Quan điểm đối với thu hút TNCs Nhật Bản

Một phần của tài liệu Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản tại Việt Nam (Trang 34)

Quán triệt chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước về thu hút đầu tư nước ngoài, coi FDI trong đó có FDI của TNCs Nhật Bản là một bộ phận cực kỳ quan trọng, góp phần phát triển kinh tế đất nước, như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Hội thảo xúc tiến đầu tư được tổ chức tại Hà Nội ngày 16/11/2006: “Việt Nam coi đầu tư nước ngoài, trong đó FDI là một bộ phận không tách rời của nền kinh tế Việt Nam”. Thủ tướng cũng nhấn mạnh: “Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục đẩy nhanh hơn việc hoàn thiện thể chế và cải cách thủ tục hành chính để phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường và đòi hỏi của WTO, cũng như của hội nhập kinh tế quốc tế nhằm tạo môi trường thông thoáng, minh bạch và thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư”1

.

Quan điểm của Việt Nam là “nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng” trong phát triển kinh tế đất nước. Song thực tế trong hơn nửa thế kỷ qua, bất kỳ quốc gia nào đạt được các thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế thì quan hệ kinh tế quốc tế của họ rất phát triển, đặc biệt là quan hệ với các nước lớn như Nhật, Mỹ, EU… Chính vì vậy, Việt Nam cần nhận thức sâu sắc vấn đề này và coi quan hệ đối ngoại tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản như là một “Tài sản quý giá” một “bảo bối” trong việc tận dụng ngoại lực, phát triển kinh tế. Tích cực tìm kiếm các giải pháp mở rộng đối tác và quan hệ có sẵn như quan hệ Việt – Nhật. Mặt khác, đầu tư của TNCs Nhật Bản vào Việt Nam là một phần không tách rời của đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Vì vậy, những giải pháp thu hút FDI vào Việt Nam đồng thời cũng là giải pháp căn bản thu hút đầu tư của TNCs Nhật Bản. Bên cạnh việc quán triệt và thực hiện các giải pháp đồng bộ để thu hút FDI trên thế giới, trong đó có FDI từ TNCs Nhật Bản, chúng ta cần tìm ra những giải pháp đặc thù đối với TNCs Nhật Bản nhằm thu hút đầu tư của họ nhiều hơn trong thời gian tới.

* Tiếp tục đẩy mạnh việc cải thiện môi trường đầu tư, sử dụng biện pháp “phân biệt đối xử ưu đãi – ưu tiên khoanh vùng” đối với đầu tư của TNCs Nhật Bản; kinh nghiệm từ các nước thành công trong việc thu hút FDI của TNCs Nhật Bản như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia cho thấy việc làm quan trọng và trực tiếp nhất tác động đến thu hút FDI của TNCs là phải nhanh chóng cải thiện môi trường đầu tư, sau đó đẩy mạnh quảng cáo và tiếp thị về môi trường đầu tư của nước mình…

Ở Việt Nam, Luật đầu tư 59/2005/QH11 ra đời là một bước tiến lớn, tạo bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, nó thường được hiểu là chúng ta giảm thiểu bảo hộ doanh nghiệp đầu tư trong nước. Vậy nên chăng, trong những văn bản dưới luật, cần có những chính sách ưu tiên khoanh vùng cho những TNCs Nhật Bản, ví dụ như: ưu đãi thuế, miễn giảm thuế các loại phí, cắt giảm một số thủ tục pháp lý, nếu được Chính phủ Nhật bảo lãnh… Nên lưu ý là phải “ưu tiên đặc biệt” để họ đi tiên phong, tạo bước đột phá trong triển khai đầu tư hoạt động kinh doanh ở Việt Nam.

---

[1]. Báo lao động ngày 16/11/2006

Những ưu tiên đặc biệt đối với TNCs Nhật Bản nên được áp dụng ngay bởi hai lẽ:

1. Qua tìm hiểu cho thấy, trong những công nghệ mà TNCs chuyển giao cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam thì công nghệ của TNCs Nhật Bản đạt trình độ cao hơn cả, đa phần là công nghệ đạt trình độ trung bình và khá trên thế giới (trong khi TNCs của EU và Mỹ chỉ chuyển giao công nghệ lạc hậu là chính). Vì vậy, Việt Nam sẽ nhanh chóng đi tắt, đón đầu, nắm bắt được công nghệ cao của thế giới phục vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

2. Trong số TNCs đến Việt Nam, TNCs trong lĩnh vực điện máy chiếm đa số, đây cũng là thế mạnh của TNCs Nhật Bản về sản xuất hàng chế tạo mà Việt Nam đang cần. Ngoài vấn đề mức lương công nhân thấp, Việt Nam được coi là thị trường đầy tiềm năng, có sức hút đối với TNCs Nhật Bản với tâm lý, thói quen tiêu dùng của người Việt Nam bấy lâu nay. Sản phẩm tiêu dùng cũng như sản phẩm công nghệ cao của TNCs Nhật Bản được thị trường ASEAN chấp nhận và chiếm ưu thế so với các sản phẩm cùng loại từ các nước công nghiệp phát triển khác. Chính vì vậy, Việt Nam phải làm sao để các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của các chi nhánh TNCs Nhật Bản sản xuất tại Việt Nam chiếm được ưu thế đột phá so với các sản phẩm cùng loại trong khu vực. Từ đó, nó sẽ tạo ra một hiệu ứng lan toả dây chuyền để TNCs Nhật Bản tích cực hơn nữa trong việc dịch chuyển công nghệ sản xuất từ các nước khác hay khu vực khác vào Việt Nam.

Bên cạnh chính sách ưu tiên khoanh vùng đối với đầu tư của TNCs Nhật Bản, cần tích cực chủ động và nhanh chóng cải tiến thủ tục hành chính. Thủ tục hành chính quá chậm, kém hiệu suất cũng làm cho môi trường đầu tư xấu đi dù nội dung của luật rất hấp dẫn. Trong thời đại công nghệ thông tin, mọi giao dịch trên thương trường tiến hành rất nhanh. Tuy nhiên, giữa các công ty có một khả năng nhất định, nhất là các công ty có vốn nước ngoài, tốc độ giao dịch không khác nhau nhiều. Nhưng nổi cộm lên là sự khác biệt trong tốc độ xử lý hành chính của cơ quan nhà nước, nước nào có tốc độ nhanh về mặt này mới chớp được các thời cơ, tăng sức cạnh tranh tổng hợp của cả nước. Việt Nam hiện nay vẫn là một trong những nước kém nhất ở Châu Á về tốc độ cải cách hành chính.

* Đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, quảng cáo ở mọi cấp độ, mọi nơi, mọi lúc với Nhật Bản cần tích cực hơn trong hoạt động “quảng cáo theo địa chỉ”: Trước năm 2002 Việt Nam còn coi nhẹ việc tiếp thị môi trường đầu tư

của mình, từ năm 2002 đến nay, hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại và đầu tư nói chung với Nhật Bản nói riêng được thực hiện rầm rộ dưới nhiều hình thức. Tổ chức hội thảo, giới thiệu tiềm năng, thăm viếng của các chính khách, các đoàn ngoại giao, doanh nghiệp… Trong những ngày giữa tháng 9/2008, cũng có một đoàn công tác của chính phủ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Hoàng Văn Phong dẫn đầu đã có những cuộc tiếp xúc với các TNC hàng đầu của Nhật Bản tại Thành phố OSAKA. Đây không chỉ thể hiện sự quan tâm của TNCs Nhật Bản với môi trường đầu tư của Việt Nam mà còn báo hiệu một triển vọng sáng sủa cho hoạt động thu hút đầu tư của TNCs Nhật Bản vào Việt Nam.

Tuy nhiên, để duy trì nhịp độ này, Việt Nam cần duy trì hoạt động xúc tiến quảng cáo, giới thiệu tiềm năng đầu tư đối với TNCs Nhật Bản như một hoạt động thường xuyên, liên tục vì làm theo “chiến dịch” như trong những năm trước đây. Đặc biệt, chúng ta nên tạo điều kiện và cử người tiếp xúc trực tiếp với đội ngũ lãnh đạo cao cấp của TNCs Nhật Bản. Nghiên cứu chiến lược hoạt động của họ, trình độ công nghệ của họ ở từng lĩnh vực. Từ đó đánh giá chính xác xem ta đang ở “tầng thứ mấy” của “Toà tháp” công nghệ của TNCs Nhật Bản. Mặt khác, cần chú trọng nghiên cứu luật pháp, chiến lược và chính sách của Chính phủ Nhật Bản, nghiên cứu kỹ chiến lược hoạt động của từng TNCs Nhật Bản mình muốn mời gọi đầu tư, hiểu rõ quy mô, loại hình doanh nghiệp trong từng lĩnh vực không chỉ đối với TNCs mà còn đối với cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản để có biện pháp xúc tiến đầu tư, mời gọi bằng được những TNCs, những doanh nghiệp có tiềm năng đối với dự án. * Phải quan tâm hơn đến việc cải thiện điều kiện hoạt động của các dự án và đang được triển khai, “tiêu hoá” triệt để vốn đăng ký từ TNCs Nhật Bản: Các công ty nước ngoài đã đến đầu tư, sẽ mở rộng các dự án hiện tại hoặc đầu tư thêm các dự án mới hay không còn tuỳ thuộc vào tình hình hoạt

động hiện nay của họ. Tình hình này cũng tác động trực tiếp đến quyết định của các nhà đầu tư chưa đến nhưng đang đặt Việt Nam vào trong các lựa chọn và sự so sánh với các nước khác trong khu vực. Điều này là đặc biệt quan trọng vì tính khả thi và hiệu quả của cá dự án đã triển khai có tác động đến nhà đầu tư nước ngoài, nhiều khi là cao hơn rất nhiều so với các hoạt động quảng cáo hay mời gọi khác, vì nó là một biểu hiện cụ thể minh chứng rằng môi trường và điều kiện hoạt động kinh doanh của nước ta là rất tốt.

Tính cộng đồng cao, chú trọng lợi ích lâu dài và thận trọng khi ra quyết định đầu tư nhằm đảm bảo hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh là những đặc điểm nổi bật của TNCs Nhật Bản. Chính vì vậy, cần triệt để minh bạch, rõ ràng, thống nhất khi tiến hành hợp tác với TNCs Nhật Bản. Một đặc điểm văn hoá của người Nhật trong kinh doanh có thể cần thiết lưu ý là “sự trung thành” hay “lòng chung thuỷ” của cán bộ nhân viên.

Tất nhiên, trong số vốn FDI của TNCs vào Việt Nam hiện nay thì vốn của TNCs Nhật Bản có tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký cao nhất, đạt trên 70%. Song chúng ta cần cố gắng để duy trì tỷ lệ này, tiếp tục gia tăng hơn nữa thì mới có cơ sở tin tưởng vững chắc đảm bảo TNCs Nhật Bản tiếp tục mở rộng, tăng cường đầu tư lâu dài vào Việt Nam.

* Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho tăng cường hợp tác kinh tế Việt – Nhật bằng cách tích cực và chủ động xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên trách phục vụ cho các hoạt động kêu gọi đầu tư được đào tạo tại Nhật Bản, tìm cách đưa người đi học tại các cơ sở đào tạo của chính TNCs Nhật Bản; từ thực tiễn cho thấy, nhân tố con người đóng vai trò quyết định sự thành công của nhiều hoạt động quan hệ kinh tế quốc tế. Để đẩy mạnh hợp tác đầu tư với TNCs Nhật Bản, chúng ta cũng phải tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cả chuyên môn và ngoại ngữ.

Thành quả của quan hệ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản không dừng lại ở quan hệ chính trị, ngoại giao kinh tế mà cần mở rộng trên mọi lĩnh vực trong đó có Giáo dục - Đào tạo – Khoa học – Công nghệ. Thực tế, từ các hoạt động quan hệ đầu tư quốc tế cho thấy, nhiều dự án kêu gọi đầu tư thành công là bắt nguồn từ những quan hệ của các cá nhân, đặc biệt với TNCs Nhật Bản. Họ đầu tư vào khu vực nào đó, không chỉ dựa vào tiềm năng của nước sở tại mà cần thiết phải có những con người thấu hiểu họ, mà điều đó có thể là tối ưu nhất khi được học tập, làm việc tại các trường học, cơ sở đào tạo của chính họ hoặc trên đất nước của họ.

Các nước đang phát triển, nhất là các nước Châu Á đang cạnh tranh gay gắt để thu hút FDI. Nước nào cũng tìm các chiến lược mới, biện pháp mới để thu hút FDI nhiều hơn. Việt Nam cần nghiên cứu, học tập các chiến lược và biện pháp hiệu quả của các nước đã từng thành công để nắm bắt và đạt kết quả tốt nhất trong cuộc cạnh tranh này. Đồng thời tích cực tìm tòi, nghiên cứu, huy động tiềm năng của tất cả các chủ thể kinh doanh trong nước để tìm kiếm và đề xuất những giải pháp độc đáo nhằm thu hút có hiệu quả FDI nói chung và FDI Nhật Bản nói riêng phục vụ phát triển kinh tế đất nước.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ CỦA TNCs NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản tại Việt Nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)