Cần đa dạng hóa các hình thức đầu tư để TNCs Nhật Bản lựa chọn. Cũng như đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu chính sách và môi trường đầu tư của mình đến những nước có tiềm năng lớn về FDI, hoặc định ra một số chiến lược, một vài địa điểm có tính chiến lược và các cấp lãnh đạo cao nhất đứng ra tiếp thị.
Hầu hết các chuyên gia trong và ngoài nước đều cho rằng luật đầu tư của Việt Nam cần phải bổ sung thêm một số hình thức đầu tư mới như doanh nghiệp cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam, công ty quản lý vốn, công ty hợp doanh… Hiện có xu hướng mua lại và sáp nhập (M&A) đang phát triển rất mạnh trên thế giới, đặc biệt là trong những hình thức đầu tư nước ngoài khá hiệu quả, nhất là đối với các nước đang phát triển vì thu hút được một số lượng vốn lớn hơn nhiều so với việc
kinh doanh sẽ được tăng lên cao do được tiếp cận với những kinh nghiệm, kỹ năng quản lý tiên tiến hiện đại từ những nước phát triển. Trong thời gian tới, chúng ta cần tập trung nghiên cứu hình thức đầu tư này, đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được phép mua cổ phần của các doanh nghiệp này để họ được tham gia quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước. Chú ý đúng mức đối với những yêu cầu hợp lý của từng TNCs khi họ đầu tư và tham gia vào hoạt động kinh doanh ở nước ta, nhằm đảm bảo sự hợp tác cùng có lợi trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, đồng thời phù hợp với ý đồ chiến lược cũng như cơ cấu tổ chức và quản lý của từng TNCs Nhật Bản.
3.2.5. Hoàn thiện, nâng cao chất lƣợng qui hoạch, mở rộng lĩnh vực đầu tƣ
Qui hoạch FDI phải là một bộ phận hữu cơ trong qui hoạch tổng thể các nguồn lực chung của cả nước, gắn thu hút FDI với phát triển nội lực và đảm bảo an ninh quốc phòng, phát huy lợi thế so sánh của các sản phẩm Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Cần xây dựng danh mục dự án quốc gia kêu gọi FDI theo hướng khuyến khích vào các ngành, lĩnh vực áp dụng công nghệ nguồn. Việc qui hoạch ngành phải phù hợp với các cam kết quốc tê, gắn với qui hoạch vùng và đảm bảo tính hiệu quả. Qui hoạch của từng địa phương cần được dựa trên qui hoạch vùng. Qui hoạch các sản phẩm cụ thể cần được nghiên cứu, xây dựng một cách khoa học trong một khoảng thời gian dài, có tính chất dự báo và làm căn cứ cho việc huy động nguồn lực trong nước và nước ngoài dựa trên qui hoạch ngành và qui hoạch vùng.
Mở rộng lĩnh vực đầu tư đối với đầu tư nước ngoài và hạn chế với các ngành, lĩnh vực hạn chế hoặc cấm đầu tư trên cơ sở khoa học, hợp lý và phù hợp với đòi hỏi của nhà đầu tư, của nền kinh tế cũng như thông lệ quốc tế.
Công bố công khai danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện, danh mục lĩnh vực cấm đầu tư, danh mục địa bàn khuyến khích đầu tư.