2.3.3.1 Tỷ lệ % kim ngạch XK thanh toán qua các NHTM trên địa bàn còn thấp Mặc dù kết quả các dịch vụ tài trợ XK của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã có sự tăng trưởng qua các năm, góp phần tăng thu trong dịch vụ ngân hàng, hỗ trợ về tài chính cho các DN XK trong hoạt động kinh doanh, song tỷ lệ % kim ngạch XK thanh toán qua các NHTM trên địa bàn còn thấp: năm 2008 tỷ lệ này là 32,38%, năm 2009: 32,78%, năm 2010: 48,76%. Như vậy doanh số thanh toán hàng XK thực hiện qua 3 NHTM QD lớn của Thanh Hoá còn rất thấp (dưới 50% kim ngạch XK của Tỉnh). Vậy phần còn lại các DN thanh toán theo phương thức nào và qua các ngân hàng nào? Đây rõ ràng là vấn đề mà các NHTM cần quan tâm, để có giải pháp khai thác tốt hơn nữa các tiềm năng phát triển dịch vụ tài trợ XK của mình.
Căn cứ vào nguồn số liệu XK theo từng DN qua các năm của sở Công thương Thanh Hoá cho thấy:
- Có một số DN có giá trị XK cao chưa có quan hệ thanh toán với các NHTM trên địa bàn như: Công ty TNHH Tiên Sơn, Bỉm Sơn (giá trị XK năm 2010 đạt 8,2triệu USD), Công ty Yotsuba Dress VN (giá trị XK năm 2010 đạt 20 triệu USD)
- Một số doanh nghiệp xuất khẩu chiếu cói, và các hàng thủ công Mỹ nghệ khác ở Huyện Nga Sơn không thanh toán qua các NHTM Thanh Hoá.
- Một số khách hàng tuy có quan hệ thanh toán xuất khẩu chính tại các NHTM trên địa bàn, song không phải tất cả giá trị hàng XK được thanh toán qua các NHTM trên địa bàn, lý do các khách hàng này có quan hệ tài khoản với một số NHTM trên địa bàn khác (chủ yếu là tại Hà Nội) vì lý do:
+ Thuận tiện trong thanh toán với khách hàng đối tác của mình, các DN Thanh Hoá đã mở tài khoản tại cá địa bàn khác và thực hiện thanh toán một phần qua đó.
+ Hơn nữa thực tế quan hệ XNK, có những đối tác nhập khẩu nước ngoài yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu thanh toán qua một ngân hàng cụ thể nào đó của Việt Nam mà họ đã từng có quan hệ.
+ Một lý do nữa là do mối quan hệ ngân hàng đại lý, có những L/C xuất khẩu được thông báo qua các NHTM trên địa bàn khác và việc xuất trình chứng từ cũng được qui định thực hiện tại các ngân hàng thông báo này, hoặc để thuận tiện khách hàng có thể lựa chọn xuất trình chứng từ qua các ngân hàng này để thanh toán, do đó doanh số thanh toán qua các NHTM trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá bị chỉa sẻ.
Song những doanh nghiệp chưa thực hiện thanh toán hàng xuất khẩu qua các NHTM quốc doanh của Thanh Hoá chủ yếu là các doanh nghiệp ở bên ngoài địa bàn thành phố Thanh Hoá, có khảng cách tương đối xa các NTHM trên địa bàn TP. Các NHTM tại chi nhánh huyện chủ yếu là các chi nhánh của NH Nông nghiệp, không thực hiện nghiệp vụ TTQT, tại địa bàn thị xã Bỉm Sơn, có chi nhánh ngân hàng Đầu tư Phát triển và chi nhánh ngân hàng Công Thương, song các chi nhánh này chưa thực hiện TTQT trực tiếp mà phải thựuc hiện qua ngân hàng trung ương, do đó các khách hàng XK trên địa bàn này đã thực hiện thanh toán trên địa bàn Hà Nội.
Trên đây là những nguyên nhân khách quan, song cũng có những nguyên nhân chủ quan, từ những hạn chế của chính các NHTM, dẫn đến một số khách hàng chưa thực hiện thanh toán trên địa bàn tỉnh như:
Các điều kiện cấp tín dụng của các NHTM quốc doanh tương đối chặt chẽ, với các yêu cầu về tỷ lệ tài sản đảm bảo, tỷ lệ ký quỹ khi mở L/C...Đối với khách hàng mới, hồ sơ thủ tục yêu cầu báo cáo của 3 năm tài chính gần nhất, thời gian tiến hành định giá tài sản còn kéo dài, thời gian xử lý các món vay còn chậm, do đó có những đề xuất tín dụng không thực hiện được, trong khi với những khách hàng này lại được các NHTM cổ phần chấp nhận cấp tín dụng, do đó đã không mở rộng được đối tượng khách hàng mới.
2.3.3.2. Các sản phẩm tài trợ xuất khẩu chưa phong phú và đa dạng.
Các sản phẩm tài trợ xuất khẩu hàng hoá thực chất là các sản phẩm tín dụng cung ứng cho khách hàng xuất khẩu. Tuy nhiên hiện nay sự kết hợp giữa tín dụng
và tài trợ thương mại chưa thực sự chặt chẽ. Tín dụng tài trợ xuất khẩu mới chỉ coi trọng phần cho vay mà chưa có các chính sách hay qui định riêng biệt cho đối tượng các khách hàng sử dụng các dịch vụ TTQT và KDNT tại ngân hàng. Khi xem xét một khoản vay tài trợ xuất khẩu cần đánh giá trên lợi ích tổng thể mà khách hàng đó đem lại, bao gồm: lãi suất cho vay, phí dich vụ TTQT, thu trong KDNT và lợi ích từ nguồn tiền gửi khách hàng đem lại.
Từ hệ thống các NHTM đã có những sản phẩm dịch vụ mới như chiết khấu bộ chứng từ theo phương thức L/C, nhờ thu và mới đây năm 2010 BIDV đã cho ra sản phẩm chiết khấu bộ chứng từ theo hình thức TTR. Song trên địa bàn Thanh Hoá, khách hàng xuất khẩu chưa quen với các hình thức này, và thường chưa sẵn sàng tiếp cận các dịch vụ mới của ngân hàng, thay vì tìm hiểu tính năng sản phẩm của dịch vụ mới, để khỏi mất thời gian, khách hàng vẫn lựa chọn những dịch vụ truyền thống như : Khi cần bổ sung vốn lưu động tạm thời thay vì đề nghị ngân hàng chiết khấu bộ chứng từ, khách hàng vẫn sử dụng hình thức xin vay ngắn hạn. Hoặc đối với các hoạt động KDNT, mặc dù ngân hàng đã có những tư vấn cho khách hàng về những nhận định trong xu hướng tỷ giá, song khách hàng vẫn không giám thực hiện các giao dịch kỳ hạn, quyền chọn vì chưa hiểu rõ về nghiệp vụ và vẫn sợ rủi ro khi nhận định của mình là không đúng.
2.3.3.3 Công tác tiếp thị khách hàng của Các NHTM còn hạn chế, chưa có Chiến lược khách hàng cụ thể:
So với giai đoạn trước, giai đoạn 2008-2010 là giai đoạn các NHTM trên địa bàn Thanh Hoá đã thực hiện hiệu quả việc đa dạng hoá khách hàng. Tuy nhiên, chính sách định hướng vào khách hàng chưa thực sự rõ ràng và hầu như mới chỉ dừng lại ở việc cần mở rộng khách hàng mới có hoạt động xuất khẩu. Song chưa xây dựng chính sách khách hàng cho từng nhóm khách hàng cụ thể, chưa có bộ phận chuyên về marketing, tiếp thị khách hàng mới.
So với các NHTM cổ phần, các NHTM quốc doanh về hồ sơ thủ tục thường nhiều hơn, những công việc cần hoàn thiện cho thanh tra, kiểm tra nhiều. Bộ phận tín dụng mất nhiều thời gian trong việc hoàn thiện các hồ sơ thủ tục kiểm tra vốn
vay sau giải ngân, các báo cáo, xử lý các tác nghiệp hàng ngày..., chưa giành thời gian cho việc tìm kiếm khách hàng mới. Bộ phận TTQT thời gian chủ yếu vẫn là tác nghiệp và tư vấn cho khách hàng tại chỗ, chưa thực sự vận động trong việc tìm kiếm và tiếp thị khách hàng mới.
2.3.3.4 Còn hạn chế về trình độ công nghệ, con người và thông tin.
- Về con người: Cán bộ làm nghiệp vụ TTQT của các NHTM tuy đã được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ, nhiệt tình trong công việc, song bản thân hoạt động tài trợ xuất khẩu và TTQT trên địa bàn chưa nhiều, chưa đa dạng, phong phú nên cán bộ làm công tác TTQT và KDNT chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghiệp vụ cũng như chưa có đủ khả năng tiếp thị các sản phẩm dịch vụ, tư vấn, marketing khách hàng.
Trình độ ngoại ngữ của cán bộ đủ để đáp ứng nhu cầu công việc, song có thể nói là chưa ở mức cao để có thể đáp ứng tốt yêu cầu hội nhập trong thời gian tới. Hơn nữa các ngân hàng mới chỉ có đội ngũ cán bộ có thể tác nghiệp và giao tiếp bằng tiếng anh, trong khi một số ngoại ngữ khác nhiều khi cũng rất quan trọng, như tiếng Phát, Nhật, Trung Quốc vì đây là những ngôn ngữ gần đây cũng được sử dụng nhiều trong giao dịch quốc tế và cán bộ ngân hàng cũng cần có ngoại ngữ khác để giao tiếp với các khách hàng là các nhà đầu tư nước ngoài.
- Về điều kiện cập nhật thông tin: trong giai đoạn 2008-2010 cùng với sự mở cửa và hội nhập thế giới sâu rộng của Việt Nam, các cơ hội kinh doanh được mở rộng đối với cả doanh nghiệp và ngân hàng. Nhưng đi cùng với các cơ hội kinh doanh là những rủi ro tiềm ẩn do thiếu thông tin và kiến thức mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của doanh nghiệp. Trong giai đoạn này, các NHTM trên địa bàn Thanh Hoá đã tiếp cận một số giao dịch có dấu hiệu lừa đảo tinh vi, núp dưới danh nghĩa các giao dịch thương mại quốc tế với điều kiện ưu đãi, hấp dẫn. Để phân biệt và nhận diện được các giao dịch lừa đảo đòi hỏi cán bộ phải có kinh nghiệm, được thường xuyên cập nhật thông tin và được đào tạo bài bản. Tuy nhiên đây vẫn là một điểm yếu của các ngân hàng trong thời gian vừa qua. Mặt khác các chi nhánh ngân hàng chưa có điều kiện và
cũng chưa có ý thức để chủ động tìm kiếm và cập nhật thông tin, do vậy nguy cơ đối mặt với các rủi ro lừa đảo trong quá trình hoạt động ngày càng cao.
- Về công nghệ: Với dự án hiện đại hoá ngân hàng, công nghệ của các ngân hàng đã được cải thiện rất nhiều,đẩy nhanh tốc độ thanh toán; hệ thống thông tin, dữ liệu được cập nhật đầy đủ hơn, phục vụ tốt hơn việc quản lý dữ liệu; một số sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử đã được triển khai trong đó có dịch vụ internet banking, home banking, cho phép các khách hàng có đủ điều kiện có thể thực hiện giao dịch tại nhà, song dịch vụ vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm, còn nhiều trục trặc... nói chung chưa đạt tới trình độ công nghệ của một ngân hàng hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế.
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH DỊCH VỤ HỖ TRỢ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THANH HÓA
3.1 Định hƣớng phát triển xuất khẩu của Tỉnh Thanh Hóa và mục tiêu phát triển DV TTXK của các NHTM hƣớng tới 2020.
3.1.1 Định hướng phát triển xuất khẩu hướng tới 2020:
Ngày 05/12/2005 Chủ tích UBND Tỉnh Thanh Hoá đã ra quyết định số 3774/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án “Chương trình phát triển xuất khẩu của tỉnh Thanh Hoá đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”
3.1.1.1 Quan điểm phát triển xuất khẩu hướng tời 2020
- Kiên trì chủ trương dành ưu tiên cao cho xuất khẩu, nhằm đảm bảo cho nền kinh tế của tỉnh phát triển nhanh và bền vững.
- Phát triển tương ứng với tiềm năng và khai thác tối đa lợi thế so sánh của tỉnh, xác định các mặt hàng, các loại hình dịch vụ có lợi thế cạnh tranh để ưu tiên đầu tư phát triển. Tập trung đầu tư gia tăng sản phẩm chế biến, sản phẩm sạch, sản phẩm có hàm lượng cao về công nghệ và chất xám, giảm tỷ trọng nguyên liệu thô trong cơ cấu hàng xuất khẩu.
- Xuất khẩu gắn với nhập khẩu phục vụ yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế của tỉnh, nhằm nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
- Chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại, nhằm tìm kiếm, thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu, khảo sát thị trường tiềm năng, nhu cầu các mặt hàng mới mà địa phương có thể phát triển, để định hướng phát triển, thực hiện chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng phù hợp với nhu cầu thị trường.
- Phát triển xuất khẩu trên cơ sở có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất hàng xuất khẩu, tìm kiếm và mở rộng thị trường, mặt hàng xuất khẩu, để nền kinh tế của tỉnh là nền kinh tế hướng về xuất khẩu, chủ động hội nhập và hội nhập hiệu quả.
- Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá, của doanh nghiệp, coi đây là khâu them chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc mở rộng hoạt động xuất nhập khẩu và hội nhập kinh tế quốc tế.
3.1.1.2 Mục tiêu xuất khẩu hướng đến năm 2020:
- Giá trị xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ đến năm 2010 đạt 350 triệu USD, xuất khẩu bình quân đầu người đạt 91,7USD, tương đương 12,2% GDP bình quân đầu người, năm 2020 tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 900 triệu đến 1tỷ USD trở lên.
- Ổn định vững chắc và không ngừng mở rộng năng lực sản xuất và XK của các cơ sở hiện có, phát triển thêm nhiều cơ sở sản xuất hàng XK mới để có giá trị xuất khẩu tăng trưởng bình quân cho cả kỳ 2010-2020 đạt 9,9 đến 11,1% trở lên.
- Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng hàng nông lâm, hải sản chế biến, hàng công nghiệp tiêu dùng và tiểu thủ công nghiệp thu hút nhiều lao động, hàng hoá, dịch vụ có hàm lượng công nghệ và trí tuệ cao, giảm dần tỷ trọng xuất khẩu khoáng sản và hàng nguyên liệu thô chưa qua chế biến. Tập trung nguồn lực tạo ra một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực, có khối lượng lớn, giá trị cao, có thương hiệu, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Bảng 3.1. Định hƣớng phát triển xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng:
Đơn vị: Triệu USD
STT Nhóm hàng xuất khẩu Mục tiêu đến
năm 2010 Mục tiêu đến năm 2020 Tỷ trọng đến 2010(%) 1 Nông lâm sản, thực phẩm XK 60 125-130 17,14
2 Thuỷ sản xuất khẩu 65 130-150 18,57
3 Công nghiệp và tiểu thủ CN 115 335-385 32,86 4 Khoáng sản, vật liệu xây dựng 50 190-210 14,28
5 Ngành dịch vụ 60 120-125 17,15
Tổng kim ngạch XK 350 900-1000 100
3.1.2 Mục tiêu phát triển dịch vụ tài trợ xuất khẩu hàng hoá của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá hướng tới 2015. trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá hướng tới 2015.
Thực hiện định hướng phát triển chung các ngân hàng hiện đại. Các hệ thống NHTM đang chú trọng theo hướng mở rộng phát triển các hoạt động dich vụ, thay đổi cơ cấu thu nhập trong tổng lợi nhuận của ngân hàng theo hướng tăng dần tỷ trọng thu từ các hoạt động dịch vụ, đặc biệt là đẩy nhanh tỷ trọng thu từ các dịch vụ tài trợ xuất khẩu và các dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Để đạt được mục tiêu trên, từng hệ thống NHTM, đã xây dựng các mục tiêu phát triển trong hoạt động tài trợ xuất khẩu của hệ thống mình, mỗi ngân hàng đều có những mục tiêu cụ thể và chiến lược riêng, và từng chi nhánh ngân hàng, tuỳ vào điều kiện cụ thể trên địa bàn về thì trường xuất khẩu, về nền khách hàng, lợi thế cạnh canh của từng chi nhánh, trên cơ sở mục tiêu tổng thể của hệ thống đã xây dựng kế hoạch phát triển dịch vụ tài trợ xuất khẩu của mình cho những năm tới với định hướng chung dưới đây:
- Nâng cao sức cạnh tranh của các hoạt động dịch vụ tài trợ xuất khẩu, đảm bảo kinh doanh an toàn và hiệu quả cao trong điều kiện hội nhập quốc tế.
- Giữ vững tốc độ tăng trưởng, khẳng định và duy trì vai trò nòng cốt, tiên phong của các NHTM quốc doanh trong hệ thống các NHTM Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ xuất khẩu, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nói chung, hoạt động XK nói riêng.
- Giữ vững nền khách hàng hiện có, mở rộng đối tượng khách hàng mới xuất khẩu