vấn đề thuộc địa không được ai quan tâm. Cũng không ai đề nghị tìm việc làm hoặc cấp kinh phí gì cho Q cả. Quãng cuối tháng 12, Q tham gia hội nghị Trung ương Liên hiệp Phản đế tại Brussel. Tại đây ông đã làm quen với Sukarno, Nehru, gặp lại ông bạn Nhật Katayama Sen và đặc biệt với vợ góa của Tôn Trung Sơn Tống Khánh Linh, người sẽ giúp đỡ Q trong thời điểm quyết định sau này.

Sau hội nghị, Q chỉ trở về Paris một thời gian ngắn và sang Berlin. Ông viết thư cho Dombai xin tiền của Quốc tế Nông dân để vềĐông dương hoạt đông. Ông này khuyên Q nên xây dựng phong trào nông dân ở các tỉnh biên giới với Trung quốc nhưng cũng không thấy đảđộng gì đến chuyện tiền nong. Chẳng có việc gì làm, Q dựđịnh hoàn thành một cuốn sách khoảng 120 trang về những kinh nghiệm bản thân trong phong trào nông

dân Trung quốc. Đến khoảng tháng 4 thì Q cạn tiền, ông viết một bức thư thống thiết về

Dalburo miêu tả mình như một người :

Không được làm việc ở Pháp, vô dụng ởĐức nhưng rất cần ởĐông dương. Tôi đã khẩn thiết đề nghị tổ chức cung cấp tài chính để tôi có thể trở vềĐông dương hoạt động. Tôi

đã nói với đồng chí Khi Doriot khi đi ngang qua đây là nếu không có tiền sống thì hãy cho tôi tiền đi lại để tôi có thể lên đường chứ không phải lang thang ở châu Âu này nữa. Rốt cuộc chẳng có hồi âm gì. Tình hình của tôi hiện tại như sau: 1/chờđợi chỉđạo trong vô vọng 2/không có gì để sống...

Hai tuần sau Q nhận được giấy phép trở vềĐông dương, FCP cấp tiền đi đường và 3 tháng ăn ở. Đầu tháng 6, Q rời Berlin, qua Thụy sĩ, sang Italia. Tại biên giới, theo lời kể

của Q, may mắn sao tên Q lại không có trong Từđiển chống QTCS của bọn cảnh sát phát xít. Tuy nhiên Q vẫn bị bắt tại Rome và bịđánh đập tàn nhẫn. Cuối cùng ông cũng được thả và lên một con tàu Nhật ở Naple để về Thái lan. Đó là cuối tháng 6/1928.

Q đến TL tháng 7/1928. Vương quốc Thái lan khi đó là quốc gia duy nhất ởĐNA không phải là thuộc địa. Bởi thế ngay cả nhà cách mạng nổi tiếng như Q cũng được đi lại thoải mái, chẳng ai quan tâm. Trước đó, theo lệnh của Q, thanh niên Hội đã xây dựng mạng lưới trong giới Việt kiều, vốn tập trung rất đông tại khu vực cao nguyên Khorat, Đông bắc Thái lan. Từ vùng núi Trường sơn đến cao nguyên này khoảng 2 tuần đi bộ, chính quyền Thái lan lại ưu ái các nhà yêu nước Việt nam, bởi thế khu vực này có thểđược coi là thánh địa chống thực dân. Nhiều người trong số 20.000 Việt kiều ở khu vực này là tín

đồ cũ của phong trào Cần Vương và Phan Bội Châu. Từ năm 1925, NAQ đã cử Hồ Tùng Mậu sang lập 4 chi nhánh tại Phichit, Nakhon Panom, Udon Thani và Sakon Nakhon dưới dạng các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp.

Từ tháng 8 năm 1928, trong cộng đồng người Việt tại Bandong (một huyện của Phichit) xuất hiện một người Việt nam lạ mặt tự xưng là Thầu Chin. Ông ởđây 2 tuần và tháng 9/1928 vượt 10 ngày đường rừng đểđến Udon Thani. Có ngày ông đi được đến 70 km. Cộng đồng người Việt ởđây vốn xuất phát là dân tiểu thương nên lười lao động và không muốn hoà nhập với xã hội Thái. Thầu Chin đến thay đổi tất cả. Đích thân ông đứng ra xin phép và khênh gạch để xây trường học cho bà con học tiếng Thái. Mỗi ngày ông đặt quyết tâm học 10 từ Thái. Tối tối ông đến các gia đình, kể cho họ nghe tình hình thế giới và Đông dương, giải thích cho họ chính quyền và người dân Thái ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt nam. Ông đổi tên tờ báo tiếng Việt Đồng Thanh thành Thân Ái (gắn với một tổ chức do Thanh niên Hội lập ra), bằng cách hành văn dễ hiểu, qua các bài thơ

và vở kịch kích động tinh thần yêu nước. Đầu năm 1929, Thầu Chin đến Sakhon Nakhon. Dân ta ởđây không được giác ngộ cho lắm, thờ chúa, phật và cả Trần Hưng Đạo đủ cả. Mỗi khi mắc bệnh lại cúng vái tứ phương. Thầu Chin đích thân chẩn bệnh và mời bác sĩ đến chữa bệnh cho nhân dân. Ông cũng không ngần ngại sử dụng đức Thánh Trần cho việc tuyên truyền yêu nước

Trên Điện Diên Hồng, ngàn người như một

Kẻ nào muốn cướp Việt nam hãy bước qua xác chúng ta

Còn một người Việt còn sống là sông núi Việt nam vẫn là của ta

Mật thám Pháp đã mất khá nhiều công sức để tìm Q sau khi ông rời Quảng châu năm 1927. Phòng nhì Pháp đã dò được Quốc ở Paris nhưng lại mất vết khi Q bỏ Brussel. Năm 1928, 1929 chúng nghe nhiều tin đồn về một người Việt kỳ lạ lang thang trong các làng Việt kiều ởĐông bắc Thái và tìm cách xác định danh tính người này. Tháng 10/1929, toà án triều đình tại Vinh đã xử tử Q vắng mặt về tội nổi loạn. Trong hồi ký của mình, Q đã nhắc đến việc có lần phải cắt tóc trốn vào chùa đi tu để tránh cảnh sát.

Trong lúc Q lặn lội sang Xiêm thì các đồng chí của ông tìm mọi cách để giữ vững hoạt

động của Thanh niên Hội. Sau khi hầu như những thành viên chủ chôt được thả, Hội

được đặt dưới sự lãnh đạo của Lê Hồng Sơn và Hồ Tùng Mậu với trụ sở tại căn phố hẹp Dân Sinh gần Cửa Dong Da địa điểm cũ của Trường đào tạo. Tháng 12/1927 các đảng viên CCP liều lĩnh mở cuộc khởi nghĩa và bịđàn áp dã man. Nhiều chiến sĩ của Hội cũng tham gia và bị giết. Lê Hồng Sơn và một số người khác bị bắt và đưa ra toà, nhưng không bị buộc tội mà bị trục xuất. Hồ Tùng Mậu chuyển trụ sở sang Hồng kông và mất liên lạc với CCP và QTCS.

Dù những thất bại tạm thời Thanh niên Hội vẫn có vị trí vững chắc trong phong trào cách mạng Việt nam. Hội tiếp tục mở rộng trong nước và đàm phán với các đảng phái chính trị

khác để thành lập mặt trận thống nhất chống Pháp. Có điều các cuộc đàm phán này thường diễn ra trong không khí nghi kỵ vì Hội kiên quyết giữ vai trò lãnh đạo. Quãng tháng 12/1927, một số nhà giáo và nhà báo ở Bắc bộ và Bắc Annam thành lập ra

VNQDĐ. Tuy cùng tên với đảng của Phan Bội Châu nhưng chẳng có liên quan gì. Đảng này theo chủ nghĩa Tam dân của Tôn và cũng có mong muốn hợp tác với Thanh niên Hội. Hai bên đã từng hẹn đàm phán tại Xiêm nhưng thất bại vì Hội không cửđại diện

đến. Vả lại QDĐ không chấp nhận sự lãnh đạo của Hội ở trong nước, tất yếu dẫn đến sự

tranh giành ảnh hưởng quyết liệt giữa hai tổ chức.

Ngoài ra những mâu thuẫn trong Hội cũng bắt đầu xuất hiện. Thực ra mâu thuẫn này có nguồn gốc từ chính sách hai mặt của Q: cam kết theo chủ nghĩa quốc tế Max-Lenin nhưng vẫn lấy độc lập dân tộc làm cương lĩnh hoạt động chính. Sau khi Q rời Quảng châu mùa xuân năm 1927, một số học trò của ông như Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu nhanh chóng trở thành những người Marxist đầy khao khát, trong khi đó Lâm Đức Thụ và một số cựu binh lại quan điểm khác. Mâu thuẫn trở nên trầm trọng khi mùa xuân năm 1928, tại một cuộc họp ở nhà riêng của Thụ, ông này đã tìm cách thông qua được bản cương lĩnh mang tính dân tộc mà chẳng đảđộng gì đến cách mạng xã hội hay đấu tranh giai cấp gì cảxlii

.

Trong ba năm đầu tiên, cả hai phái trong Hội đều kìm chế, tuy nhiên sau hội nghị HK, mâu thuẫn bùng phát dẫn đến tan vỡ tổ chức. Mọi sự khởi đầu từ nhóm lãnh đạo Bắc bộ

và bí thư thứ nhất Trần Văn Cung. Ông này người xứ Nghệ, đảng viên đảng Tân Việt, tham gia khởi nghĩa Quảng Châu và đã từng ngồi tù Quốc dân đảng. Cung cũng tham dự

vào hội nghị HK và tỏ ra rất thất vọng vềđường lối uỷ mị của ban lãnh đạo mới. Cung không tin là có thể thuyết phục nông dân và công nhân ủng hộ chỉ bằng diễn thuyết chung chung về lòng yêu nước và độc lập dân tộc. Cần phải mang lại cho họ những lợi ích kinh tế cụ thể. Không được chào đón nồng nhiệt ở hội nghị, Cung quay ra thuyết phục các

đồng chí mình ở Bắc bộxliii

.

Đầu tiên họ không hài lòng về việc chẳng ai quan tâm chiêu mộ giai cấp vô sản vào Hội. Ngoài Tôn Đức Thắng, thợ máy của Pháp về nước trở thành lãnh tụ công đoàn tại nhà máy đóng tàu Ba son và một vài “công hội đỏ” khác ở những thành phố lớn, không có nhiều công nhân gia nhập Hội. Hoạt động của Hội chủ yếu dựa vào các sinh viên từ TQ trở về. Số này phần lớn xuất thân từ thành phần học giả và chủ yếu mở rộng tổ chức trong tầng lớp bạn bè của mình. Cơ sở Hội ở nông thôn cũng rất yếu.

Thứđến, họ không hài lòng về thái độ của lãnh đạo Hội đối với việc thành lập Đảng cộng sản mà theo họ là tuyệt đối cần thiết. Tại hội nghị 5/28 ở HK, khi Cung nêu vấn đề, Thụ đã gạt đi “để xem sau”. Sự bất mãn càng lộ rõ trước thềm đại hội VI của QTCS được tổ

đàn áp đẫm máu những người cộng sản tại TQ, bị buộc phải tỏ ra cứng rắn trong cuộc

đấu tranh giành quyền lực với Troski, Stalin đã yêu cầu các đại biểu từ bỏ chính sách mặt trận liên hiệp rộng rãi được thông qua tại đại hội II 8 năm trước. Các đảng CS tại thuộc

địa được chỉ thị không liên minh với các đảng tư sản dân tộc. Nội bộ trong đảng cũng phải thanh lọc các phần tử “tiểu tư sản”. Những đảng viên thành phần trung lưu phải

được đưa đi “vô sản hoá”.... Tất cả phải hành động để chuẩn bị cho làn sóng cách mạng mới trong điều kiện nền kinh tế của các nước tư bản châu Âu đang có dấu hiệu đình trệ, hứa hẹn một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Vì chưa có đảng CS, Việt nam không có đại diện chính thức tại đại hội VI. Tuy nhiên có 3 người Việt nam trong thành phần đảng CS Pháp. Một người tên là Nguyễn Văn Tạo, quê gốc Nghệ an, đã từng bịđuổi khỏi trường tại Sài gòn do các hoạt động chống đối. Ông này đã phát biểu tại đại hội dưới tên An, kêu gọi cần nhanh chóng thành lập ĐCS ở

Việt nam để lãnh đạo giai cấp vô sản nhỏ nhoi ởđó. Ông còn cho rằng những tổ chức dân tộc cải lương nhưđảng Hiến pháp, đảng độc lập Việt nam (do Nguyễn Thế Truyền lập) theo đường lối cải cách hoà bình là “cực nguy hiểm” vì đánh lạc hướng dân chúng. Những nghị quyết của đại hội VI QTCS càng làm căng thẳng thêm những bất đồng và đổ

thêm dầu vào yêu sách đòi cải tổ Hội thành đảng cộng sản có ý thức hệ tư tưởng rõ ràng. Dẫn đầu phe chống đối vẫn là Trần Văn Cung. Sau một thời gian làm thợ, Cung tin tưởng rằng chỉ bằng những khẩu hiệu yêu nước, khó có thể lấy được sựủng hộ của công nhân. Cần phải tăng tiền lương, giảm giờ làm! Và chỉ có đảng CS mới làm được việc đó!!! Tháng 5/1929, Thanh niên Hội tiến hành đại hội đầu tiên. 17 đại biểu đại diện cho hơn 800 thành viên tại Bắc bộ, 200 từ Nam bộ và 200 từ Trung bộ tập trung tại HK. Ngay sau khi đến nơi, Cung gặp Lê Hồng Sơn đề nghị giải tán Hội và thành lập ĐCS. Là thành viên của nhóm cộng sản nòng cốt do NAQ thành lập trong Hội, đương nhiên là Sơn ủng hộ việc cải tổ. Tuy nhiên Sơn nghĩ chưa đến thời điểm vì các thành viên còn chưa đủ giác ngộ. Vả lại thành lập ĐCS ở HK dễ gây chú ý cho chính quyền QDĐ tại Quảng châu. Tuy nhiên Cung không nghe và đưa ra đề nghị ngay tại ngày đại hội đầu tiên. Bị chủ tịch Lâm Đức Thụ từ chối thẳng thừng, Cung cùng với các đồng chí liền bỏ hội nghị về Bắc bộ lập ra Đông dương cộng sản Đảng (CPI), công khai chỉ trích Hội không tuân theo các quyết định của QTCS. Sau khi Cung bỏđi, hội nghị tiếp tục họp và thông qua nghị quyết về sự cần thiết thành lập một ĐCS ở Việt nam, tuy nhiên thời điểm chưa chín muồi do giai cấp công nhân còn quá yếu và thiếu một lý thuyết cách mạng. Hội nghị cũng chính thức đề nghị QTCS công nhận Hội.

Các nhà lãnh đạo Hội đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi đánh giá thấp sựủng hộ cho một

đảng cộng sản từ phong trào cách mạng trong nước. CPI ra sức lùa các thành viên của Hội sang hàng ngũ của mình. Tháng 8, Hồ Tùng Mậu và Lê Quang Đạt ra tù ở Quảng châu và trở về HK. Được sựủng hộ của Sơn, họ bí mật thành lập tổ chức cộng sản bên

Một phần của tài liệu SÁCH - HỒ CHÍ MINH MỘT CUỘC ĐỜI (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)