- Định giá theo phân khúc sản phẩm Định giá theo giá của đối thủ cạnh tranh
QUỐC TẾ CỦA NHÃN HÀNG NOKIA LUMIA GIAI ĐOẠN 2011 –
3.1 Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam khi triển khai hoạt động marketing quốc tế
động marketing quốc tế
3.1.1 Cơ hội
Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
Toàn cầu hóa sẽ tạo ra những khả năng mới, những cơ hội mới để nâng cao năng suất, sản lượng và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh; mở rộng được thị trường quốc tế cho hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố sản xuất; do vậy tăng khả năng tiêu thụ và tiếp cận các nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh quốc tế (nguyên liệu, vốn, công nghệ, kinh nghiệm…), tạo cơ hội để khách hàng được thụ hưởng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng với giá cạnh tranh.
Hội nhập kinh tế quốc tế - gia nhập những sân chơi chung như WTO, APEC, và sắp tới là Hiệp ước TPP… tạo động lực xóa bỏ những rào cản về thương mại, thuế quan; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các sản phẩm và doanh nghiệp; tạo điều kiện để các nhà hoạch định chiến lược nắm bắt tốt hơn tình hình và xu thế phát triển của toàn ngành kinh doanh nói chung và hoạt động marketing nói riêng, từ đó có thể đề ra chiến lược phát triển phù hợp với xu thế của thế giới.
Phân công lao động quốc tế sâu sắc
Phân công lao động quốc tế là quá trình tập trung hoá sản xuất và cung cấp một loại hoặc một số loại sản phẩm và dịch vụ tại doanh nghiệp, dựa trên cơ sở những ưu thế của doanh nghiệp đó về vốn, công nghệ và nhân lực để đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa và thị trường các quốc gia khác, thông qua các hoạt động kinh tế đối ngoại, trong đó thương mại quốc tế đóng vai trò trọng tâm. Phân công lao động quốc tế sâu sắc đang thúc đẩy mỗi doanh nghiệp, mỗi nước khai thác tốt nhất lợi thế của mình về các nguồn lực, đặc biệt về các nguồn nhân lực và tài nguyên. Mức độ chuyên môn hóa ngày càng cao, người lao động tích luỹ kinh
nghiệm, kỹ năng sản xuất, nâng cao tri thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng quản lý... và một lĩnh vực cụ thể.
Sự phát triển của khoa học công nghệ phát triển
Công nghệ là yếu tố then chốt làm nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ. Khoa học công nghệ phát triển nhanh tạo động lực giúp sản phẩm của doanh nghiệp có được lợi thế trên thị trường, tăng khả năng thâm nhập thị trường của sản phẩm và xây dựng lòng trung thành của khách hàng. Mặc dù có nhiều lĩnh vực đã được các nước, các doanh nghiệp trên thế giới triển khai áp dụng từ rất lâu, các doanh nghiệp Việt Nam đi sau vẫn có thể rút ngắn phần nào khoảng cách nếu biết đón đầu nghiên cứu công nghệ mới với cả thế giới, hoặc tiếp cận trực tiếp với công nghệ nguồn.
Môi trường hoạt động không ngừng mở rộng
Môi trường hoạt động được mở rộng về không gian địa lý và phương tiện thông tin, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận với thị trường rộng lớn hơn không chỉ ở trong nước mà còn mở rộng ra toàn cầu; cơ hội tương tác với khách hàng vào tạo điểm tiếp xúc với thương hiệu không chỉ qua các phương tiện truyền thống như báo, đài, TV, điểm bán, ngoài đường phố, mà còn qua mạng Internet và điện thoại di động. Khả năng tương tác và thời gian sử dụng các kênh digital ngày càng tăng, giúp doanh nghiệp có cơ hội triển khai hoạt động marketing qua kênh này với chi phí thấp hơn, kiểm soát hiệu quả tốt hơn và tương tác sâu hơn với khách hàng hoặc công chúng tiềm năng.