Thách thức

Một phần của tài liệu Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam qua hoạt động marketing quốc tế của dòng sản phẩm Nokia Lumia (Trang 60 - 62)

- Định giá theo phân khúc sản phẩm Định giá theo giá của đối thủ cạnh tranh

QUỐC TẾ CỦA NHÃN HÀNG NOKIA LUMIA GIAI ĐOẠN 2011 –

3.1.2 Thách thức

Cạnh tranh toàn cầu

Khi mở rộng phạm vi hoạt động ra thị trường thế giới, cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều "đối thủ" hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn. Chưa kể, ngay trên sân nhà, các doanh nghiệp nước ngoài cũng thâm nhập thị trường nhằm chinh phục người tiêu dùng trong nước. Việc vừa tham gia một sân chơi lớn hơn với những đối thủ mạnh, vừa bảo vệ thị phần trong nước sẽ đặt ra nhiều thử thách cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc phân phối nguồn lực và triển khai hoạt động kinh doanh nói chung và marketing nói riêng trên quy mô lớn.

Mỗi thị trường mới có những đặc thù riêng về kinh tế, chính trị, luật pháp, văn hóa, nhân khẩu học, đòi hỏi bất kì doanh nghiệp nào muốn thâm nhập thị trường mới đều phải nghiên cứu kĩ lưỡng và thấu hiểu kỹ trước khi đưa ra quyết định chiến lược cũng như triển khai hoạt động marketing. Bên cạnh đó, thị trường các nước phát triển thường đặt ra những tiêu chuẩn rất nghiêm ngặtvề chất lượng, vệ sinh, bảo hộ lao động… Khách hàng mỗi thị trường lại có nhu cầu, thị hiếu, thói quen mua sắm khác nhau, và khách hàng ngày càng cẩn trọng khi đưa ra quyết định mua hàng, thông tin trên mạng Internet về các sản phẩm trở nên dễ tìm hơn trước, đòi hỏi hoạt động marketing không chỉ tập trung vào sản phẩm tốt mà còn cần xây dựng hình ảnh, thương hiệu, danh tiếng về sản phẩm trên mọi kênh thông tin và mọi điểm tiếp xúc với khách hàng để cạnh tranh được trên thị trường thế giới.

Nguyên liệu tự nhiên cạn kiệt

Các nguồn nguyên liệu tự nhiên dồi dào và dễ kiếm vốn là lợi thế của các doanh nghiệp Việt Nam đang mất dần sau quá trình khai thác và sử dụng không hợp lý. Nếu không tìm cách đầu tư vào công nghệ, phát triển sản phẩm mới để nâng cao lợi thế cạnh tranh vững chắc cho mình, thay vì cạnh tranh bằng giá rẻ với chất lượng thấp, thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ rất khó đứng vững khi đối thủ ở nước ngoài nắm trong tay tiềm lực công nghệ.

Tài chính và đầu tư

Đa số các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn vốn so với nhiều đối thủ nước ngoài là rất nhỏ, chưa kể khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay và đầu tư cũng còn hạn chế, đây là thách thức rất lớn. Để triển khai nhiều hoạt động xúc tiến, phát triển sản phẩm mới, nghiên cứu thị trường nước ngoài, thu hút nhân tài… sẽ gặp nhiều trở ngại.

Trình độ nhân lực còn hạn chế

Mặc dù trình độ chung của người lao động ngày càng được cải thiện nhưng so với số lượng phát minh, sáng chế…. thì vẫn còn ở mức trung bình, ngoài ra chất lượng giáo dục chưa cao cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguồn nhân lực. Hoạt động marketing ở Việt Nam so với thế giới vẫn còn rất non trẻ, kỹ năng, kinh nghiệm quản lý so với thế giới vẫn còn cần phải học hỏi rất nhiều.

Khi tham gia vào sân chơi rộng lớn hơn và đem nhãn hiệu của mình ra thế giới, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự quan tâm đúng mức về việc đăng ký và bảo vệ nhãn hiệu của mình. Việc “ra biển lớn” trước khi thực sự hiểu luật chơi chung của thị trường thế giới và chưa biết cách bảo vệ nhãn hiệu trước nguy cơ bị sao chép, làm giả, cùng với việc chưa xây dựng được thói quen sử dụng dịch vụ tư vấn luật và đăng ký quyền sở hữu trí tuệ sẽ mang lại nhiều thách thức lớn trên con đường đưa thương hiệu Việt đến thành công trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam qua hoạt động marketing quốc tế của dòng sản phẩm Nokia Lumia (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w