Trƣớc chiến tranh thế giới thứ II

Một phần của tài liệu Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản tại Việt Nam (Trang 40)

Thời kỳ Minh Trị năm 1868 đánh dấu sự sụp đổ của các lực lượng bảo thủ trong xã hội Nhật Bản và thiết lập quyền lực của các nhà lãnh đạo có quyết tâm hiện đại hoá nền kinh tế đất nước. Việt áp dụng các kỹ thuật mới vào công nghiệp, việc thực hiện cải cách sâu rộng về kinh tế, chính trị, giáo dục, quá trình phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế: hệ thống giao thông kể cả đường sắt và đường thuỷ, đường biển; việc kiến tạo các ngành công nghiệp mới đã đẩy nhanh quá trình tan rã của hệ thống quản lý kinh tế dưới sự thống trị theo kiểu “Samurai” của giới quân sự, hình thành một thể thức mới thay thế cá tập đoàn “Samurai” trong cơ cấu hình thành các thành phần kinh tế Nhật Bản. Nói cách khác, những nền tảng đầu tiên cho sự hình thành các Zaibatsu đã bắt đầu xuất hiện. Đặc điểm chung cả các Zaibatsu là được hình thành từ các tổ hợp Sôgo Shosha (Công ty thương mại tổng hợp) và là một công ty con của các Sôgo Shosha tham gia vào hoạt động kinh tế mũi nhọn và để rồi trở thành trụ cột của các Sôgo Shosha. Trong số các Zaibatsu hàng đầu của Nhật Bản phải kể tới các tổ hợp Mitsui, Mitsubishi, Sumitomo, Toyota…

Nét đặc trưng lớn nhất trong quá tình hình thành và phát triển của các Zaibatsu Nhật Bản chính là xuất phát từ truyền thống Khổng Tử kiểu Nhật Bản: đó là truyền thống gia đình, huyết thống mang màu sắc của “Samurai”

với lòng trung thành, tính gia trưởng, sự tận tuỵ hết mực kết hợp với tư tưởng cải cách của Phương Tây. Sự tham gia của Nhật Bản vào chiến tranh thế giới thứ II đã làm cho sức mạnh của Zaibatsu tăng hơn nữa và điều đó đã cho phép chúng giành được những vị trí thuận lợi trong chính sách của Chính phủ. Nhờ đó trình độ tập trung tư bản của chúng đã đạt mức cao vào cuối thời kỳ chiến tranh.

Ví dụ, chỉ tính riêng 4 Zaibatsu lớn nhất đã kiểm soát tới 50% hoạt động trong lĩnh vực tài chính, 32% tổng công nghiệp nặng, 11% trong công nghiệp nhẹ, cổ phần của 6 Zaibatsu tiếp theo chiếm 3% trong lĩnh vực tài chính, 17% trong công nghiệp nặng và 6% trong công nghiệp nhẹ; ngành than; tập đoàn tài phiệt Mitsui và Mitsubishi chi phối tới 50% sản xuất.

Một phần của tài liệu Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản tại Việt Nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)