Cổ phần Tập đoàn xây dựng và du lịch Bình Minh

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp sản xuất_khóa luận tốt nghiệp (Trang 51)

đoàn xây dựng và du lịch Bình Minh

* Đặc điểm NVL:

Do đặc thù của công việc xây dựng đòi hỏi công ty phải sử dụng một khối

lượng nguyên vật liệu rất lớn, gồm nhiều loại khác nhau.

Theo nội dung kinh tế và công dụng thì toàn bộ NVL được chia thành: + Nguyên vật liệu chính: là đối tượng lao động chủ yếu của doanh nghiệp, là cơ sở vật chất cấu thành nên sản phẩm xây dựng cơ bản, như: gạch, cát, xi măng, sắt thép, tôn tấm, …

+ Vật liệu phụ: là các loại vật liệu có tác dụng kết hợp với vật liệu chính trong quá trình sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm, như: que hàn, đinh, dây buộc, ....

+ Nhiên liệu: là loại nguyên vật liệu có tác dụng cấp nhiệt lượng cho các loại máy móc thi công, phương tiện vận tải, như: xăng, dầu...

+ Vật liệu khác: Các loại vật liệu này do quá trình sản xuất loại ra như gạch vỡ, sắt hỏng, ...

+ Phụ tùng thay thế: Là chi tiết phụ tùng của các loại máy móc thiết bị mà sử dụng để thay thế như: phụ tùng thay thế các loại máy khoan, máy bơm, máy trộn bê tông,... và phụ tùng thay thế cho các loại xe như săm lốp ô tô, ...

* Đặc điểm CCDC:

+ Công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất kinh doanh: là những công cụ phục vụ cho sản xuất như máy khoan, máy xúc, bơm chìm, đà giáo,... và những dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho quản lý như quạt điện, máy tính...

+ Bao bì luân chuyển: Là những bao bì sử dụng nhiều lần, nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh như can nhựa, thùng chứa...

+ Đồ dùng cho thuê: Các loại máy móc thi công như máy phát điện, máy khoan, ...

* Một số NVL – CCDC chủ yếu tại Công ty:

BIỂU 3.1: DANH MỤC NVL - CCDC CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN XÂY DỰNG VÀ DU LỊCH BÌNH MINH

TT Tên NVL – CCDC Số lượng Đơn vị tính

1 Xi măng 47 tấn NNLC002 2 1.500 kg NNLC004 3 Thép phi 6 2.000 kg NNLC005 4 Thép phi 10 1.200 kg NNLC006 5 Gạch đặc 20.000 viên NNLC007 6 Gạch lỗ 15.000 viên NNLC008 7 Đá 50 m3 NNL0001 8 Cát đen 450 m3 NNL0002 9 Cát vàng 500 m3 NNL0003 10 Tôn tấm 2.500 kg NNL0004

11 Máy khoan cọc nhồi 02 cái NNL0005

12 Máy bơm chìm 03 cái NNL0007

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty cổ phần Tập đoàn XD&DL Bình Minh) * Nguồn nhập nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng và du lịch Bình Minh:

Do đặc điểm của công tác xây dựng cơ bản là vật liệu phải được cung cấp

đến chân công trình và được cung cấp từ nguồn mua ngoài là chủ yếu. Khi nhận thầu công trình, công ty thu mua vật liệu trong giới hạn sao cho không quá nhiều gây ứ đọng vốn nhưng cũng không quá ít gây ngừng sản xuất. Đối với hầu hết các loại nguyên vật liệu, thì thường do đội tự mua. Những hợp đồng vật tư do đội ký với người cung cấp thì phải có xác nhận của Giám đốc công ty thì mới có hiệu lực về mua bán.

3.1.2 Thủ tục quản lý, cấp phát nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng và du lịch Bình Minh

3.1.2.1 Thủ tục quản lý

Công tác quản lý NVL – CCDC là một nội dung quan trọng trong việc quản lý doanh nghiệp. Nó là thước đo đánh giá giá trị quản lý doanh nghiệp của

các bộ quản lý.

Thủ kho quản lý NVL – CCDC. Để đảm bảo công tác quản lý NVL – CCDC của doanh nghiệp cần thực hiện các công việc sau:

- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch mua sắm NVL – CCDC thông qua các chỉ tiêu sau: + Lượng NVL – CCDC cần dùng + Lượng NVL – CCDC cần dự trữ + Lượng NVL – CCDC cần mua sắm - Tổ chức mua sắm NVL – CCDC: + Tìm kiếm nhà cung cấp + Ký hợp đồng - Tổ chức vận chuyển và tiếp nhận NVL -CCDC

- Tổ chức quản lý NVL – CCDC trong kho: Đảm bảo toàn vẹn số lượng, chất lượng NVL – CCDC trong kho, ngăn chặn mất mát, hư hỏng.

3.1.2.2 Thủ tục cấp phát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc cấp phát NVL – CCDC trong công ty tiến hành theo 2 hình thức:

+ Cấp phát theo tiến độ kế hoạch (cấp phát theo hạn mức).

+ Cấp phát theo yêu cầu của các bộ phận sản xuất.

Kế toán căn cứ vào yêu cầu cung ứng vật tư của đội thi công công trình thông qua bộ phận kỹ thuật (giám sát công trình), từ đó tiến hành lập Phiếu xuất kho và trình cho Giám đốc xem xét ký duyệt (kế toán giữ 1 bản, 1 bản giao cho thủ kho). Khi nhận được Phiếu xuất kho, thủ kho tiến hành việc xuất kho NVL, CCDC phục vụ cho thi công công trình.

Riêng đối với CCDC:

+ Đối với CCDC có giá trị nhỏ hoặc thời gian sử dụng rất ngắn thì kế toán phân bổ toàn bộ giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng vào chi phí SXKD của kỳ xuất dùng.

+ Đối với CCDC có giá trị lớn hoặc thời gian sử dụng lâu dài thì kế toán phân bổ dần (phân bổ nhiều lần) giá trị CCDC vào chi phí SXKD. Mức phân bổ cho 1 kỳ (1 lần sử dụng) được xác định bằng cách căn cứ vào giá trị và thời gian

(hay số lần) sử dụng dự kiến của công cụ dụng cụ đó.

Hàng ngày hoặc định kỳ thủ kho chuyển Phiếu xuất kho cho kế toán vật tư, kế toán tính giá hoàn chỉnh phiếu xuất để lấy số liệu ghi vào sổ.

3.1.2.3 Phương pháp đánh giá NVL – CCDC của công ty Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng và du lịch Bình Minh

* Giá nhập:

Do công ty nộp thế theo phương pháp khấu trừ nên đánh giá NVL – CCDC mua về theo giá mua trên hoá đơn cộng các chi phí phát sinh trong quá trình mua trừ các khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại. Ta có công thức tính cụ thể sau: Giá thực tế NVL, CCDC nhập kho = Giá mua thực tế + Chi phí thu mua thực tế (nếu có) - Các khoản giảm trừ

Ví dụ: Ngày 10 tháng 09 năm 2014, anh Lê Phan Thành mua 60 tấn xi măng

Bỉm Sơn của Công ty Vật liệu xây dựng Hà Nội theo hoá đơn GTGT số 0089507 như sau: giá mua chưa có thuế GTGT là 84.000.000đ (thuế suất GTGT 10%), tổng thanh toán là 92.400.000đ. Chi phí vận chuyển về đến kho công ty do bên bán chịu.

Như vậy, giá thực tế của 60 tấn xi măng nhập kho là: 84.000.000đ.

* Giá xuất:

Công ty đăng ký với cơ quan chức năng là tính giá NVL – CCDC xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước, để tính giá thực tế của NVL - CCDC xuất kho kế toán căn cứ vào số lượng xuất kho thuộc lô nào và đơn giá thực tế của lô đó. Ta có công thức tính cụ thể như sau:

Giá trị thực tế NVL, CCDC xuất kho = Số lượng NVL, CCDC xuất dùng của lô hàng đó x Đơn giá thực tế của lô hàng đó

Ví dụ: Tình hình vật liệu xi măng trong tháng 09 năm 2014 như sau:

+ Tồn đầu tháng: 52 tấn, đơn giá: 1.395.238đ/tấn.

+ Ngày 21/09/2014: theo yêu cầu của công trình cầu Phù Đổng 2, công ty đã xuất kho cho công trình này 65 tấn xi măng.

Như vậy, giá thực tế của 65 tấn xi măng xuất kho là:

(52 tấn * 1.395.238đ) + (13 tấn * 1.400.000đ) = 90.752.376đ.

3.2 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng và du lịch Bình Minh

Công ty hoạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp kê khai thường xuyên và lựa chọn phương pháp hoạch toán chi tiết NVL - CCDC theo phương pháp ghi thẻ song song.

Ghi chú:

Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng định kỳ: Quan hệ đối chiếu:

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ luân chuyển theo phương pháp thẻ song song. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giải thích:

* Ở kho: Thủ kho dùng ‘thẻ kho’ để ghi chép hàng ngày tình hình nhập –

xuất – tồn kho của từng NVL, CCDC theo chỉ tiêu số lượng. Định kỳ thủ kho gửi các chứng từ nhập – xuất đã phân loại theo thứ tự vật tư cho phòng kế toán.

* Ở phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ (thẻ) kế toán chi tiết vật liệu để theo

dõi tình hình nhập – xuất – tồn hàng ngày.

Cuối kỳ, kế toán tiến hành cộng sổ và tính ra số tồn kho cho từng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đồng thời tiến hành đối chiếu số liệu trên sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ với thẻ kho tương ứng. Căn cứ vào

Chứng từ gốc (phiếu nhập kho,

phiếu xuất kho)

Thẻ kho

Sổ kế toán chi tiết NVL, CCDC

Bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn

các sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ kế toán lấy số liệu để ghi vào bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn vật liệu.

3.3 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng và du lịch Bình Minh

3.3.1 Chứng từ sử dụng

Theo chế độ chứng từ kế toán quy định ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính thì các chứng từ về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mà công ty sử dụng là:

- Hóa đơn GTGT (MS 01 GTKT - 2LN). - Phiếu nhập kho (Mẫu 01-VT).

- Phiếu xuất kho (Mẫu 02-VT).

- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu 03PXK-3LL). - Biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm, hàng hóa (Mẫu 08-VT). - Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa (Mẫu 05-VT). - Bảng phân bổ NVL – CCDC (Mẫu 07-VT)

- Bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn (Mẫu S11-DN) - Thẻ kho (Mẫu S12-DN).

3.3.2 Tài khoản sử dụng

- Để phù hợp với quá trình hạch toán NVL, CCDC ở công ty, kế toán sử dụng các tài khoản như TK 152, TK 153 và một số tài khoản liên quan khác như TK 111, TK 112, TK 133, TK 142, TK 331, TK 621, TK 627, TK 642, …

+ Đối với TK 152 Công ty có sử dụng các tài khoản cấp 2 sau: TK 152(1): nguyên vật liệu chính.

TK 152(2): nguyên vật liệu phụ. TK 152(3): nhiên liệu.

TK 152(4): phụ tùng thay thế. TK 152(8): nguyên vật liệu khác + Đối với TK 153 Công ty sử dụng các tài khoản cấp 2 sau:

TK 153(1): công cụ dụng cụ. TK 153(2): bao bì luân chuyển. TK 153(3): đồ dùng cho thuê.

3.3.3 Sổ sách kế toán

- Sổ Cái TK 152, TK 153 (Mẫu số S03b-DN).

- Sổ chi tiết NVL, CCDC, sản phẩm, hàng hóa (Mẫu số S10-DN).

3.3.4 Quy trình kế toán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quy trình kế toán NVL - CCDC tại Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:

Ghi chú:

Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng định kỳ: Quan hệ đối chiếu:

Sơ đồ 3.2: Sơ đồ quy trình kế toán NVL - CCDC tại Công ty cổ phần Tập đoàn XD&DL Bình Minh

* Giải thích:

Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc (Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, HĐGTGT, Biên bản kiểm nghiệm vật tư, ...), kế toán ghi sổ Nhật ký chung, đồng thời ghi sổ (thẻ) kế toán chi tiết các TK 152, TK 153.

Căn cứ vào Nhật ký chung, kế toán ghi vào sổ Cái TK 152, TK 153.

Cuối tháng, từ sổ (thẻ) kế toán chi tiết TK 152, TK 153, kế toán lên Bảng Chứng từ gốc:

(HĐ GTGT, Biên bản kiểm nghiệm vật tư, Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, …) Sổ Nhật ký chung Sổ Cái TK152, TK153 Sổ, thẻ kế toán chi tiết TK152, TK153 Bảng tổng hợp chi tiết TK 152, TK153 Bảng cân đối số phát sinh

tổng hợp chi tiết các TK 152, TK 153 và kiểm tra đối chiếu với sổ cái TK 152, TK 153.

Từ Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết các TK 152, TK 153, kế toán lên Bảng cân đối phát sinh. Từ Bảng cân đối phát sinh các tài khoản, kế toán lên Báo cáo tài chính vào cuối tháng.

Để hiểu rõ hơn về kế toán NVL – CCDC tại Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng và du lịch Bình Minh, sau đây em xin lấy ví dụ cụ thể về quy trình kế toán NVL – CCDC tại Công ty trong tháng 10 năm 2014:

- Ngày 01 tháng 10 năm 2014, kế toán vật tư nhận được hóa đơn số 0091865 của Lê Phan Thành mua xi măng của Công ty VLXD Hà Nội:

BIỂU 3.2:

HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Liên 2: Giao cho khách hàng

Ngày 01 tháng 10 năm 2014

Mẫu số: 01 GTKT – 3LL LP/2014P

0091865 Đơn vị bán hàng: Công ty Vật liệu xây dựng Hà Nội

Địa chỉ: 44B Hàng Bồ - Hà Nội

Số tài khoản: 3708205033476. Tại ngân hàng: AGRIBANK

Điện thoại: 04 3225 478. MST: 0 5 0 0 4 5 3 3 1 1 Họ và tên người mua hàng: Lê Phan Thành

Tên đơn vị: Công ty cổ phần Tập đoàn XD&DL Bình Minh Địa chỉ: 299 Thanh Vỵ - Thanh Mỹ - Sơn Tây – Hà Nội Số tài khoản: 2203201000094. Tại ngân hàng: AGRIBANK

Hình thức thanh toán: Chuyển khoản. MST: 0 5 0 0 4 4 2 0 2 0 STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vịtính lượngSố Đơn giá Thành tiền

A B C 1 2 3

01 Xi măng Bỉm Sơn Tấn 40 1.405.500 56.220.000

Cộng tiền hàng: 56.220.000

Tổng cộng tiền thanh toán: 61.842.000 Số tiền viết bằng chữ: (Sáu mươi mốt triệu tám trăm bốn mươi hai nghìn đồng ./.)

Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao nhận hóa đơn)

- Căn cứ vào hóa đơn, ban kiểm nghiệm tiến hành kiểm tra số vật liệu vừa mua trên về cả phẩm chất lẫn khối lượng và lập bảng kiểm nghiệm:

BIỂU 3.3:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do – Hạnh phúc ---***--- Mẫu 05-VT Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của BT BTC

BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM VẬT TƯ

Căn cứ vào hóa đơn 0091865 ngày 01/10/2014 của công ty Vật liệu xây dựng Hà Nội giao theo hợp đồng ngày 31/09/2014.

Ban kiểm nghiệm bao gồm:

Ông Nguyễn Gia Hưng: Trưởng ban Ông Nguyễn Văn Sơn: Kỹ thuật Bà Lê Thị Hoa: Thủ kho

Đã kiểm nghiệm các loại:

STT Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư Mã số Đơn vịtính Phương thức kiểm nghiệm SL theo chứng từ Kết quả kiểm nghiệm Ghi chú Số lượng đúng quy cách Số lượng không đúng quy cách A B C D E 1 2 3 F 01 Xi măng Bỉm Sơn NNLC001 Tấn 40 40 0

Ý kiến ban kiểm nghiệm: Số vật tư trên đủ điều kiện nhập kho, đúng số lượng và chất lượng yêu cầu.

Ngày 01 tháng 10 năm 2014

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) - Từ biên bản kiểm nghiệm vật tư, vật tư đã đủ điều kiện nhập kho thì cho nhập kho theo Phiếu nhập kho số 350 ngày 01 tháng 10 năm 2014.

BIỂU 3.4:

Công ty cổ phần Tập đoàn XD&DL Bình Minh

Địa chỉ: Sơn Tây – Hà Nội

PHIẾU NHẬP KHO Ngày 01 tháng 10 năm 2014 Số: 350 Mẫu số 01- VT Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC (ngày 20/03/2006 của BT BTC) TK ghi Nợ: 152 TK ghi Có: 112 Họ và tên người giao hàng: Nguyễn Văn Nam

Theo HĐ GTGT số 0091865 ngày 01 tháng 10 năm 2014

Nhập tại kho: NVL Địa điểm: Kho công ty

STT

Tên, nhãn hiệu, quy

cách vật tư Mã vật tư ĐVT

Số lượng

Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thựcnhập 01 Xi măng Bỉm Sơn NNLC002 Tấn 40 40 1.405.500 56.220.000 Tổng cộng x x x x x 56.220.000

Số tiền (bằng chữ):(Năm mươi sáu triệu hai trăm hai mươi nghìn đồng./.)

Số chứng từ gốc kèm theo: 02.

Ngày 01 tháng 10 năm 2014

Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Ký ghi rõ họ tên) (Ký ghi rõ họ tên) (Ký ghi rõ họ tên) (Ký ghi rõ họ tên)

- Để phục vụ đội xây dựng đang thi công công trình Cầu Phù Đổng 2 cần cung ứng một số vật tư cho quá trình thi công.

BIỂU 3.5:

Công ty cổ phần Tập đoàn XD&DL Bình Minh

Địa chỉ: Sơn Tây – Hà Nội

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do – Hạnh phúc ---***---

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp sản xuất_khóa luận tốt nghiệp (Trang 51)