Sự khan hiếm nguồn nhiên liệu

Một phần của tài liệu Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản tại Việt Nam (Trang 25)

Quần đảo Nhật Bản nằm trong vùng Thái Bình Dương có diện tích là 377.800km2, dân số khoảng 130 triệu người. Hiện Nhật Bản chiếm 1/10 tổng số núi lửa còn đang hoạt động trên thế giới, động đất thường xuyên. Nước Nhật ngoài đá vôi và khí Sunfua có rất ít tài nguyên khoáng sản. Tuy có mỏ than ở Hokkaido và Kyushyu nhưng chất lượng kém và chỉ cung cấp được 15% số lượng tiêu thụ. Hầu hết các nguyên, nhiên liệu chiến lược đều phải nhập khẩu gần như tuyệt đối. Ví dụ như 99% dầu lửa phải nhập khẩu, đặc biệt là từ Trung Đông, nước Nhật cũng có các mỏ sắt, đồng, vàng, bạc, chì… nhưng trữ lượng cũng rất ít. Có thể nói rằng điểm yếu này đã khiến cho nền kinh tế khổng lồ của Nhật rất dễ bị ảnh hưởng nặng nề trước biến động kinh tế, chính trị và tự nhiên của Thế giới. Việc Nhật Bản khan hiếm các nguồn tài nguyên có nghĩa là để công nghiệp hoá thành công, Nhật Bản phải nhập khẩu một khối lượng lớn nguyên liệu và xuất khẩu các hàng chế tạo. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đó, đã hun đúc tạo nên ở người Nhật những cá tính điển hình đậm nét, đó là sự cần cù, chịu khó, sáng tạo và trung tín. Nó trở thành một biểu tượng của tinh thần võ sĩ đạo và tính cấu kết cộng đồng của người Nhật. Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến triết lý kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản.

Trong hoàn cảnh khó khăn về nguyên liệu và khoáng sản như vậy, để phát triển kinh tế đất nước cũng như của mỗi doanh nghiệp, tất cả các chủ thể kinh doanh của Nhật Bản đều tìm mọi cách hướng ra bên ngoài, lấy thị trường thế giới làm địa bàn hoạt động chính yếu.

Một phần của tài liệu Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản tại Việt Nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)