Chuyển giao công nghệ quản lý

Một phần của tài liệu Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản tại Việt Nam (Trang 71)

Trong quá trình chuyển giao công nghệ cũng giống như việc di chuyển một thực vật sống đến một địa điểm mới, để có thể tồn tại được, người ta phải tạo ra một môi trường sống tương tự như một môi trường cũ của nó. Như vậy, để công nghệ Nhật Bản có thể phát huy được tác dụng tại Việt Nam, bên cạnh việc đưa các chuyên gia kỹ thuật và quản lý sang trực tiếp làm việc tại các công ty đầu tư, Nhật Bản còn phải trực tiếp đào tạo nên một đội ngũ nhân công có khả nang vận hành, bảo quản, sửa chữa… những dây chuyền công nghệ đó.

Thông qua đầu tư trực tiếp, TNCs Nhật Bản đã mang lại cho ASEAN những công nghệ tồn tại dưới dạng vật chất và công nghệ tồn tại dưới dạng vốn nhân lực nêu trên. Lúc đầu, vì khả năng tích luỹ trong nước rất hạn chế, nên tầm quan trọng chủ yếu của FDI của TNCs đối với Việt Nam chỉ là nguồn vốn đầu tư. Khi các nguồn vốn đầu tư trong nước đã trở nên dồi dào hơn thì FDI được coi là một cách hữu hiệu để bổ sung những yếu tố cần thiết cho quá trình công nghiệp hóa hiện vẫn còn thiếu trong nền kế hoạch quốc dân. Những yếu tố đó là: (1) kỹ năng quản lý và đội ngũ công nhân lành nghề; (2) khả năng tiếp thị cũng như mối quan hệ làm ăn với người nước ngoài; (3) kỹ thuật sản xuất - bí quyết công nghệ và khả năng nghiên cứu và phát triển…

Sự thành công của Việt Nam ngày nay cho phép chúng ta khẳng định rằng trong một chừng mực nào đó, Việt Nam đã từng bước nhận được các yếu tố trên thông qua FDI.

Một phần của tài liệu Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản tại Việt Nam (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)