Các dự án của Nhật Bản có mặt tại 42 tỉnh, thành phố của Việt Nam, Nhật Bản tập trung vốn đầu tư vào các địa phương có cơ sở hạ tầng tương đối tốt như tại 6 địa phương: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Phúc. Như Tp. Hồ Chí Minh với 328 dự án với hơn 2,03 tỷ USD tổng vốn đầu tư (chiếm 11,5 % tổng vốn đầu tư), Hà Nội với 273 dự án với hơn 2,65 tỷ USD tổng vốn đầu tư (chiếm 15 % tổng vốn đầu tư), Bình Dương với 139 dự án với hơn 1,2 tỷ USD (chiếm 6 % tổng vốn đầu tư), Đồng Nai với hơn 86 dự án (chiếm 1,42 tỷ USD chiếm 8% tổng vốn đầu tư), Vĩnh Phúc với 17 dự án với hơn 715 triệu USD tổng vốn đầu tư (chiếm 4% tổng vốn đầu tư), Thanh Hóa với 7 dự án với hơn 6,85 tỷ USD tổng vốn đầu tư (chiếm 38% tổng vốn đầu tư).
Qua số liệu thống kê cho thấy các dự án của Nhật Bản cũng như các dự án đầu tư của các nước khác thường tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố có cơ sở hạ tầng tốt, thuận lợi về đường xá giao thông (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Tính đến hết tháng 7 năm 2009, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Bình Dương là 3 địa phương thu hút được nhiều dự án đầu tư của Nhật Bản nhất nhờ vào ưu thế về cơ sở hạ tầng tốt và chính sách thông thoáng, cởi mở. Chỉ riêng 3 địa phương này đã thu hút 740 dự án với tổng vốn đầu tư đạt hơn 5.92 tỷ USD, chiếm 33,58% tổng vốn đầu tư của các địa phương còn lại. Điều đó có được nhờ hàng loạt các hoạt động xúc tiến đầu tư của các tỉnh, thành phố, nhất là ở các địa phương có các khu chế xuất, khu công nghiệp và đang tạo ra một xu thế thu hút đầu tư vào các khu chế xuất, khu công nghiệp tại các địa phương này.