Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 21/9/1973. Tuy nhiên phải đến năm 1992 Nhật Bản mới quyết định nối lại viện trợ cho Việt Nam. Quan hệ giữa Việt Nam – Nhật Bản phát triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực và đã bước sang giai đoạn mới về chất và đi vào chiều sâu. Các mối quan hệ kinh tế – chính trị – văn hoá không ngừng được mở rộng; đã hình thành khuôn khổ quan hệ ở tầm vĩ mô, sự hiểu biết giữa hai nước không ngừng được tăng lên.
Hàng năm đều có những cuộc gặp cấp cao giữa nguyên thủ hai nước, ngoài ra hai bên đã tạo dựng được cơ chế đối thoại ở nhiều cấp cả về chính trị, kinh tế và an ninh – quốc phòng.
Nhật Bản ủng hộ đường lối đổi mới, mở cửa của Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới (vào APEC, WTO, ASEM, vận động OECD giúp Việt Nam về kỹ thuật…); coi trọng quan hệ với Việt Nam, lấy lợi ích và mục tiêu lâu dài làm trọng. Nhật Bản còn ủng hộ Việt Nam trở thành thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2008 – 2009.
Trong quan hệ kinh tế, Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, và là bạn hàng số 1 của Việt Nam. Đến hết tháng 6 năm 2009, đã có 1.113 dự án đầu tư vào Việt Nam với số vốn đăng ký đạt trên 17,566 tỷ USD, vốn điều lệ đạt hơn 5,084 tỷ đô la (chỉ tính các dự án còn hiệu lực). Trong số 62 nước vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, Nhật đứng thứ 4 chỉ sau Đài Loan, Hàn Quốc và Malaysia về số vốn đăng ký nhưng lại đứng thứ 3 về số vốn giải ngân sau Đài Loan và Hàn Quốc.
Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, chiếm khoảng 30% tổng khối lượng ODA của cộng đồng quốc tế cam kết dành cho Việt
Nam. Mặc dù từ năm 2001, Nhật Bản cắt giảm 10% ngân sách ODA nhưng vẫn tăng kim ngạch ODA cho Việt Nam. Hai bên đã thoả thuận chương trình viện trợ lâu dài của Nhật Bản cho Việt Nam nhằm vào 5 lĩnh vực chính là: Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế; xây dựng, cải tạo các công trình giao thông và điện lực; phát triển nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển giáo dục đào tạo và y tế; bảo vệ môi trường.
Quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản mỗi năm thêm khăng khít, nhờ vào sự hiệp lực của Chính phủ và doanh nghiệp hai quốc gia góp phần vào việc cải thiện môi trường đầu tư thông qua hiệp định đầu tư Nhật Bản – Việt Nam có hiệu lực tháng 12/2004 hay Chương trình sáng kiến chung Nhật Bản – Việt Nam hiện đang được thực thi, và Hiệp định Thương mại tự do giữa hai nước đang được tích cực đàm phán đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam được mong đợi sẽ có một bước tiến đáng kể.
1.3. NHÓM NHÂN TỐ VỀ PHÍA VIỆT NAM 1.3.1. Vị trí địa lý và lợi thế so sánh của Việt Nam
1.3.1.1. Lợi thế về vị trí địa lý
Việt Nam là một đất nước có vị trí địa lý rất thuận lợi, án ngữ trên bán đảo Đông Dương là nơi giao thương hàng hải quốc tế từ các nước SNG, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc sang các nước Nam Á, Trung Đông và Châu Phi nên Việt Nam dễ dàng giao lưu về kinh tế và văn hoá với nhiều nước trên thế giới.
Lãnh thổ Việt Nam gồm hai bộ phận: phần đất liền (diện tích 330.991km2) và phần biển rộng lớn gấp nhiều lần so với phần đất liền, nên có nhiều điều kiện phát triển du lịch, vận tải biển viễn thông. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, đặc điểm này đã làm cho thiên nhiên nước ta khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Á, Đông Phi, Tây Phi và tác động
sâu sắc tới các hoạt động kinh tế. Việt Nam nằm ở khu vực đang diễn ra những hoạt động kinh tế sôi động của thế giới. Nền kinh tế của các nước trong khu vực đứng đầu là Singapore, sau đó là Malaysia, Thái Lan có nhiều chuyển biến đáng kể và ngày càng chiếm vị trí cao hơn trong nền kinh tế toàn cầu cũng như ở Châu Á - Thái Bình Dương, và khẳng định vị thế của ASEAN ngày càng tăng cao.
1.3.2.2. Lợi thế so sánh của Việt Nam
Việt Nam là một đất nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú với một vùng thềm lục địa rộng lớn, mở ra khả năng cung cấp nhiều tài nguyên khoáng sản để phát triển nhiều ngành nghề khác nhau. Từ Nông – Lâm – Ngư nghiệp đến các ngành công nghiệp và được trải dài trên toàn bộ lãnh thỗ. Với rất nhiều tài nguyên quý hiếm với trữ lượng đáng kể như: Titan, quặng sắt, boxit, dầu khí, vật liệu xây dựng, than…
Việt Nam còn có sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên với 8 triệu ha đất nông nghiệp, nguồn nhiệt ẩm lớn, tiềm năng nước dồi dào, số lượng các giống loài động vật trên cạn, dưới nước đa dạng, phong phú… là những thuận lợi mà thiên nhiên đã dành cho chúng ta.
Đặc biệt, với dân số khoảng 86 triệu dân, có nền tảng một trình độ học vấn khá cao, mở ra khả năng cung ứng một nguồn nhân công dồi dào với mức chi phí thấp, đồng thời cũng hứa hẹn một thị trường tiêu thụ sản phẩm với sức mua ngày càng tăng trong tương lai… Trong con mắt của nhiều quốc gia, Việt Nam hội tụ đầy đủ những điều kiện cần thiết để hấp dẫn, lôi cuốn TNCs đầu tư vào Việt Nam mà không phải e ngại về những rủi ro bất ngờ trong quá trình đầu tư. Với tiềm năng như vậy cùng với một môi trường chính trị – xã hội ổn định, chính quyền vững mạnh, một chính phủ tạo mọi cơ hội và điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam sẽ là một thị trường
lý tưởng để TNCs tăng cường triển khai các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh.
1.3.2. Quan điểm của Việt Nam đối với việc thu hút TNCs
1.3.2.1. Quan điểm đối với việc thu hút TNCs nói chung
Toàn cầu hoá là xu thế không thể đảo ngược, trong xu thế đó không một quốc gia nào có thể phát triển mà lại không thực hiện mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại, không tham gia vào phân công lao động quốc tế. Nhất là đối với các nước đang phát triển mà thực tế là chậm phát triển, đi sau rất cần vốn, kỹ thuật công nghệ, kinh nghiệm quản lý, thị trường, tiếp thị… thì càng cần thiết phải mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Các công ty xuyên quốc gia, nhất là các công ty xuyên quốc gia lớn thuộc các nước công nghiệp phát triển có đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu trên. Đồng thời, việc đầu tư, mở rộng thị trường vào các nước phát triển đang là mục tiêu chiến lược của các công ty xuyên quốc gia hiện nay. Do vậy, quốc gia nào có chiến lược đúng đắn, có sách lược mềm dẻo, biết cân nhắc lựa chọn và có quan điểm rõ ràng, chính sách giải pháp thích hợp trong từng giai đoạn, để tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, thì có thể thu hút được nhiều TNCs vào đầu tư kinh doanh.
Đối với nước ta, quan điểm về thu hút đầu tư nước ngoài đã được khẳng định rõ và luôn được đổi mới. Điều đó đã được thể hiện trong đường lối kinh tế đối ngoại của Đảng và là cơ sở để xây dựng các quan điểm chính sách đối với việc thu hút TNCs vào Việt Nam.
* Chủ động thu hút các công ty xuyên quốc gia: Tính chủ động trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài là yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của lĩnh vực này có nâng cao tính chủ động thì mới tạo ra được môi trường đầu tư hấp dẫn, mới hướng được hoạt động đầu tư vào những mục tiêu đã xác định trước và như vậy mới hạn chế được sự bị động trong việc thu hút
đầu tư làm cho việc thu hút đạt hiệu quả cao và có ý nghĩa. Tính chủ động phải được thể hiện thông qua việc chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch, chính sách nhằm tạo môi trường đầu tư hấp dẫn và bố trí các dự án theo định hướng của sự phát triển cơ cấu kinh tế.
Mục tiêu của việc thu hút các TNC là nhằm tranh thủ nguồn vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý để phát triển kinh tế. Do đó, chiến lược thu hút đầu tư của các công ty xuyên quốc gia phải phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển đất nước. Trên cơ sở mục tiêu chiến lược đó, căn cứ vào thực lực và khả năng của từng giai đoạn cụ thể đó có thể hoạch định hướng các nhà đầu tư, việc xây dựng các dự án khả thi là cần thiết để chủ động kêu gọi đầu tư. Mục tiêu chiến lược thu hút các TNC còn là cơ sở để định hướng cho việc tạo lập môi trường đầu tư và việc xây dựng khung pháp lý, chính sách khuyến khích cũng là nhằm mục đích đảm bảo thực hiện các mục tiêu. Để chủ động, ngoài việc xây dựng và tạo lập môi trường đầu tư cần có chiến lược, kế hoạch cụ thể. Đặc biệt cần chủ động tạo lập và lựa chọn đối tác đầu tư cũng như lựa chọn hình thức đầu tư thích hợp. Tạo lập đối tượng trong nước là tạo ra các đối tượng tin cậy để các TNC lựa chọn khi vào liên doanh. Đối với nước ta cần khẳng định rằng về lâu dài, việc lựa chọn đối tác đầu tư là các công ty xuyên quốc gia và nên ưu tiên đối với công ty xuyên quốc gia lớn ở các nước công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. Các hình thức đầu tư cần được sử dụng một cách đa dạng như: Hợp đồng gia công, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài; xí nghiệp liên doanh, hình thức BOT, thiết lập các khu công nghiệp, khu chế xuất…
* Vừa hợp tác, vừa đấu tranh để đảm bảo nguyên tắc giữ vững độc lập tự chủ, cùng có lợi: Mục tiêu đầu tư ra nước ngoài của các TNC là đạt lợi nhuận cao và họ luôn tìm cách để đạt được mục tiêu ấy. Đối với nước ta, là nước nhận đầu tư, mục đích của ta là vốn, kỹ thuật công nghệ, thị trường,
nhưng không bị lệ thuộc, bị chèn ép, thiệt hại đến lợi ích quốc gia dân tộc. Trong quá trình hợp tác đầu tư, chúng ta phải vừa hợp tác, vừa đấu tranh để bảo vệ chủ quyền quốc gia (bao gồm quyền độc lập, quyền sở hữu lãnh thổ, quyền lựa chọn chế độ chính trị, xã hội, định hướng XHCN). Thu hút các TNC có nghĩa là chúng ta tham gia vào phân công lao động và hợp tác quốc tế. Trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế dân tộc, giữa các bên đối tác đầu tư là không tránh khỏi, mỗi bên đều phải tuân theo những quy tắc chung và cần có sự nhượng bộ phần nào nhưng chúng ta cũng phải đấu tranh để giành phần lợi cho mình.
Hợp tác với các TNC, thì không thể đạt được tất cả các mục tiêu cùng một lúc trong điều kiện nguồn lực và khả năng còn hạn chế. Việc chấp nhận trả học phí cũng có nghĩa là lựa chọn mục tiêu phát triển theo mô hình mất cân đối về cơ cấu kinh tế, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thâm hụt cán cân thương mại, chênh lệch trong phân phối thu nhập… là khó tránh khỏi. Những vấn đề này chỉ có thể được giải quyết từng bước cùng với quá trình tăng trưởng và phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Nó cũng phụ thuộc vào chính hiệu quả thu hút các TNC gắn với chính sách khôn khéo của mỗi nước. Việc thu hút các TNC chỉ trở thành tất yếu và thực sự có ý nghĩa khi nó đem lại lợi ích cho các bên tham gia theo nguyên tắc cùng có lợi.
Như vậy, trong quá trình thu hút và hợp tác đầu tư với các TNC, một mặt chúng ta phải biết thích nghi với những tập quán và quy tắc quốc tế, mặt khác phải đấu tranh để bảo đảm nguyên tắc cùng có lợi, giữ vững chủ quyền quốc gia, định hướng XHCN và bản sắc văn hoá dân tộc.
* Cần có sự nỗ lực chung của cả Nhà nước và các doanh nghiệp: Sự hấp dẫn các TNC không chỉ ở môi trường đầu tư được cải thiện mà còn phải có được các doanh nghiệp nội địa có năng lực kinh doanh tốt, nơi tin cậy để
họ bỏ vốn đầu tư cùng sản xuất kinh doanh hoặc nhận được cung cấp dịch vụ tại chỗ. Vì vậy, cần có sự kết hợp nỗ lực chung của cả Nhà nước và các doanh nghiệp nội địa.
Nhà nước cần thực hiện xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách kế hoạch để tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng “sân chơi” thuận lợi để vừa kích thước các doanh nghiệp trong nước nỗ lực vươn lên, vừa thu hút được các TNC vào những lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của nền kinh tế. Các doanh nghiệp cần phấn đấu để phát triển và hoàn thiện, nâng cao sức cạnh tranh và trở thành đối tác có tiềm lực để không rơi vào thế bị động, bất lợi, lệ thuộc trong quan hệ đàm phán, hợp tác với các công ty xuyên quốc gia, vươn lên để từng bước hoạt động đầu tư ra nước ngoài, thực hiện xuyên quốc gia hoá trong kinh doanh. Chính các doanh nghiệp trong nước chứ không phải ai khác là người đưa các kế hoạch phát triển của Nhà nước trở thành hiện thực. Sự vươn lên của các doanh nghiệp trong nước để có quan hệ bình đẳng với các TNC sẽ góp phần làm cho nền kinh tế phát triển độc lập, tự chủ, ít bị lệ thuộc vào nước ngoài. Nhà nước chẳng những cần tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng mà còn là người bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp, trên cơ sở đó mà bảo vệ quyền lợi quốc gia dân tộc. Sự nỗ lực chung của Nhà nước và các doanh nghiệp chính là sự nỗ lực phấn đấu vì sự phát triển của đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước manh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh của nước ta.
* Phải nội sinh hoá ngoại lực, hiện đại hoá nội lực để phát triển bền vững lâu dài: Thu hút các TNC là để tăng cường vốn đầu tư, tiếp nhận công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý, thị trường… biến nó thành nguồn lực nội sinh để tăng trưởng và phát triển. Nếu chúng ta không đủ năng lực để biến những cái nhận được từ các TNC thành cái của chính mình và phát huy nó lên thì chúng ta không thể phát triển hoặc phát triển không lâu bền, dòng vốn có
nguy cơ chảy ngược vào các TNC, ngoại lực vào rồi lại ra đi không trở thành yếu tố nội sinh được.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển đất nước đòi hỏi chúng ta phải phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, sử dụng nó một cách có hiệu quả nhất. Ngoại lực chỉ có thể được tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả khi nội lực được phát huy đúng mức của nó. Nội lực được phát huy thì mới có thể thẩm thấu và chuyển hoá ngoại lực thành nội lực, sức mạnh của nội lực mới được nhân lên. Trong điều kiện kinh tế đất nước và thế giới hiện nay, chúng ta muốn phát huy được sức mạnh nội lực thì cần phải biết tận dụng yếu tố ngoại lực, làm điều kiện để tăng cường sức mạnh nội lực của đất nước.
Nội sinh hoá ngoại lực và hiện đại hoá nội lực có thể hiểu là việc tiếp thu và chuyển hoá ngoại lực thành nội lực, làm cho nội lực được phát huy, ngày càng được tăng cường và phát triển. Trong quá trình đó, con người là