Tất cả cho tiền tuyến

Một phần của tài liệu SÁCH - HỒ CHÍ MINH MỘT CUỘC ĐỜI (Trang 164 - 179)

đất nước lên ưu tiên cao nhất. Tuy nhiên chiến lược thực hiện thế nào thì chưa rõ ràng. Một sốđề nghị kết hợp đấu tranh vũ trang và nổi dậy như thời cách mạng tháng Tám. Số

khác lại tiên đoán, có lẽ phải chấp nhận đụng độ quân sự trực tiếp như giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp. Có nhiều câu hỏi đặt ra chưa được giải đáp: liệu chếđộ

Diệm có tự sụp đổ vì tham nhũng và dốt nát? Liệu Mỹ có thể can thiệp trực tiếp để tiến hành một cuộc chiến tranh ởĐông dương? Liệu các đồng minh của Hà nội có sẵn lòng giúp đỡ? Tạm thời, các nhà lãnh đạo Đảng thống nhất dùng thuật ngữ của Duẩn: “cuộc chiến tranh cách mạng”, theo đó, các lực lượng cách mạng miền Nam trước mắt phải dựa chủ yếu vào đấu tranh chính trị, dần dần xây dựng các vùng giải phóng và sức mạnh quân sựđểđẩy phong trào tiến lên. Mao cũng đã khuyên H cẩn thận trong chuyến nghỉ mát ở

Bắc đại hải mùa hè năm 1958. Mỹ thì công khai bày tỏ thái độ kiên quyết phá bỏ hiệp

định Geneva, quyết tâm xây dựng chính quyền không cộng sản tại Nam Việt nam. Trong hiến chương thành lập khối SEATO năm 1954, Mỹ còn đèo vào: “Trong trường hợp Nam VN, Lào, Campuchia bị tấn công, các nước thành viên cần phải coi nhưđó là một hiểm họa chung và phối hợp hành động trong khuôn khổ hiến pháp nước mình cho phép”

Trong suốt năm 1959, từng nhóm nhỏ trong số hơn 90,000 các cán bộ tập kết được tập trung huấn luyện ở Xuân Mai và được đưa trở lại miền Nam. Mỗi nhóm có khoảng từ 40- 50 người được xe tải chở theo đường núi ở Nam Lào và đi bộ qua giới tuyến để vào Nam.

Đoàn 559 (tháng 5 năm 1959) được thành lập và giao nhiệm vụ xây dựng hệ thống đường mòn để vận chuyển vũ khí, lương thực và quân đội. Hệ thống này dựa trên các tuyến

đường được hình thành trong kháng chiến, sau này sẽđược cả thế giới biết đến dưới cái tên: “đường mòn Hồ Chí Minh”. Một đơn vị khác, được gọi là đoàn 759, chịu trách nhiệm mở tuyến đường biển. Các đơn vị hoạt động vận tải được đặt tên là “Bộđội Trường sơn”. Đầu tiên, họ vận chuyển đồ tiếp tế bằng tay, bằng xe đạp, sau này mới có xe tải. Các chuyến đi thường cực kỳ gian khổ. Một người kể lại: “càng đi về phía Nam, tình hình càng xấu đi. Cuối cùng mỗi người chỉ còn một nhúm gạo để dành cho những lúc khẩn cấp nhất. Trong hai tháng liền, chúng tôi ăn tất cả cây, củ, chim thú tìm thấy trong rừng”. Người khác kể:

Đầu tiên, chúng tôi đi 8 tiếng/ngày. Gặp rừng núi hiểm trở, càng ngày càng chậm đi. Chỉ

khi nào giao liên và trưởng đoàn cho nghỉ mới được nghỉ. Những trạm tiếp đón thường là chỗ quang đãng và an toàn. Ngoài ra cũng không có gì khác. Với một chiếc võng, chúng tôi tự chống chọi với mưa gió. Thực phẩm và nước uống cũng không đủ. Mọi người tự

học cách tiết kiệm. Càng đi xa càng đói. Khi thức ăn trở nên khan hiếm, tình đồng chí cũng bị mòn theo. Ai cũng chỉ lo cứu mạng sống của mìnhcxlii

Tình hình miền Nam tiếp tục diễn biến phức tạp. Diệm thực thi luật 10/59 cho phép các lực lượng an ninh được tự do buộc tội, đánh đập và xử tử những phần tử bị nghi là có quan hệ với Hà nội. Tại đồng bằng sông Cửu long, dân chúng bị dồn vào các khu làng nông nghiệp làm du kích mất chỗẩn náu. Các lãnh đạo đảng tìm cách đánh trả. Cuối tháng 8, dân chúng được sự hỗ trợ của Việt minh trong vùng đã nổi dậy chiếm 16 thôn thuộc huyện miền núi Trà bồng, tỉnh Quảng ngãi, lập nên vùng giải phóng với khoảng hơn 1000 dân. Năm tháng sau, một cuộc khởi nghĩa nữa nổi lên ở Kiến hòa (Việt minh gọi là Bến tre), nằm giữa châu thổ sông Cửu long. Dân chúng vùng này có cảm tình với Việt minh vì được chia đất, sau đó Diệm đã buộc họ phải trả lại cho chủ cũ. Các cán bộ

đảng đã khéo léo kích động dân chúng nổi dậy, cầm theo giáo mác và gậy tầm vông, hỗ

trợ cho các đơn vịđóng giả là lính Sài gòn xông vào chiếm các cơ quan hành chính xã. Một thành viên tham gia khởi nghĩa đã kể lại:

Lúc đó khoảng sau 9h tối. Tôi mới vềđến căn cứ thì nghe thấy tiếng trống và mõ, hòa theo tiếng reo hò lan hết từ làng này sang làng khác. Đêm càng khuya, tiếng trống càng thôi thúc kêu gọi tất cả mọi người vùng lên. Bỗng có tiếng reo: “Cháy rồi, bốt cháy rồi. Cháy nhanh quá”. Các lực lượng bao vây được lệnh đốt tất cả các đồn bốt mà họ chiếm

được. Nhân dân xé cờ ba que, đốt biển nhà và thẻ căn cước, chặt cây dựng chướng ngại vật trên đường..cxliii

Với nhịp độ chống đối ngày càng tăng, các nhà lãnh đạo Đảng quan ngại là tình hình sẽ

dẫn đến cuộc chiến lan rộng. Tháng 4/1960, Duẩn phải phát biểu kiên quyết giới hạn bạo lực chỉ trong miền Nam. Duẩn thừa nhận, việc giữổn định hòa bình quốc tế và xây dựng CNXH ở miền Bắc, trước mắt sẽ tạo thêm khó khăn cho cách mạng miền Nam, nhưng cho rằng về lâu dài sẽ trở thành những nhân tố có lợi cho thống nhất.

Trên trường quốc tế, mâu thuẫn giữa LX và TQ về chiến lược toàn cầu ngày càng sâu sắc. Giận dữ vì thái độ không hợp tác của TQ, Liên xô rút lại lời hứa cung cấp bom nguyên tửđã được thỏa thuận từ mấy năm trước. Sau này, Việt nam mới học được võ lợi dụng mâu thuẫn để thủ lợi, còn hiện tại họ chỉ biết cầu xin hai ông anh làm lành với nhau. H tiếp tục đóng vai trò nhà ngoại giao chiến lược. Tháng 7/1959, H đi Moscow. Trước khi đi, H dặn lại cuộc chiến ở miền Nam sẽ rất khốc liệt và phức tạp, các đồng chí tuyệt

đối phải tránh manh động. Thời điểm này hoàn toàn không phù hợp cho việc bàn chiến lược gia tăng xung đột ở miền Nam. Kh đang chuẩn bị cho chuyến đi thăm Mỹ vào tháng 9 và hiển nhiên không muốn làm mất lòng Mỹ về vụ Việt nam. LX cam kết viện trợ kinh tế cho DRV nhưng đều nhấn mạnh tầm quan trọng việc thực thi các điều khoản của hiệp

định Geneva trong hòa bình.

Sau khi hội đàm với Kh, do Trung ương ĐCS TQ đang họp, chưa tiếp được, H thong thả

dạo qua các nước cộng hòa châu Âu của LX như U, Crưm và Capcazơ. Cuối tháng 7, H

đi tàu qua Trung á đến Alma Ata và từđó mới bay đi Urumqi, thủ phủ của tỉnh Tân cương Trung quốc. Hội nghị TƯ của ĐCS TQ lần này họp tại Lư sơn, một khu nghỉ mát tại miền Nam TQ, nhằm mục tiêu giải quyết mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ lãnh đạo về chính sách Đại Nhảy Vọt. Tổng chỉ huy quân đội trong chiến tranh Triều tiên, nguyên soái Bành Đức Hoài đã lớn tiếng chỉ trích ĐNV làm cho nhân dân đói khổ. Bành cũng bảo vệ mối quan hệ chặt chẽ với Hồng quân, chống lại chính sách tự lực của Mao. Kết quả, Bành bị cách chức và Lâm Bưu lên thay. H ở lại Urumqi vài ngày rồi đi tàu đến Tây An, nơi ông đã từng đến năm 1938 như một người tham quan, và đến Bắc kinh hôm 13/8. Do Mao vẫn chưa về, H đàm phán với Chu và Lưu Thiếu Kỳ. Hội này thông báo chấp nhận chiến lược “chiến tranh cách mạng” nhưng hạn chếởđấu tranh chính trị và các hoạt

động vũ trang ở mức thấp. H quay về Hà nội ngày 26/8.

Có thể nói H không thu thập được gì nhiều qua chuyến đi này ngoài những lời hứa giúp

đỡ một cách lịch sự. Mao thậm chí còn không tiếp. Nhưng H đã quá quen với thái độ

ngạo mạn của mấy ông bạn TQ, trong lúc thân mật với anh em, H gọi Mao là “Hoàng đế

Vũ trụ”. Mấy tháng sau, lại có dịp tu bổ lại quan hệ, khi dẫn đoàn Việt nam sang dự lễ kỷ

niệm 10 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa. Sau khi gặp lại người bạn cũ thân thiết là Tống Khánh Linh, H đã hội đàm với Mao ngày 3/10. Khi về nước, H viết bài đăng trên báo Nhân dân, kêu gọi các đồng chí nghiên cứu kinh nghiệm Trung

quốc và bày tỏ sự biết ơn “đời đời” của nhân dân VN với sự giúp đỡ của TQ trong cuộc

đấu tranh giải phóng dân tộc.

Trong lúc H bận rộn trên mặt trận ngoại giao, thì các đồng chí của ông tập trung vào kế

hoạch 3 năm xây dựng nền móng của CNXH ở miền Bắc. Nhờ H luôn cảnh cáo việc dùng vũ lực và chỉđược phép dùng “các biện pháp dân chủ” để thuyết phục nhân dân, việc tập thể hóa ở nông thôn cũng như quốc hữu hóa công thương tại thành phốđã diễn ra tương đối thuận lợi, tránh được cảnh bạo lực và bất hòa của cải cách ruộng đất. Đến cuối năm 1959, lãnh đạo Đảng bắt đầu nghĩđến kế hoạch công nghiệp hóa 5 năm kiểu Xô viết. Vì việc thực hiện kế hoạch này sẽ ngốn nhiều nguồn lực và ảnh hưởng đến cuộc đấu tranh ở miền Nam, đảng muốn triệu tập Đại hội vào hè hoặc mùa thu năm 1960 để thảo luận và thông qua.

Tình hình thế giới tiếp tục phức tạp. Mâu thuẫn giữa LX và TQ đã lên đến đỉnh điểm tại

Đại hội đảng cộng sản Rumani tháng 6/60 khi hai đoàn công khai đả kích nhau về chiến lược của phe XHCN trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Sau vụ việc, LX đã quyết định gọi tất cả các chuyên gia ở TQ về nước. Đoàn Việt nam do Lê Duẩn dẫn đầu đã làm lơ, không

đứng về bên nào, mặc dù Duẩn ủng hộ quan điểm của TQ là Mỹđang tìm cách gây chiến. Xã luận báo Nhân dân cũng không nhắc gì đến vụ này chỉ nói rằng sự bất hòa giữa các

đảng cộng sản có thểảnh hưởng to lớn đến cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của nhân dân Việt nam. HCM làm mọi việc để không làm mất lòng bên nào. Tháng 5, H bay sang TQ để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 70 và nghỉ ngơi vài ngày. Ngay sau đó, trên báo Nhân dân lại xuất hiện bài của H ca ngợi “chính sách đúng đắn” của LX. Tháng 8, H lặng lẽ

viếng thăm cả Bắc kinh và Moscow vừa để thông báo chính sách của DRV tại miền Nam vừa tìm cách hàn gắn sự bất hòa giữa hai đồng minh lớn.

Đại hội đảng lần thứ 3 được tổ chức tại Hà nội ngày 5/9/1960 lần đầu tiên từ năm 1951. Có 576 đại biểu đại diện cho hơn nửa triệu đảng viên từ hai miền tham dự. H phát biểu khai mạc với tư cách là chủ tịch Đảng. Tuy có dành một chút thời gian nói về những sai lầm trong quá khứ mà Đảng đang tích cực sửa chữa, bài phát biểu chủ yếu nói về tương lai xây dựng XHCN ở miền Bắc. Về vấn đề thống nhất, H gọi miền Nam là “thành đồng tổ quốc” và khẳng định Đảng tìm kiếm thống nhất bằng con đường hòa bình. Có vẻ như

lãnh đạo Đảng chưa thống nhất được chiến lược với miền Nam, nên trong báo cáo chính trị của mình, Lê Duẩn cũng chỉ kêu gọi chung chung, cho rằng đó sẽ là cuộc đấu tranh “gian khổ và lâu dài, bao gồm nhiều hình thức và sử dụng sức mạnh của quần chúng”. Duẩn cũng không nhắc đến khả năng DRV phải can thiệp trực tiếp. Bởi thế kế hoạch 5 năm được thông qua với sự nhất trí cao. Đại hội cũng chính thức bổ nhiệm Duẩn làm bí thư thứ nhất (thay thế chức Tổng bí thư). Bộ chính trị cũng được bổ sung thêm 2 thành viên miền Nam là Phạm Hùng và Nguyễn Chí Thanh. Thanh mới được phong hàm đại tướng ngang với Giáp, nhưng xuất thân từ tổng cục Chính trị. Lê Đức Thọ tuy là người bắc nhưng đã làm phó cho Duẩn ở miền Nam trong thời gian kháng chiến chống Pháp.cxliv

Đại hội III không phát biểu gì về quan hệ Xô - Trung. Cả hai nước đều cửđoàn đại biểu

đến dự. Không có cãi vã gì trên diễn đàn, trước công chúng. H đích thân đứng ra làm phiên dịch cho 2 đoàn. Nghị quyết của đại hội vẫn nêu rõ Liên xô là đầu tàu của phe xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên cả hai đoàn đều không mặn mà lắm với việc đẩy cao xung đột ở

miền Nam Việt nam.

Đảng vẫn tích cực tìm kiếm cách lật đổ Diệm mà không tạo cớ cho Mỹ nhảy vào can thiệp trực tiếp. Một phương pháp cổđiển là thành lập một mặt trận rộng rãi kiểu Việt

minh, làm ngọn cờđể tập hợp mọi lực lượng có thể, nhưng vẫn chịu sự chi phối của

đảng. Mặt trận này phải có một cương lĩnh đủđể hấp dẫn những trí thức đấu tranh cho Việt nam thống nhất nhưng e ngại sự thống trị của miền Bắc, những người không ưa thích gì chủ nghĩa cộng sản nhưng luôn ủng hộ nhân dân lao động. Mặt trận phải làm các thành viên tin tưởng là có thể lật đổ chếđộđộc tài thối nát của Diệm mà không sợ phải ngay lập tức dâng các tỉnh miền Nam cho cộng sản. Ngay trong đại hội III, Tôn Đức Thắng đã nhắc đến ý tưởng này. Theo Thắng, mặt trận này theo nguyên tắc 4 giai cấp của Lê nin, bao gồm thêm các phần tử tôn giáo và dân tộc ít người. Nguyên tắc tổ chức là thành phần rộng rãi, chia thành nhiều cấp từ trung ương đến địa phương. Mặt trận sẽ

thành lập chính phủ lâm thời bao gồm tất cả các phần tử tiến bộ, đàm phán tiến tới thống nhất hòa bình với miền Bắc. Chủ nghĩa cộng sản tuyệt nhiên không được nhắc đến. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam, gọi tắt là NLF được thành lập ngày 20/12/1960 trong một khu rừng cao su dọc biên giới với Campuchia, sau này sẽ trở thành cơ sởđóng quâncủa Trung ương cục. Theo Trương Như Tảng, một thành viên tham gia lễ

thành lập “tất cả những người có mặt trong gian nhà đơn sơđều hiểu rằng mình đang tham dự một sự kiện có ý nghĩa lịch sử”. Trên đường về Sài gòn, Tảng cảm thấy lâng lâng “một hy vọng dù nhỏ nhoi”.

Mấy tuần sau, JFK nhậm chức tổng thống Mỹ. Trong lễ bàn giao, tuyệt nhiên không thấy Eisenhower đảđộng gì đến sự phản kháng ngày càng tăng ở miền Nam Việt nam.cxlv Nông dân bất mãn vì tham nhũng và thuế cao. Phật tử phản kháng vì chính quyền đàn áp, chỉủng hộ công giáo, các dân tộc ít người, người Hoa... bị phân biệt đối xử. Giới trí thức thành thị không thể chấp nhận một chính quyền độc tài, gia đình trị. Hiến pháp năm 1956

được Mỹ giúp phác thảo đã trở thành một tờ giấy chết. Khoảng giữa tháng 1/1961, ngay sau một cuộc đảo chính quân sự bất thành ở miền Nam, Bộ chính trịđã họp đểđánh giá tình hình. BCT nhận định không còn một cơ hội nào cho việc thống nhất đất nước bằng con đường hòa bình và cần phải đẩy mạnh đấu tranh chính trị và vũ trang để chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa có thểđến bất cứ lúc nào. H đồng ý, không quên nhắc các đồng chí của mình phải chuẩn bị hết sức cẩn thận. Đảng quay trở lại với cách tổ chức thời chống Pháp. Trung ương Cục miền Nam được tái thành lập do Nguyễn Văn Linh phụ trách. Dưới Cục có đảng ủy miền tại 5 vùng và các chi bộđảng tại tỉnh, huyện, xã. Tháng 2/1961, tại hội nghịở chiến khu D, các đơn vị vũ trang của đồng bằng sông Cửu long và Tây nguyên

được sát nhập thành Quân giải phóng miền NVM (PLAF) chịu sự chỉ huy thống nhất. Chính quyền Sài gòn bắt đầu gọi họ là Việt cộng.

Trong lúc các lãnh đạo kháng chiến bận rộn với việc tổ chức lại cơ sở cách mạng, H tiếp tục tập trung vào mặt trận ngoại giao. Với mâu thuẫn Xô - Trung đã trở thành công khai,

Một phần của tài liệu SÁCH - HỒ CHÍ MINH MỘT CUỘC ĐỜI (Trang 164 - 179)