Giải pháp đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh XK

Một phần của tài liệu Hoạt động hỗ trợ xuất khẩu tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 101)

Để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng hỗ trợ XK tại các NHTM thì vai trò của chính các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XK có tính quyết định rất lớn. Chính các doanh nghiệp này sẽ tạo lên các quan hệ tín dụng có lành mạnh hay không. Vì vậy ngoài kiến nghị lên các cơ quan quản lý vĩ mô thì sự phối hợp đưa kiến nghị tới các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh XK là hết sức cần thiết để tạo lên sự đồng bộ, nhịp nhàng trong tất cả các công việc. Trước hết:

- Các doanh nghiệp phải tự mình đổi mới chính mình để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, phải khai thác tối đa nguồn vốn tự lực của mình và huy động các nguồn vốn khác phục vụ cho các phương án sản xuất kinh doanh với các yêu cầu tiết kiệm, đúng mục đích, đúng đối tượng và sử dụng vốn có hiệu quả.

- Vấn đề đầu tiên và cơ bản nhất đối với doanh nghiệp là tìm giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động. Hiệu qủa hoạt động của doanh nghiệp không đơn thuần chỉ là hiệu quả kinh tế mang lại, mà đối với các doanh nghiệp XK nói riêng cần phải xét tới khía cạnh tiếp cận thị trường quốc tế và thực tiễn kinh doanh quốc tế trong các

lĩnh vực quy trình công nghệ, khả năng quản lý, các chính sách đào tạo, nghiên cứu mở rộng thị trường.

- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cần có tầm nhìn dài, đón đầu được xu hướng thay đổi của nhu cầu thị trường khu vực và thế giới. Trên cơ sở đó thực hiện việc đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, nghiên cứu thiết kế sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu. Cần đầu tư thoả đáng có hiệu quả công tác nghiên cứu và triển khai coi đây là khâu then chốt để có thể đột phá vào thị trường quốc tế bằng chất lượng sản phẩm và giá cả.

- Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Làm công cụ hữu hiệu nhằm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc đạt được chứng chỉ ISO là giấy thông hành cần thiết để doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và tham gia vào thị trường khu vực, thị trường thế giới. Để các sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam được tôn vinh và tự hào mang nhãn mác “Made in Viêtnam”, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tạo dựng và duy trì được nề nếp quản lý kỹ thuật, huấn luyện và nâng cao kỹ năng, tác phong, kỷ cương công nghiệp cho lực lượng công nhân và kỹ thuật viên. Chất lượng sản phẩm phải đượng bảo đảm trong suốt quá trình sản xuất với sự đóng góp của nhiều yếu tố có liên quan chứ không chỉ do kiểm tra mà có.

- Do trình độ còn non yếu trong lĩnh vực ngoại thương của các doanh nghiệp XK - các cán bộ phụ trách XK, nên đã tạo ra những bất lợi cho chính doanh nghiệp và ngân hàng. Để khắc phục nhược điểm này thì không còn cách nào khác là doanh nghiệp phải tự nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình như: các nhà XK phải có trình độ về ngoại thương và thanh toán quốc tế; đào tạo một đội ngũ nhân viên trẻ có năng lực, có nghiệp vụ chuyên môn cao, trình độ ngoại ngữ tốt để có thể trực tiếp ký kết các hợp đồng ngoại thương mà không xẩy ra những thiệt hại do thiếu hiểu biết các điều khoản quốc tế, cũng như các phương tiện tín dụng quốc tế hiện đại; đưa cán bộ đi dự các lớp nâng cao trình độ nghiệp vụ do các trường đại học hoặc các tổ chức trong và ngoài nước đào tạo; mời chuyên gia về giảng dậy và tư vấn trong lĩnh vực ngoại thương; cần có chế độ kích thích tinh thần làm việc sáng tạo nhiệt tình của nhân viên.

- Các doanh nghiệp XK cần tham gia bảo hiểm cho hàng hoá xuất khẩu với gía trị lớn để giảm thiểu rủi ro có thể xẩy ra trong qúa trình vận chuyển cũng như tiêu thụ được.

- Để có được sự trợ giúp về vốn từ các ngân hàng yêu cầu quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp là phải giữ uy tín, phải có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ vốn vay ngân hàng theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký kết. Giữ được mối quan hệ tín dụng tốt thì sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng dễ dàng với chi phí hợp lý nhất. Vì vậy các doanh nghiệp khi đến với ngân hàng rất cần sự trung thực và nghiêm túc.

3.3 Một số kiến nghị với Nhà nƣớc, Ngân hàng và doanh nghiệp

3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước:

- Nhà nước cần xây dựng hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động TTQT và kinh doanh tiền tệ và tài trợ xuất khẩu đầy đủ, rõ ràng, đồng bộ, minh bạch, phù hợp với các thông lệ quốc tế, đăc biệt là không vi phạm các nguyên tắc của WTO.

- Ban hành hệ thống pháp luật đầy đủ, rõ ràng, đồng bộ, minh bạch, phù hợp với các nội dung mà Việt Nam cam kết trong Hiệp định thương mại để tạo hành lang pháp lý, giúp các ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả, an toàn, coi trọng các quan hệ kinh tế, dân sự giữa ngân hàng và khách hàng.

- Ban hành các chính sách và có cơ chế thích hợp thực hiện các cam kết về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng, nhất là lộ trình thực hiện AFTA, WTO, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ.

- Ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các ngân hàng thực hiện hiện đại hoá công nghệ ngân hàng một cách đồng bộ từ mô hình tổ chức, danh mục sản phẩm dịch vụ, và cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ.

- Xây dựng các biện pháp xúc tiến xuất khẩu bằng cách khắc phục những khó khăn về thanh khoản của nhà xuất khẩu, giảm bớt thủ tục hành chính đối với nhà xuất khẩu, củng cố các thị trường truyền thống, tìm kiến thị trường mới tiềm năng.

- Nhà nước cần có những chính sách hợp lý để vận hành tốt thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, tiến tới thành lập các thị thị trường hối đoái ở Việt Nam. Thị trường

ngoại tệ liên ngân hàng là thị trường trao đổi, cung cấp ngoại tệ nhằm giải quyết các mối quan hệ về ngoại tệ giữa các ngân hàng với nhau. Việc hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, đặc biệt là các qui định, cơ chế chính sách đối với các hoạt động phái sinh là một trong những điều kiện quan trọng để các ngân hàng thương mại mở rộng nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và tạo điều kiện phục vụ cho hoạt động tài trợ xuất khẩu được thực hiện tốt.

- Các cơ quan chức năng cần quản lý tốt thị trường ngoại hối, đặc biệt là thị trường ngoại tệ phi chính thức, chính các thị trường này đã tạo nên những yếu tố tâm lý đối với người dân trong việc lựa chọn đồng tiền cất trữ, nhiều khi tạo ra cung cầu ảo, bóp méo tỷ giá thực, làm không ít người dân đã mất tiền của vì những tin đồn, và cũng không ít đối tượng đầu cơ đã kiếm lời từ biến động của thị trường.

- Khi Nhà nước cho phép người dân cất trữ, cho tặng, thừa kế bằng ngoại tệ thì phải có một kênh chính thức cung cấp ngoại tệ với những điều kiện nhất định, tránh tình trạng nguời dân phải đi mua ngoại tệ trên các thị trường không chính thức như tại các hiệu vàng, các Nhà hàng, khách sạn....

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước.

Một là: Trên cơ sở hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước ban hành, Ngân

hàng Nhà nước cần có các văn bản dưới luật hướng dẫn các hoạt động cho vay tài trợ xuất khẩu, chiết khấu bộ chứng từ XK, chiết khấu hối phiếu trả ngay và trả chậm theo L/C, thanh toán quốc tế và các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ. Cần có văn bản quy định quan hệ pháp lý giữa giao dịch hợp đồng ngoại thương của nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu với giao dịch tín dụng chứng từ giữa các ngân hàng. Mối quan hệ về nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu và các ngân hàng khi tham gia sử dụng L/C cần phải được hợp lý hoá trên cơ sở luật quốc gia.

- Trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế, các NHTM đã và đang vận dụng các thông lệ quốc tế không chỉ trong lĩnh vực ngân hàng mà còn trong các lĩnh vực khác như vận tải, bảo hiểm… nhằm bảo vệ quyền lợi của mình. Tuy nhiên biện pháp tự bảo vệ này có hiệu quả như thế nào còn tuỳ thuộc vào các quy định trong nước. Một ví dụ cụ thể là khi phát hành L/C bằng vốn vay hoặc vốn tự có ký quỹ dưới 100%,

các NHTM thường yêu cầu vận đơn phải được lập theo lệnh của Ngân hàng phát hành theo thông lệ quốc tế về vận tải, vận đơn đó cho phép ngân hàng được quyền nhận hàng hoặc bán hàng cho khách hàng khác nếu người mở L/C không đủ khả năng thanh toán hoặc cố tình không thanh toán, để thu hồi khoản tiền phải thanh toán thay cho người thụ hưởng của L/C. Do vậy biện pháp trên của ngân hàng là hoàn toàn cần thiết và hợp lý, theo đúng thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, ở Việt Nam, rất nhiều trường hợp Hải quan không cho phép Ngân hàng nhận hàng của người đề nghị mở L/C. Như vậy, việc áp dụng thông lệ quốc tế tại từng quốc gia còn phụ thuộc vào luật pháp quốc gia.

- Ngoài ra, ngân hàng Nhà nước còn cần có những quy định cụ thể về các phương thức thanh toán quốc tế hiện đại như Factoring, Forfeịghting, Packing Credit, Bill Purchase … vốn đã rất phổ biến trên thế giới nhưng lại là một dịch vụ mới ở Việt Nam.

Hai là: Xây dựng cơ chế điều hành các hoạt động kinh doanh ngoại hối thích

hợp để tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh ngoại tệ có hiệu quả trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

- Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện ngay các biện pháp hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng để làm cơ sở cho việc hình thành thi trường hối đoái hoàn chỉnh ở Việt Nam sau này, cụ thể

- Đa dạng hoá các loại ngoại tệ, các phương tiện thanh toán quốc tế được mua bán trên thị trường.

- Đa dạng hoa các hình thức giao dịch mua bán ngoại tệ như mua bán giao ngay (Spot), mua bán có kỳ hạn (Forward), mua bán quyền lựa chọn (Option), hoán đổi (Swap)…

- Có qui định cụ thể về điều kiện cấp phép cho các NHTM được thực hiện các nghiệp vụ hoán đổi lãi suất một đồng tiền, hoán đổi tiền tệ chéo...

- Mở rộng đối tượng tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng như Ngân hàng trung ương, các ngân hàng thương mại, những người môi giới… nhằm tạo cho thị trường hoạt động theo đúng qui luật cung cầu, sát thực tế hơn.

Chỉ khi thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường ngoại hối phát triển thì mới đảm bảo có được một tỷ giá linh hoạt, hợp lý, góp phần kích thích kinh tế thị trường phát triển, hạn chế rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp và các ngân hàng tham gia hoạt động thanh toán quốc tế.

Ba là: Xây dựng cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với thực tế. Việc lựa chọn chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết quản lý của nhà nước là hoàn toàn hợp lý, song cần đổi mới cơ chế điều hành tỷ giá theo hướng tự do hoá dần. Việc tự do hoá dần cơ chế điều hành tỷ giá cần có bước đi hợp lý. Trước mắt, trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng chưa ổn định, thị trường ngoại hối đang hoàn thiện, vẫn cần có sự điều hành tỷ giá của ngân hàng nhà nước thông qua việc điều chỉnh các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá, cụ thể là:

- Cần theo dõi, phân tích diễn biến thị trường tài chính quóc tế một cách liên tục, có hệ thống.

- Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao dự trữ ngoại tệ của nhà nước tương ứng với nhịp độ phát triển của kim ngạch xuất nhập khẩu

- Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh hối đoái của các ngân hàng thương mại. Tiếp tục xây dựng phương pháp tỷ giá theo rổ tiền tệ.

- Xác định cơ cấu dự trự ngoại tệ hợp lý trên cơ sở đa dạng hoá rổ ngọại tệ mạnh, không nên neo giữ đồng VN vào USD. Khuyến khích các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đa dạng hoá cơ cấu tiền tệ trong giao dịch thương mại.

Bốn là: Tăng cường chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước. (CIC)

Thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước Việt nam đã góp phần tích cực vào công tác quản lý Nhà nước, đảm bảo an toàn về lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và thanh toán quốc tế. Việc thu thập, phân tích, xử lý kịp thời, chính xác các thông tin về tình hình tài chính, quan hệ tín dụng, khả năng thanh toán, tư cách pháp nhân của các doanh nghiệp trong và ngoài nước là vô cùng quan trọng trước khi ngân hàng quyết định mở L/C, xác nhận L/C, chiết khấu chứng từ… Tuy nhiên, thông tin do CIC cung cấp hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế vì lượng thông tin còn quá ít,

và chưa kịp thời. Vì vậy để công tác thông tin phòng ngừa rủi ro đạt hiệu quả cao cần thực hiện một số vấn đề sau:

- Tăng cường trang bị các phương tiện thông tin hiện đại cho trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước để có điều kiện thu thập, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời. Hiện đại hoá các quy trình nghiệp vụ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và Internet.

- Xây dựng cơ chế khuyến khích và bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng về việc cung cấp thường xuyên các thông tin về dư nợ của các doanh nghiệp tại tổ chức tín dụng.

- Xây dựng cơ chế đề nghị và cung cấp thông tin cho các tổ chức tín dụng trong trường hợp cần thiết.

Năm là: Các văn bản hướng dẫn cần được ban hành kịp thời, cụ thể rõ ràng, tránh tình trạng hướng dẫn chung chung, hoặc có thể hiểu theo nhiều cách, dẫn đến tình trạng khó thực hiện, hoặc cấp thực hiện có thể lợi dụng những kẽ hở những điểm không rõ ràng trong chỉ đạo điều hành để lách các điều cấm, nhằm kiếm lời.

3.3.3 Kiến nghị với các doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu

Để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ XK tại các NHTM thì vai trò của chính các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XK có tính quyết định rất lớn. Chính các DN này sẽ tạo lên các quan hệ tín dụng có lành mạnh hay không. Vì vậy ngoài kiến nghị lên các cơ quan quản lý vĩ mô thì sự phối hợp đưa kiến nghị tới các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh XNK là hết sức cần thiết để tạo lên sự đồng bộ, nhịp nhàng trong tất cả các công việc. Trước hết:

- Các doanh nghiệp phải tự mình đổi mới chính mình để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, phải khai thác tối đa nguồn vốn tự lực của mình và huy động các nguồn vốn khác phục vụ cho các phương án sản xuất kinh doanh với các yêu cầu tiết kiệm, đúng mục đích, đúng đối tượng và sử dụng vốn có hiệu quả.

- Vấn đề đầu tiên và cơ bản nhất đối với doanh nghiệp là tìm giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động. Hiệu qủa hoạt động của doanh nghiệp không đơn thuần chỉ là hiệu quả kinh tế mang lại, mà đối với các doanh nghiệp XNK nói riêng cần phải

xét tới khía cạnh tiếp cận thị trường quốc tế và thực tiễn kinh doanh quốc tế trong

Một phần của tài liệu Hoạt động hỗ trợ xuất khẩu tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)