Tái thiết và kháng chiến

Một phần của tài liệu SÁCH - HỒ CHÍ MINH MỘT CUỘC ĐỜI (Trang 107 - 126)

Đảng và chính phủ. Những cái đầu nóng ở ICP đòi phải dẹp các nhóm đối lập thì H lại kiên trì chính sách hoà giải và hoà hợp dân tộc, nhằm chia rẽ và cô lập những kẻ thù của

Đảng. Trong khi đa số người Việt nam quyết liệt phản đối Pháp quay trở lại, thi H lại

đánh tiếng sẽđón tiếp Pháp như những người bạn.

Mặc dù tìm kiếm hoà bình, chính phủ mới cũng tích cực chuẩn bị cho chiến tranh. Lực lượng dân quân tự vệđược H gọi là “bức tường thép của Tổ quốc” được tổ chức khắp các làng xã, nhà máy, đường phố, do cơ sởđảng địa phương lãnh đạo và tổ chức tập luyện. Thức ăn và vũ khí thì tự lo lấy. Tại Hà nội, hàng chục ngàn thanh niên gia nhập tự vệ. Ngoài ra còn có bộđội địa phương, được lựa chọn nòng cốt từ hội thanh niên cứu quốc, do Bộ quốc phòng trang bị và huấn luyện tại Trường huấn luyện quốc phòng Hồ Chí Minh. Quân đội chính quy: Quân giải phóng Việt nam mới đổi tên thành Vệ quốc quân,

được tổ chức thành các tiểu đoàn, du nhập thêm số Dân vệ của chính phủ cũ bị giải ngũ. Trường kháng Nhật Việt bắc chuyển về Hà nội được đổi thành Học viện chính trị quân sự, dưới danh nghĩa huấn luyện để có thể hợp tác với quân Tưởng. Nếu kể cả số quân phía Nam, quân đội lên tới 80,000 người. Tuy nhiên vũ khí thì hết sức thiếu thốn. Nếu có thì cũng từ loại đồ cổ, nhiều khi từ thế kỷ trước ngoại trừ một ít mìn chống tăng và tiểu liên thu được của Nhật. Còn lại đa số là giáo, mác hoặc súng kíp do mấy bác thợ rèn địa phương tự chế. Để có tiền mua vũ khí từ lực lượng chiếm đóng, HCM miễn cưỡng đồng ý tổ chức “Tuần lễ vàng” kêu gọi nhân dân đóng góp. Theo Patti, H không tin tưởng lắm vào sự thành công của phi vụ này vì sẽ chỉ có người nghèo là tích cực, còn hội nhà giàu sẽ chẳng đóng được bao nhiêu. Thực tếđã diễn ra đúng như vậy, và H “cảm thấy như kẻ

phản bội” khi để “vụ việc” này diễn ra. Chính phủ tìm cách tăng thuế thực phẩm. Khi một quan chức đề nghịđánh thuế thịt gà, vịt, bò, “Công dân” Vĩnh Thuỵ buột miệng “sao không thêm cả thịt chó?”. H là người đầu tiên lăn ra cườilxxxix. Chính phủ còn phát động phong trào thu gom đồng và các loại kim loại khác đểđúc vũ khí khắp nơi.

Mặc dù vậy H tin tưởng rằng vũ khí quan trọng nhất sẽ là sựủng hộ của quần chúng, đi

đâu ông cũng nhắc cán bộ hành xử cho đúng với dân: “Trợn mắt nhìn ngàn tráng sĩ, cúi

đầu làm ngựa nhi đồng”. Ông luôn luôn nhấn mạnh, cuộc đấu tranh sống còn của chính phủ là trên mặt trận ngoại giao và chính trị. Nếu dụ dỗ nhượng bộ quân Tưởng, bọn dân tộc chủ nghĩa sẽ bị cô lập. Và lúc đó H có thể xây dựng mặt trận thống nhất để chống sự

trở lại của Pháp ở phía Bắc. Sau khi đặc phái viên của Tưởng, tướng He Yingqin đến thị

sát Hà nội và ra lệnh: giảm ảnh hưởng của cộng sản, chính phủđã tỏ thái độ mềm mỏng. H ra lệnh thả Ngô Đình Diệm, con của một quan chức triều đình yêu nước, bộ trưởng nội vụ trong chính phủ Bảo đại trước WWII, nhưng đã từ chức vì cho rằng Pháp không cho chính phủ thực quyền. Diệm theo Thiên chúa và chống cộng điên cuồng, đặc biệt là khi một trong 5 anh em của Diệm là Ngô Đình Khôi bị Việt minh thủ tiêu. Hành động này của H đã bị nhiều đồng chí chỉ trích, trong đó có chiến hữu từ thời Paris là Bùi Lâm. Để

lôi kéo cộng đồng thiên chúa, H còn dành cho họ một chân trong chính phủ và thỉnh thoảng đi dự lễ nhà thờ. Ông cũng không ngần ngại đến thăm các đồng bào miền núi, thắp hương cho Khổng tửở Văn miếu. Dưới sức ép của tướng Tiêu Văn, từ cuối tháng mười H bắt đầu đàm phán với Nguyễn Hải Thần, “lãnh đạo tối cao” của Đại Việt cùng các đảng khác như Việt Quốc và Đồng minh Hội. Nhưng các cuộc đàm phán chẳng đi

đến đâu. ĐMH đòi giải tán chính phủ, đổi tên Việt minh, thay đổi quốc kỳ. Các đồng chí của H rất bực tức, một người viết

Tôi là người tán thành việc diệt sạch bọn Việt quốc tay sai của Tưởng. Có hôm tôi bảo: “Thưa Bác, tại sao ta lại để cho bọn ám sát và phản bội đó tồn tại? Bác cứ ra lệnh, bảo

đảm cháu sẽ bọn nó tiêu trong một đêm”. Bác cười và chỉ vào phòng, hỏi lại “Nếu có con chuột chạy vào phòng này, chú sẽ dùng đá ném hay đặt bẫy hoặc đuổi nó ra?” “Thưa Bác, nếu ném đá sẽ vỡ mất nhưng đồ quý trong phòng”.xc

Mặc dù không nhượng bộ những yêu cầu của phe đối lập, ngày 11/11, ICP đột ngột tuyên bố tự giải tán, đổi thành Hội nghiên cứu chủ nghĩa Max ởĐông dương. Rõ ràng Đảng muốn thể hiện yêu cầu của đất nước cao hơn cuộc đấu tranh giai cấp, và lợi ích của nhân dân cao hơn lợi ích của Đảng. Dù thế, ngày hôm sau vẫn xảy ra vụđụng độ lớn giữa Việt minh và phe dân tộc gần Nhà hát Lớn làm hàng chục người chết. Rõ ràng là ngoài việc nhằm thống nhất dân chúng, động thái này chủ yếu là hướng đến quân Tưởng và xoa dịu phe đối lập. Trong Đảng cũng đã có những cuộc tranh luận gay gắt, các đảng cộng sản khác cũng lúng túng không hiểu. Thực chất thì đảng không giải tán mà chỉ rút vào hoạt

động bí mật để rồi mấy năm sau lại tái xuất hiện. Ngày 19/11, theo lệnh của Trương Phát Khuê, Tiêu Văn triệu tập cuộc họp chính phủ và phe đối lập. Hai bên thống nhất thành lập chính phủ liên hiệp, tập hợp tất cả các tổ chức vũ trang dưới sự lãnh đạo của chính phủ, tổ chức hội nghị quân sựđể bàn cách giúp đồng báo phía Nam chống Pháp. Các phe phái phải ngay lập tức ngừng các hoạt động chống đối nhau. Cuộc đàm phán kéo dài mấy tuần. Đầu tiên, phe đối lập đòi chức Chủ tịch và 6 ghế bộ trưởng. H thì đề nghị thành lập Hội đồng Cố vấn chính trị do Thần làm chủ tịch và 3 ghế bộ trưởng. Căng thẳng leo thang khi Giáp cho tay chân mặc thường phục đuổi các phần tử Việt quốc đang rải truyền

đơn chạy re kèn. Sau vụ này H liền lập tức bị triệu đến trụ sở quân Tưởng nghe chửi. Một vấn đề nữa là ngày bầu cử. Phe đối lập cho là ngày 23/12 là quá gấp để họ chuẩn bị. Trương Phát Khuê can thiệp, ngày 19/12 hai bên nhất trí dời ngày tổng tuyển cử 15 ngày. Không phụ thuộc vào kết quả bầu cử, Việt quốc sẽ có 50 ghế và ĐMH có 20 ghế trong quốc hội tương lai. HCM sẽ làm chủ tịch, Hải Thần phó chủ tịch, Việt minh, VQ, ĐMH và Đảng Dân chủ mỗi đảng có 2 ghế bộ trưởng và hai ghế nữa sẽ dành cho các phần tử

không đảng phái. Quyết định này bị phản ứng quyết liệt trong đảng. Một đồng chí đã hỏi “Hải Thần có phải là cục phân bẩn thỉu?”. H trả lời “Nhưng nếu dùng để bón lúa được thì tại sao lại không dùng?” Khi một số cho rằng Việt minh và phe đối lập như lửa với nước, cớ sao lại nhượng bộ 70 ghế, H châm biếm: “Nếu lấy lửa đểđun sôi nước, thì lại có thể

uống được đấy”.

Ngày 1/1/1946, chính phủ liên hiệp lâm thời ra mắt tại Nhà hát Lớn. HCM kêu gọi bầu cử

dân chủ và thống nhất các lực lượng vũ trang. Hải Thần cũng phát biểu, nhận một phần trách nhiệm về sự chậm trễ trong việc hoà hợp dân tộc và hứa sẽ hợp tác chống Pháp.xci Ngày 6/1 cuộc tổng tuyển cửđầu tiên được tiến hành trên toàn quốc và các vùng do Việt minh kiểm soát ở Nam bộ. Việt minh nhận được 97% phiếu và lẽ ra sẽ có 300 ghế quốc hội, nhưng 70 ghế phải nhường cho phe đối lập. HCM cũng ra ứng cử tại Hà nội và được 98.4% phiếu bầu

Trong một cuộc hội nghị tháng 11, TƯđã ra nghị quyết hy vọng là Pháp có thể dành độc lập cho Đông dương đểđổi lấy những lợi ích kinh tế. Paris thì lại nghĩ khác và không muốn đàm phán gì trước khi chủ quyền của Pháp được phục hồi. Cuối tháng 9, De Gaul

điện cho Leclerc “Việc của ngài là khôi phục lại sự cai trị của Pháp và tôi rất lấy làm tiếc là ngài vẫn chưa làm điều đó” . Trong khi đó, Leo Pignon và Alessandri lại coi H là

người có bản lĩnh, tin cậy và đáng đàm phán. Cedile cũng điện từ Sài gòn cho rằng có nhiều phần tử ôn hoà trong chính phủ và nên đàm phán. Ngày 10/10 Paris điện cho Alessandri đề nghị thương lượng với Hà nội về các vấn đề trên toàn Đông dương. Hai ngày trước đó, Jean Sainteny trở lại Việt nam với tư cách đại diện toàn quyền cho Pháp tại Bắc bộ và Bắc Trung bộ, sau chuyến đi sang Ân độ thăm tướng D’Argenlieu để xin từ

chức vì bất mãn, bị từ chối. Sainteny ở trong toà nhà Ngân hàng Đông dương. Sainteny gặp H lần đầu tiên vào giữa tháng 10 cùng với một quan chức thực dân cũ là Pignon. H đi cùng với bộ trưởng văn hoá Hoàng Minh Giám. Mặc dù là người đàm phán cứng rắn và yêu nước Pháp, Sainteny rất kính trọng H và tựđáy lòng, ông này cảm thấy H thân Pháp. Nhiệm vụ của Saiteny là thuyết phục để H đồng ý cho quân Pháp quay trở

lại Bắc bộ, đổi lấy việc Pháp sẽ thương lượng đểđuổi Tưởng đi. Tại lúc đó, tướng Leclerc đang có 8000 quân ở Nam bộ từ Sưđoàn số 2 đã nổi tiếng trong chiến dịch Normandy. Pháp không dễ dàng tràn vào bằng vũ lực bởi ngoại trừ sự chống đối của Việt minh, còn có hơn 30000 quân Tưởng đang thong thả “giải giáp” quân Nhật. S đã cảnh báo chính phủ Pháp “tuyệt đối chưa dùng vũ lực, vì sẽ vấp phải sự chống đối mạnh mẽ”. Ngay từđầu, H đã thành thật thú nhận là ông không yêu cầu độc lập ngay lập tức. Ông

đồng ý để Pháp quay lại với một chân trong liên hiệp Pháp nếu Pháp đồng ý độc lập trong vài năm tới. Nhưng mọi việc không dễ dàng, rắc rối đầu tiên là câu chữ, H đề nghị phải dùng chữ “Independence” trong văn bản cuối cùng, trong khi đó De Gaul không chịu chấp nhận. Leclerc, sau khi đi thăm tướng Mountbatten về, định hoà giải bằng cách đề

nghị Paris có một thể chế phù hợp cho Đông dương sau chiến tranh ( ông này dùng chữ

“Autonomie”), liền bị De Gaul chửi mắng thậm tệ “Nếu tôi mà nghe mấy thứ nhảm nhí này thì đế quốc Pháp đã tiêu vong lâu rồi. Hãy đọc thật kỹ câu chữ trong tuyên bố tháng 3 của Pháp vềĐông dương”. Vấn đề gây tranh cãi thứ hai là quy chế của Nam bộ, H muốn gộp chung cả vào đàm phán nhưng Saiteny cho rằng dân chúng ở thuộc địa cũ của Pháp này phải được tự do lựa chọn thể chế cho mình. Cả hai tranh cãi liên miên mấy tuần liền trong căn phòng mịt mù khói thuốc. Sainteny hút tẩu sang trọng, còn H hút đủ thứ

thuốc Tàu, Mỹ và Gaulois Pháp. Thỉnh thoảng H xin nghỉđể hội ý với chính phủ mình, hoặc xin ý kiến “Cố vấn” Vĩnh Thuỵ. Thái độ của H với Bảo đại làm S và nhiều người khác ngạc nhiên. H bao giờ cũng tỏ ra rất lễ phép. H còn mắng cán bộ của mình đã gọi là “ông cố vấn” mà không phải là “thưa Ngài”. Có lần H còn đề nghị Bảo đại làm người

đứng đầu nhà nước trong tương lai. Như cố ván tối cao, BĐ dự tất cả các cuộc họp chính phủ và cảm thấy nhưở nhà, kể cả trong quan hệ với những kẻ cứng rắn như bộ trưởng tuyên truyền Trần Huy Liệu, trước đây đa số thời gian là sống ở Nga hoặc trong tù. Thoạt tiên BĐ có cảm tình với H so với mấy tay đối lập bám đít Tưởng. Ông chủ tịch yếu đuối và mềm dẻo này , thích nói chuyện văn thơ hơn chính trị và có vẻ giống một nhà nho hay thầy đồ hơn là điệp viên của QTCS hay chủ tịch nước. Dần dần BĐ cũng nhận ra bộ mặt thật của H và chính phủ. Khi nghe tin Phạm Quỳnh và Ngô Đình Khôi bị bắt, BĐđã phản

đối và đề nghị thả. H ậm ừ nói rằng nhân dân sẽ không hiểu (hai ông này đều bị thủ tiêu). Khi xung đột giữa các phe phái tăng cao, BĐđược cửđi Thanh hoá lánh nạn. Trở về, ông

được bầu vào đại biểu quốc hội và thỉnh thoảng theo H đi thăm thú để nhân dân thấy rằng ông vẫn còn sống.

Trong những tuần đầu 1946, dưới vỏ bọc của chính phủ liên hiệp mới, H nối lại các cuộc thương lượng với S. Cũng quãng thời gian đó, Kenneth Landon, chuyên gia về các vấn đề

châu á của vụĐNA Bộ ngoại giao Mỹđến Hà nội để tìm hiểu tình hình. S hứa với Landon rằng chính phủ Pháp sẽ tìm cách hoà giải với Việt nam. Nhưng H lại không lạc

quan khi trao đổi riêng với Landon. H nghi ngờ sự thành thật của chính phủ Pháp và khẳng định quyết tâm sắt đá của VN giành lại độc lập. H nhờ Landon chuyển bức thư cho tổng thống Truman kêu gọi Mỹủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt nam, trong bối cảnh Mỹđang chuẩn bị trao trả lại độc lập cho Philippinesxcii. Những nghi ngờ

của H đối với Pháp xem ra là có cơ sở. Tại Paris, bộ ngoại giao Pháp thông báo cho đại sứ Mỹ Jefferson Caffery rằng Pháp sẽ “thoáng” trong đàm phán, tuy nhiên vấn đềđộc lập hoàn toàn của Việt nam chưa được xét đến lúc này. Trong báo cáo sau đó cho

Washington, Caffery nhận xét: chính sách vềĐông dương của chính phủ Pháp đang bị

một số viên tướng thủ cựu lũng đoạn.

Tuy nhiên tình hình biến chuyển theo chiều hướng có lợi cho đàm phán. Paris cần một số

tiến bộ tại Hà nội để hỗ trợ cho cuộc đàm phán với Tưởng ở Trùng khánh về việc quân Pháp sẽ thay thế quân Tưởng ở Bắc bộ. Chính phủ xã hội mới của Felix Guin thay thế De Gaul cũng tỏ ra mềm mỏng hơn. D’Arengenlieu quay về Pháp để xin ý kiến chính phủ

mới, không quên dặn Leclerc chưa vội nhượng bộ với chữ “Independence”. Ngày 14/2, Leclerc điện về Paris “đang có cơ hội để chính phủ Pháp ra tuyên bốủng hộ việc dùng chữĐộc lập cho toàn Đông dương, nhưng có giới hạn, trong khuôn khổ khối Liên hiệp Pháp”. Đáng tiếc là D’Argenlieu, một người bảo thủđược mệnh danh là “bộ óc thông minh nhất của thế kỷ 12” đã không chấp nhận ý tưởng này.xciii Trước khi từ chức, De Gaul cũng cử bộ trưởng Max Andre sang thăm dò thái độ của H. Theo Pháp, H sẵn sàng chấp nhận sự quay lại của Pháp với một sốđiều kiện.

Mặt khác, H phải đối diện với nhiều sức ép bên trong về việc không được nhượng bộ

Pháp. Báo chí đối lập ra sức đả kích vụ H đàm phán với Pháp, đòi giải tán chính phủ “của bọn phản bội” đang bán đứng quyền lợi dân tộc cho Pháp. H càng khó thoả hiệp trong bối cảnh Pháp càng ngày càng đẩy mạnh chiến tranh tại phía Nam. Tháng 11/1945, mặc dù bị

VM bao vây, Pháp vẫn chiếm thành phố nghỉ mát Nha trang. Vài tuần sau, quân của tướng Alessandri vượt biên giới tại Lai châu, bắt đầu chiến dịch đóng cửa biên giới, cắt

đứt liên hệ của VM với Nam Trung hoa. Khoảng giữa tháng 2/46 Pháp cảnh báo VN phải thoả hiệp nhanh vì hiệp định Hoa-Pháp sắp được ký. 18/2, S điện về Paris thông báo H đã nhượng bộ không dùng chữ “Independence” mà chỉ cần Pháp “công nhận những nguyên tắc tự trị của Việt nam, trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp”. D’A đồng ý trên nguyên tắc. Ngày 20/2, hãng Reuters công bố những điều khoản của hiệp định Trùng khánh sắp được

Một phần của tài liệu SÁCH - HỒ CHÍ MINH MỘT CUỘC ĐỜI (Trang 107 - 126)