Sau chiến tranh thế giới thứ II

Một phần của tài liệu Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản tại Việt Nam (Trang 41)

Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, đặt ra những yêu cầu cải cách mới mà trước hết là giải thể các Zaibatsu. Kết quả của việc giải thể các Zaibatsu sau chiến tranh thế giới thứ II là sự xuất hiện một lớp doanh nhân và các nhà quản lý mới. Lớp doanh nhân và các nhà quản lý này có khả năng đưa ra một tầm nhìn rộng về sự phát triển của công nghiệp. Trên cơ sở tiếp thu tư tưởng của phương Tây về tầm quan trọng của cơ chế thị trường, việc giải tán các Zaibatsu đã tạo ra một hệ thống thị trường cạnh tranh cho Nhật Bản. Tuy vậy, các quan hệ ràng buộc trong các Zaibatsu, giữa các công ty có liên quan với nhau, cùng với các nguyên tắc tổ chức bắt rễ sâu vào truyền thống dân tộc và sự hình thành mạng lưới giữa mọi người về thực chất vẫn còn nguyên vẹn.

Cuộc chiến tranh của Mỹ ở Triều Tiên (1950 – 1953) và hoàn cảnh quốc tế thuận lợi của thập kỷ 1950 đã trở thành một cơ hội, góp phần đẩy nhanh sự phát triển của TNCs Nhật Bản. TNCs Nhật Bản không chỉ đơn thuần góp phần cung cấp lương thực, thực phẩm, quân trang, quân dụng cho

quân đội Mỹ mà còn trên cơ sở điều kiện thuận lợi này đã mở rộng sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm và phục hồi các quan hệ vốn có của TNCs Nhật Bản vốn là những công ty được thành lập do sự giải thể của các Zaibatsu chủ chốt. Các quan hệ này được phát triển trong kinh doanh và vươn tới các ngân hàng, nơi mà từ trước họ đã có các quan hệ tài chính, kết hợp với nhau lập xí nghiệp liên doanh. Các quan hệ đó là điểm khởi đầu để TNCs Nhật Bản lũng đoạn các công ty “Chính sách quốc gia” do chính phủ lập ra và tham gia vào việc hoạch định cũng như thi hành các chính sách kinh tế của chính phủ sau này.

Quá trình phục hồi và phát triển của TNCs Nhật Bản, chính thức được bắt đầu kể từ nửa cuối thập niên 1950. Trong thời kỳ này đã diễn ra hàng loạt các cuộc sáp nhập của các công ty con để tạo ra một công ty lớn hơn, có khả năng sản xuất kinh doanh đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Vào năm 1954, 3 công ty con của Mitsubishi đã sáp nhập thành một công ty lớn hơn. Năm 1955, Mitsui đã sáp nhập vào Mitsui Busan; Takaski Maya Iide sáp nhập vào Maruei là công ty lớn nhất thuộc tập đoàn tám công ty vùng senba sáp nhập vào Nichimen… Về thực chất đây là quá trình tập trung hoá, độc quyền hoá, là khởi điểm hình thành các Cartel, Cyndicat, Trust, Concern và Conglomerate. Quá trình đó được diễn ra dưới sự bảo trợ về chính sách của chính phủ, đánh dấu bước khởi đầu sự bành trướng kinh tế của Nhật Bản trong khu vực và trên thế giới.

Quá trình xuyên quốc gia hoá của TNCs Nhật Bản được thực hiện qua các phương thức cơ bản: Cắm nhánh, chuyển giao công nghệ qua thương mại quốc tế, hợp nhất – sáp nhập giữa các công ty. Đó là những phương thức riêng biệt song lại thống nhất và tạo tiền đề cho nhau trên cơ sở các điều kiện của tái sản xuất quốc tế và diễn ra nhanh chóng. Tổng phương thức mở chi nhánh và chuyển giao công nghệ của các công ty từ nước này sang nước khác thì

TNCs Nhật Bản triển khai hai hình thức chủ yếu là mở chi nhánh hoặc lập các công ty liên doanh là cơ bản.

Cơ cấu cơ bản của TNCs Nhật Bản, đặc biệt nổi bật thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ II là cơ cấu độc quyền. Các tổ chức độc quyền này không chỉ thống trị trong các ngành như: Gang, thép, điện máy, kiến trúc, mà còn vươn sang các ngành sản xuất khác. Kể từ năm 1995, tư bản độc quyền của Nhật Bản được tổ chức lại, ở thời kỳ này, kết cấu độc quyền đã hình thành về cơ bản ở hầu hết các ngành kinh tế. Quá trình tích tụ và tập trung tư bản của TNCs Nhật Bản cũng như TNCs khác trên thế giới là quá trình chuyển biến từ các cách thức cổ điển sang các cách thức hiện đại. Các tập đoàn tư bản Nhật Bản đã mở rộng các quan hệ gia đình sang các quan hệ mới – quan hệ nội bộ công ty. Trong quan hệ mới, nhân viên trong công ty trở thành bộ phận của doanh nghiệp gia đình dưới hình thức cổ đông.

Tỷ trọng trao đổi thương mại quốc tế của Nhật Bản chiếm trong tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ di chuyển trên thế giới từ 14,7% (năm 1990) đã tăng lên 18,3% (năm 2000) và dự kiến sẽ đạt 24,4% (năm 2010), trong đó chủ yếu là do TNCs Nhật Bản thực hiện. Trong tổng mức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của thế giới đạt 15.000 tỷ USD vào năm 2000, Nhật Bản chiếm 4.500 tỷ USD. Tỷ trọng các ngành chế tạo Nhật Bản trong sản xuất ở nước ngoài từ 6,4% (năm 1990) đã tăng lên 11,8% (năm 2000) và sẽ đạt khoảng 20,9% (2010). Sự phát triển đó có tác động cực kỳ phức tạp trong các lĩnh vực khác nhau của nền sản xuất.

Trong những năm gần đây, hoạt động liên hợp giữa TNCs Nhật Bản nói chung diễn ra theo các hướng chủ yếu sau:

1. Liên hợp lỏng lẻo không góp vốn, thực hiện thông qua các hợp đồng về sản xuất, tiêu thụ, chuyển giao kỹ thuật, hợp tác nghiên cứu.

2. Liên hợp theo chế độ cổ phần, các bên mua cổ phần của nhau hoặc đơn phương mua cổ phần.

3. Cùng góp vốn lập xí nghiệp hợp tác kinh doanh.

Có thể nói, TNCs Nhật Bản dù tồn tại dưới hình thức nào đều là kết quả của quá trình tích tụ và tập trung tư bản trong sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực dịch vụ… trên quy mô quốc tế, chúng được hình thành dưới tác động của các nguyên nhân kinh tế, chính trị và xã hội đang ngày càng biến đổi một cách sâu sắc, trong đó lợi nhuận cao là mục đích theo đuổi tối hậu của chúng và là đến lượt chúng, TNCs Nhật Bản lại thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung vốn, đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá, khu vực hoá nền kinh tế thế giới.

Một phần của tài liệu Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản tại Việt Nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)